CTTĐT - Chủ trương của Đảng và Nhà nước là đẩy mạnh xuất khẩu lao động, không chỉ coi đây là kênh giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo mà còn là chiến lược thúc đẩy việc làm bền vững, qua đó huy động nguồn lực cho phát triển kinh tế. Để nâng cao chất lượng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, đảm bảo số lượng và chất lượng người lao động ra nước ngoài làm việc ngày càng tăng, tới đây Bộ LĐ-TBXH sẽ quyết liệt triển khai các biện pháp cải tổ xuất khẩu lao động.
Người lao động được học Luật và các chính sách xuất khẩu lao động của Nhà nước trước khi đi học tập và làm việc tại nước ngoài.
Hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đã đạt được những kết quả nhất định, số lượng đưa đi tăng dần theo hàng năm, chất lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài không ngừng được nâng cao, hoạt động của doanh nghiệp dần đi vào nề nếp. Trong 3 năm 2014 -2016, tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài trong giai đoạn này xấp xỉ 350.000 người. Riêng trong năm 2016 có trên 126.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó Đài Loan trên 68.000 lao động, Nhật Bản gần 40.000, Hàn Quốc trên 8.000 và Ả rập Xê út có trên 4.000 lao động.
Tính đến hết tháng 12/2016, toàn quốc có 277 doanh nghiệp có giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (trong đó có 15 doanh nghiệp nhà nước, 207 công ty cổ phần và 55 công ty TNHH). Sau khi cấp giấy phép, phần lớn các doanh nghiệp đã tổ chức bộ máy hoạt động theo quy định của Luật. Số lượng cán bộ chuyên trách của các doanh nghiệp luôn đảm bảo lớn hơn số quy định, có trình độ chuyên môn và ngoại ngữ, người lãnh đạo điều hành có kinh nghiệm. Phần lớn các doanh nghiệp dịch vụ sau khi được cấp giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đều đầu tư cho hoạt động này thông qua đầu tư cho cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo, nâng cao trình độ ngoại ngữ và chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, đẩy mạnh công tác mở rộng thị trường lao động. Các doanh nghiệp dịch vụ cũng đã coi trọng công tác tuyển chọn, quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài. Với sự đầu tư bài bản, nhiều doanh nghiệp đã đưa được số lượng lớn lao động đi làm việc ở nước ngoài, từ năm 2010 đến nay trung bình mỗi năm có khoảng 20 doanh nghiệp đưa được trên 1.000 lao động ra nước ngoài làm việc.
Bộ LĐ-TBXH đặt mục tiêu từ năm 2017-2020, hằng năm đưa đi được từ 100.000-120.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó có khoảng 80% lao động được đào tạo.
Để nâng chất lượng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, Bộ LĐ-TBXH sẽ thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ. Theo đó, Bộ sẽ xây dựng những quy định và điều kiện chặt chẽ hơn nữa để chỉ những doanh nghiệp thực sự đáp ứng đủ và bảo đảm duy trì các điều kiện theo quy định của pháp luật mới được tham gia hoạt động đưa người đi làm việc ở nước ngoài. Đối với công tác quản lý nhà nước, nâng cao điều kiện được xem xét cấp phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đối với các doanh nghiệp nhằm đảm bảo chỉ các doanh nghiệp thực sự có năng lực, có khả năng mới được phép hoạt động trong lĩnh vực này. Đối với những giấy phép, quy định, thủ tục về phía đối tác, quy định thấy dườm già, bất hợp lý thì kiên quyết đàm phán để loại bỏ. Bên cạnh đó, có phương án nhằm nâng cao chất lượng, cũng như trách nhiệm ràng buộc của người lao động. Nâng cao ý thức chấp hành quy định của pháp luật khi đi làm việc ở nước ngoài; về nước sau khi kết thúc hợp đồng với người sử dụng lao động, không ở lại làm việc bất hợp pháp…
Trong thời gian tới, Bộ cũng sẽ xử lý nghiêm các doanh nghiệp dịch vụ có vi phạm quy định của pháp luật và các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả. Trong năm 2017, các cuộc thanh tra chuyên đề sẽ tập trung vào việc tổ chức bộ máy hoạt động của doanh nghiệp, công tác tuyển chọn, bồi dưỡng kiến thức cần thiết và công tác thu phí./.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Chủ trương của Đảng và Nhà nước là đẩy mạnh xuất khẩu lao động, không chỉ coi đây là kênh giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo mà còn là chiến lược thúc đẩy việc làm bền vững, qua đó huy động nguồn lực cho phát triển kinh tế. Để nâng cao chất lượng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, đảm bảo số lượng và chất lượng người lao động ra nước ngoài làm việc ngày càng tăng, tới đây Bộ LĐ-TBXH sẽ quyết liệt triển khai các biện pháp cải tổ xuất khẩu lao động.Hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đã đạt được những kết quả nhất định, số lượng đưa đi tăng dần theo hàng năm, chất lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài không ngừng được nâng cao, hoạt động của doanh nghiệp dần đi vào nề nếp. Trong 3 năm 2014 -2016, tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài trong giai đoạn này xấp xỉ 350.000 người. Riêng trong năm 2016 có trên 126.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó Đài Loan trên 68.000 lao động, Nhật Bản gần 40.000, Hàn Quốc trên 8.000 và Ả rập Xê út có trên 4.000 lao động.
Tính đến hết tháng 12/2016, toàn quốc có 277 doanh nghiệp có giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (trong đó có 15 doanh nghiệp nhà nước, 207 công ty cổ phần và 55 công ty TNHH). Sau khi cấp giấy phép, phần lớn các doanh nghiệp đã tổ chức bộ máy hoạt động theo quy định của Luật. Số lượng cán bộ chuyên trách của các doanh nghiệp luôn đảm bảo lớn hơn số quy định, có trình độ chuyên môn và ngoại ngữ, người lãnh đạo điều hành có kinh nghiệm. Phần lớn các doanh nghiệp dịch vụ sau khi được cấp giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đều đầu tư cho hoạt động này thông qua đầu tư cho cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo, nâng cao trình độ ngoại ngữ và chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, đẩy mạnh công tác mở rộng thị trường lao động. Các doanh nghiệp dịch vụ cũng đã coi trọng công tác tuyển chọn, quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài. Với sự đầu tư bài bản, nhiều doanh nghiệp đã đưa được số lượng lớn lao động đi làm việc ở nước ngoài, từ năm 2010 đến nay trung bình mỗi năm có khoảng 20 doanh nghiệp đưa được trên 1.000 lao động ra nước ngoài làm việc.
Bộ LĐ-TBXH đặt mục tiêu từ năm 2017-2020, hằng năm đưa đi được từ 100.000-120.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó có khoảng 80% lao động được đào tạo.
Để nâng chất lượng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, Bộ LĐ-TBXH sẽ thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ. Theo đó, Bộ sẽ xây dựng những quy định và điều kiện chặt chẽ hơn nữa để chỉ những doanh nghiệp thực sự đáp ứng đủ và bảo đảm duy trì các điều kiện theo quy định của pháp luật mới được tham gia hoạt động đưa người đi làm việc ở nước ngoài. Đối với công tác quản lý nhà nước, nâng cao điều kiện được xem xét cấp phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đối với các doanh nghiệp nhằm đảm bảo chỉ các doanh nghiệp thực sự có năng lực, có khả năng mới được phép hoạt động trong lĩnh vực này. Đối với những giấy phép, quy định, thủ tục về phía đối tác, quy định thấy dườm già, bất hợp lý thì kiên quyết đàm phán để loại bỏ. Bên cạnh đó, có phương án nhằm nâng cao chất lượng, cũng như trách nhiệm ràng buộc của người lao động. Nâng cao ý thức chấp hành quy định của pháp luật khi đi làm việc ở nước ngoài; về nước sau khi kết thúc hợp đồng với người sử dụng lao động, không ở lại làm việc bất hợp pháp…
Trong thời gian tới, Bộ cũng sẽ xử lý nghiêm các doanh nghiệp dịch vụ có vi phạm quy định của pháp luật và các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả. Trong năm 2017, các cuộc thanh tra chuyên đề sẽ tập trung vào việc tổ chức bộ máy hoạt động của doanh nghiệp, công tác tuyển chọn, bồi dưỡng kiến thức cần thiết và công tác thu phí./.