Hiện nay tình trạng tội phạm mua bán người ở nước ta diễn ra ngày càng phức tạp, nghiêm trọng và có xu hướng gia tăng, với thủ đoạn của bọn tội phạm ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Phần lớn các vụ mua bán người đều do các đường dây tội phạm thực hiện, có kết cấu chặt chẽ giữa các đối tượng trong nước và ngoài nước, với nhiều thủ đoạn hứa hẹn việc làm, môi giới hôn nhân, cho nhận con nuôi. Chúng thường lên mạng Internet để làm quen, rồi dụ dỗ các bé gái và chị em ở nông thôn có nhu cầu việc làm theo chúng lên biên giới tìm việc, hoặc vờ yêu đương rồi bán cho bọn "Mua bán người". Thậm chí, ngay cả người nhà cũng lừa nhau đem bán ra nước ngoài. Nhiều trường hợp bạn bè chơi với nhau hàng ngày, nhưng khi cần tiền để chơi bời chúng sẵn sàng dụ dỗ, đem bán cho kẻ xấu…
Học sinh trường THPT Trần Phú, huyện Văn Yên tham gia giao lưu trả lời những câu hỏi về vấn nạn mua bán người
Do đó nguy cơ tiềm ẩn tội phạm mua bán người hoạt động ngày càng gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Hậu quả của tội phạm mua bán người:
Đối với nạn nhân:
- Bị bóc lột sức lao động, cưỡng bức lao động trong điều kiện khắc nghiệt, nguy hiểm.
- Bị lạm dụng tình dục, bạo hành, mua bán nội tạng.
- Mất tự do, bị tước đoạt quyền con người cơ bản.
- Gây tổn thương tâm lý nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất suốt đời.
Đối với gia đình:
- Gây đau khổ, lo lắng, mất mát tinh thần cho người thân.
- Gây gánh nặng tài chính cho gia đình.
Đối với xã hội:
- Gây mất an ninh trật tự, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Gây tổn hại đến uy tín của quốc gia trên trường quốc tế.
Xác định được nguyên nhân, hậu quả tình trạng mua bán người là do siêu lợi nhuận, mất cân bằng về giới, khó khăn về kinh tế, thất nghiệp, thiếu việc làm, thông thoáng trong xuất nhập cảnh, mất cảnh giác, nhẹ dạ cả tin của người dân, công tác truyền thông, đấu tranh trấn áp tội phạm mua bán người chưa đủ mạnh; hệ thống chính sách pháp luật và hợp tác quốc tế chưa hoàn thiện, thiếu nguồn lực, ngày 10/5/2016 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 793/QĐ - TTg lấy ngày 30/7 hàng năm là “ Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người”, với mục tiêu huy động mọi nguồn lực, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia phòng ngừa, ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi tội phạm mua bán người trên phạm vi toàn quốc. Để công tác phòng chống tội phạm mua bán người thực sự đi vào cuộc sống, phát huy tác dụng trong cộng đồng, mọi người cần xác định“phòng chống mua bán người là trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội”.
Mỗi cá nhân cần:
- Nâng cao nhận thức về tệ nạn mua bán người, hiểu rõ hậu quả và tác hại của nó.
- Luôn cảnh giác, không nhẹ dạ tin người, không đi theo người lạ, không tự ý đi đến những nơi nguy hiểm.
- Trang bị cho bản thân kiến thức, kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ.
- Chia sẻ thông tin, tuyên truyền cho người thân, bạn bè và cộng đồng về tệ nạn mua bán người.
- Báo cáo ngay cho cơ quan chức năng khi phát hiện dấu hiệu của tệ nạn mua bán người.
Mỗi gia đình cần:
- Quan tâm, giáo dục con em mình về tệ nạn mua bán người, trang bị cho các em kiến thức, kỹ năng phòng tránh.
- Giữ gìn mối quan hệ gắn bó, thường xuyên quan tâm, chia sẻ với con em mình.
- Quản lý chặt chẽ con em mình khi đi ra ngoài, đặc biệt là khi đi đến những nơi xa lạ, những khu vực giáp biên.
- Tạo môi trường sống an toàn, lành mạnh cho con em mình.
Chính quyền địa phương cần:
- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm mua bán người cho mọi người dân.
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để ngăn chặn, phát hiện và xử lý các hành vi mua bán người.
- Hỗ trợ, giúp đỡ các nạn nhân của tệ nạn mua bán người tái hòa nhập cộng đồng.
Hãy cùng nhau tích cực phòng, chống mua bán người vì sự an toàn của mỗi người và gia đình.
Hiện nay tình trạng tội phạm mua bán người ở nước ta diễn ra ngày càng phức tạp, nghiêm trọng và có xu hướng gia tăng, với thủ đoạn của bọn tội phạm ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Phần lớn các vụ mua bán người đều do các đường dây tội phạm thực hiện, có kết cấu chặt chẽ giữa các đối tượng trong nước và ngoài nước, với nhiều thủ đoạn hứa hẹn việc làm, môi giới hôn nhân, cho nhận con nuôi. Chúng thường lên mạng Internet để làm quen, rồi dụ dỗ các bé gái và chị em ở nông thôn có nhu cầu việc làm theo chúng lên biên giới tìm việc, hoặc vờ yêu đương rồi bán cho bọn "Mua bán người". Thậm chí, ngay cả người nhà cũng lừa nhau đem bán ra nước ngoài. Nhiều trường hợp bạn bè chơi với nhau hàng ngày, nhưng khi cần tiền để chơi bời chúng sẵn sàng dụ dỗ, đem bán cho kẻ xấu… Do đó nguy cơ tiềm ẩn tội phạm mua bán người hoạt động ngày càng gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Hậu quả của tội phạm mua bán người:
Đối với nạn nhân:
- Bị bóc lột sức lao động, cưỡng bức lao động trong điều kiện khắc nghiệt, nguy hiểm.
- Bị lạm dụng tình dục, bạo hành, mua bán nội tạng.
- Mất tự do, bị tước đoạt quyền con người cơ bản.
- Gây tổn thương tâm lý nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất suốt đời.
Đối với gia đình:
- Gây đau khổ, lo lắng, mất mát tinh thần cho người thân.
- Gây gánh nặng tài chính cho gia đình.
Đối với xã hội:
- Gây mất an ninh trật tự, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Gây tổn hại đến uy tín của quốc gia trên trường quốc tế.
Xác định được nguyên nhân, hậu quả tình trạng mua bán người là do siêu lợi nhuận, mất cân bằng về giới, khó khăn về kinh tế, thất nghiệp, thiếu việc làm, thông thoáng trong xuất nhập cảnh, mất cảnh giác, nhẹ dạ cả tin của người dân, công tác truyền thông, đấu tranh trấn áp tội phạm mua bán người chưa đủ mạnh; hệ thống chính sách pháp luật và hợp tác quốc tế chưa hoàn thiện, thiếu nguồn lực, ngày 10/5/2016 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 793/QĐ - TTg lấy ngày 30/7 hàng năm là “ Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người”, với mục tiêu huy động mọi nguồn lực, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia phòng ngừa, ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi tội phạm mua bán người trên phạm vi toàn quốc. Để công tác phòng chống tội phạm mua bán người thực sự đi vào cuộc sống, phát huy tác dụng trong cộng đồng, mọi người cần xác định“phòng chống mua bán người là trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội”.
Mỗi cá nhân cần:
- Nâng cao nhận thức về tệ nạn mua bán người, hiểu rõ hậu quả và tác hại của nó.
- Luôn cảnh giác, không nhẹ dạ tin người, không đi theo người lạ, không tự ý đi đến những nơi nguy hiểm.
- Trang bị cho bản thân kiến thức, kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ.
- Chia sẻ thông tin, tuyên truyền cho người thân, bạn bè và cộng đồng về tệ nạn mua bán người.
- Báo cáo ngay cho cơ quan chức năng khi phát hiện dấu hiệu của tệ nạn mua bán người.
Mỗi gia đình cần:
- Quan tâm, giáo dục con em mình về tệ nạn mua bán người, trang bị cho các em kiến thức, kỹ năng phòng tránh.
- Giữ gìn mối quan hệ gắn bó, thường xuyên quan tâm, chia sẻ với con em mình.
- Quản lý chặt chẽ con em mình khi đi ra ngoài, đặc biệt là khi đi đến những nơi xa lạ, những khu vực giáp biên.
- Tạo môi trường sống an toàn, lành mạnh cho con em mình.
Chính quyền địa phương cần:
- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm mua bán người cho mọi người dân.
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để ngăn chặn, phát hiện và xử lý các hành vi mua bán người.
- Hỗ trợ, giúp đỡ các nạn nhân của tệ nạn mua bán người tái hòa nhập cộng đồng.
Hãy cùng nhau tích cực phòng, chống mua bán người vì sự an toàn của mỗi người và gia đình.
Các bài khác
- Quy định, chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11/2024
- Tập huấn công tác tái hòa nhập cộng đồng tại Lục Yên
- Khởi tố vụ án hình sự bắt, giữ người trái pháp luật tại huyện Mù Cang Chải
- Tọa đàm sơ kết đánh giá kết quả hoạt động năm 2024 và Hội thảo tư vấn, hướng dẫn Sổ tay tài trợ phụ, thuộc Dự án “Tăng cường trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng yếu thế”
- Tập huấn Công tác tái hòa nhập cộng đồng năm 2024 tại huyện Yên Bình
- Bổ sung một số nội dung về phòng ngừa mua bán người và phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người
- Một số điểm mới và nội dung sửa đổi, bổ sung trong dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi)
- Hỗ trợ nạn nhân bị buôn bán xây dựng cuộc sống mới
- Nạn nhân của mua bán người là dân tộc Kinh chiếm tới 68%
- Ngành Giáo dục và Đào tạo thực hiện các biện pháp ngòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm, phòng chống mua bán người