Đây là mục tiêu của tỉnh trong kế hoạch đào tạo nghề, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp tỉnh Yên Bái, năm 2019.
Phấn đấu năm 2019, toàn tỉnh chuyển dịch được khoảng 5.300 lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp
Cụ thể, trong năm 2019, toàn tỉnh phấn đấu tuyển mới đào tạo 31.000 người (trong đó: cao đẳng 2.100 người, trung cấp 2.900 người, sơ cấp 7.000 người, đào tạo dưới 3 tháng 18.000 người; lĩnh vực giáo dục đào tạo 1.000 người); nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của toàn tỉnh hết năm 2019 đạt 60%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo 3 tháng trở lên có văn bằng, chứng chỉ công nhận đào tạo đạt 29,4%; giải quyết việc làm cho trên 20.000 lao động.
Chuyển dịch 2% lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp (tương đương khoảng 5.300 lao động), phấn đấu hết năm 2019, tỷ lệ lao động nông nghiệp toàn tỉnh còn khoảng 62,8% lao động tham gia hoạt động kinh tế.
Để đạt được mục tiêu trên, trong năm 2019, tỉnh đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về giáo dục nghề nghiệp bằng nhiều hình thức phù hợp nhằm nâng cao trách nhiệm phối hợp của các cấp, ngành, địa phương trong việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp; nâng cao nhận thức của người lao động về học nghề, việc làm; huy động sự tham gia của các doanh nghiệp trong việc đào tạo nghề, tuyển dụng lao động trên địa bàn tỉnh.
Tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) tham gia học nghề ở các cấp trình độ theo mục tiêu phân luồng của tỉnh; khảo sát xác định nhu cầu học nghề của học sinh sau khi tốt nghiệp THCS, THPT; đồng thời đẩy mạnh tư vấn hướng nghiệp trong các trường phổ thông, tổ chức tư vấn hướng nghiệp, học nghề, việc làm tại các trường THCS, THPT trên địa bàn tỉnh. Tổ chức Ngày hội “Tư vấn tuyển sinh, học nghề, việc làm” cho đối tượng chủ yếu là học sinh tốt nghiệp THCS, THPT nhằm đẩy mạnh phân luồng và thu hút học sinh tốt nghiệp THCS, THPT tham gia học nghề hoặc tham gia thị trường lao động. Cập nhật, cung cấp theo định kỳ thông tin thị trường lao động để các ngành, địa phương, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trung tâm dịch vụ việc làm, người lao động có đầy đủ thông tin phục vụ việc cung ứng nhân lực, tìm kiếm việc làm, tuyển dụng lao động, đào tạo lao động.
Đẩy mạnh tuyển sinh đào tạo nghề, chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao, đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, gắn kết chặt chẽ giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp và thị trường lao động. Tăng cường gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp, đẩy mạnh đào tạo nghề theo nhu cầu, theo đơn đặt hàng, theo địa chỉ sử dụng của doanh nghiệp. Đẩy mạnh tuyển sinh đào tạo gắn với xuất khẩu lao động, liên kết với doanh nghiệp, tập đoàn lớn tham gia vào quá trình đào tạo lao động. Năm 2019, mỗi cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập ký kết hợp đồng đào tạo được với ít nhất 3-5 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh để đào tạo và cung ứng nhân lực theo nhu cầu sử dụng, gắn với giải quyết việc làm đầu ra cho người học nghề.
Đẩy mạnh các loại hình đào tạo liên thông, liên kết đào tạo giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong và ngoài tỉnh ở các cấp trình độ, tăng cường tuyển sinh dạy nghề xã hội hóa, thu hút các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề gắn với tuyển dụng lao động vào làm việc. Rà soát, cập nhật hiện trạng lao động và nhu cầu sử dụng lao động, nhu cầu đào tạo lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để tổ chức đào tạo và cung ứng nhân lực theo nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp. Cập nhật, bổ sung về lao động qua đào tạo đang làm việc tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn bàn tỉnh.
Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao đặc biệt ở ngành nghề trọng điểm đạt chuẩn cấp quốc gia, Asean, quốc tế, những ngành nghề tỉnh đang có nhu cầu sử dụng như nhóm ngành công nghiệp chế biến, du lịch, dịch vụ... Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn; chú trọng đào tạo các nghề phi nông nghiệp (đạt 40% trở lên), gắn đào tạo nghề cho lao động nông thôn với nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp, định hướng phát triển công nghiệp, dịch vụ, định hướng phát triển du lịch của tỉnh, cung ứng nhân lực theo nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp.
Tiếp tục đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề và đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhằm đảm bảo nâng cao quy mô và chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu của trường chất lượng cao và các nghề trọng điểm cấp quốc tế, Asean, quốc gia. Tổ chức Hội thi tay nghề học sinh, sinh viên cấp tỉnh; tham gia Hội thi thiết bị đào tạo tự làm cấp quốc gia nhằm phát triển phong trào thi đua nâng cao chất lượng đào tạo. Thực hiện kiểm định chất lượng, kiểm tra tự đảm bảo chất lượng tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; xếp hạng đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Giải quyết việc làm cho lao động tại các khu công nghiệp, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh; khu công nghiệp, doanh nghiệp ngoài tỉnh và xuất khẩu lao động. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhằm tạo việc làm, phát triển thị trường lao động, chú trọng giải quyết việc làm ở lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp
Tăng cường tổ chức các phiên giao dịch việc làm nhằm kết nối hiệu quả giữa doanh nghiệp, người lao động, trung tâm dịch vụ việc làm trong việc cung ứng nhân lực theo nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, đưa lao động đi làm việc ngoài tỉnh, xuất khẩu lao động. Tổ chức cung ứng lao động cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh, cung ứng lao động đi làm việc ở ngoài tỉnh, xuất khẩu lao động, chú trọng xuất khẩu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, hướng tới các thị trường có thu nhập cao như Nhật Bản, Hàn Quốc… Chỉ đạo các địa phương hỗ trợ, phối hợp trực tiếp các doanh nghiệp tỉnh thu hút đầu tư, các doanh nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh tuyển dụng lao động đáp ứng yêu cầu sử dụng của doanh nghiệp.
Tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển các doanh nghiệp, ngành nghề sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh nhằm thu hút, tạo việc làm cho lao động ở lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ. Tiếp tục thực hiện chính sách thu hút đầu tư của tỉnh, chú trọng thu hút đầu tư đối với ngành du lịch, dịch vụ và các ngành công nghiệp chế biến, gắn với việc sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh. Thực hiện liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh với các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty lớn, gắn với việc sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh. Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, thu hút lao động từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ gắn với phương án tuyển dụng, sử dụng lao động qua đào tạo. Đầu tư phát triển nông thôn, phát triển ngành nghề sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm ở nông thôn gắn với yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp, giảm tỷ lệ lao động làm việc trong nông nghiệp.
Thành lập các Đoàn kiểm tra, giám sát tình hình triển khai thực hiện Đề án chuyển dịch cơ cấu lao động.
Đây là mục tiêu của tỉnh trong kế hoạch đào tạo nghề, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp tỉnh Yên Bái, năm 2019.Cụ thể, trong năm 2019, toàn tỉnh phấn đấu tuyển mới đào tạo 31.000 người (trong đó: cao đẳng 2.100 người, trung cấp 2.900 người, sơ cấp 7.000 người, đào tạo dưới 3 tháng 18.000 người; lĩnh vực giáo dục đào tạo 1.000 người); nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của toàn tỉnh hết năm 2019 đạt 60%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo 3 tháng trở lên có văn bằng, chứng chỉ công nhận đào tạo đạt 29,4%; giải quyết việc làm cho trên 20.000 lao động.
Chuyển dịch 2% lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp (tương đương khoảng 5.300 lao động), phấn đấu hết năm 2019, tỷ lệ lao động nông nghiệp toàn tỉnh còn khoảng 62,8% lao động tham gia hoạt động kinh tế.
Để đạt được mục tiêu trên, trong năm 2019, tỉnh đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về giáo dục nghề nghiệp bằng nhiều hình thức phù hợp nhằm nâng cao trách nhiệm phối hợp của các cấp, ngành, địa phương trong việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp; nâng cao nhận thức của người lao động về học nghề, việc làm; huy động sự tham gia của các doanh nghiệp trong việc đào tạo nghề, tuyển dụng lao động trên địa bàn tỉnh.
Tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) tham gia học nghề ở các cấp trình độ theo mục tiêu phân luồng của tỉnh; khảo sát xác định nhu cầu học nghề của học sinh sau khi tốt nghiệp THCS, THPT; đồng thời đẩy mạnh tư vấn hướng nghiệp trong các trường phổ thông, tổ chức tư vấn hướng nghiệp, học nghề, việc làm tại các trường THCS, THPT trên địa bàn tỉnh. Tổ chức Ngày hội “Tư vấn tuyển sinh, học nghề, việc làm” cho đối tượng chủ yếu là học sinh tốt nghiệp THCS, THPT nhằm đẩy mạnh phân luồng và thu hút học sinh tốt nghiệp THCS, THPT tham gia học nghề hoặc tham gia thị trường lao động. Cập nhật, cung cấp theo định kỳ thông tin thị trường lao động để các ngành, địa phương, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trung tâm dịch vụ việc làm, người lao động có đầy đủ thông tin phục vụ việc cung ứng nhân lực, tìm kiếm việc làm, tuyển dụng lao động, đào tạo lao động.
Đẩy mạnh tuyển sinh đào tạo nghề, chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao, đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, gắn kết chặt chẽ giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp và thị trường lao động. Tăng cường gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp, đẩy mạnh đào tạo nghề theo nhu cầu, theo đơn đặt hàng, theo địa chỉ sử dụng của doanh nghiệp. Đẩy mạnh tuyển sinh đào tạo gắn với xuất khẩu lao động, liên kết với doanh nghiệp, tập đoàn lớn tham gia vào quá trình đào tạo lao động. Năm 2019, mỗi cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập ký kết hợp đồng đào tạo được với ít nhất 3-5 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh để đào tạo và cung ứng nhân lực theo nhu cầu sử dụng, gắn với giải quyết việc làm đầu ra cho người học nghề.
Đẩy mạnh các loại hình đào tạo liên thông, liên kết đào tạo giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong và ngoài tỉnh ở các cấp trình độ, tăng cường tuyển sinh dạy nghề xã hội hóa, thu hút các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề gắn với tuyển dụng lao động vào làm việc. Rà soát, cập nhật hiện trạng lao động và nhu cầu sử dụng lao động, nhu cầu đào tạo lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để tổ chức đào tạo và cung ứng nhân lực theo nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp. Cập nhật, bổ sung về lao động qua đào tạo đang làm việc tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn bàn tỉnh.
Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao đặc biệt ở ngành nghề trọng điểm đạt chuẩn cấp quốc gia, Asean, quốc tế, những ngành nghề tỉnh đang có nhu cầu sử dụng như nhóm ngành công nghiệp chế biến, du lịch, dịch vụ... Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn; chú trọng đào tạo các nghề phi nông nghiệp (đạt 40% trở lên), gắn đào tạo nghề cho lao động nông thôn với nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp, định hướng phát triển công nghiệp, dịch vụ, định hướng phát triển du lịch của tỉnh, cung ứng nhân lực theo nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp.
Tiếp tục đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề và đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhằm đảm bảo nâng cao quy mô và chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu của trường chất lượng cao và các nghề trọng điểm cấp quốc tế, Asean, quốc gia. Tổ chức Hội thi tay nghề học sinh, sinh viên cấp tỉnh; tham gia Hội thi thiết bị đào tạo tự làm cấp quốc gia nhằm phát triển phong trào thi đua nâng cao chất lượng đào tạo. Thực hiện kiểm định chất lượng, kiểm tra tự đảm bảo chất lượng tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; xếp hạng đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Giải quyết việc làm cho lao động tại các khu công nghiệp, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh; khu công nghiệp, doanh nghiệp ngoài tỉnh và xuất khẩu lao động. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhằm tạo việc làm, phát triển thị trường lao động, chú trọng giải quyết việc làm ở lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp
Tăng cường tổ chức các phiên giao dịch việc làm nhằm kết nối hiệu quả giữa doanh nghiệp, người lao động, trung tâm dịch vụ việc làm trong việc cung ứng nhân lực theo nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, đưa lao động đi làm việc ngoài tỉnh, xuất khẩu lao động. Tổ chức cung ứng lao động cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh, cung ứng lao động đi làm việc ở ngoài tỉnh, xuất khẩu lao động, chú trọng xuất khẩu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, hướng tới các thị trường có thu nhập cao như Nhật Bản, Hàn Quốc… Chỉ đạo các địa phương hỗ trợ, phối hợp trực tiếp các doanh nghiệp tỉnh thu hút đầu tư, các doanh nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh tuyển dụng lao động đáp ứng yêu cầu sử dụng của doanh nghiệp.
Tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển các doanh nghiệp, ngành nghề sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh nhằm thu hút, tạo việc làm cho lao động ở lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ. Tiếp tục thực hiện chính sách thu hút đầu tư của tỉnh, chú trọng thu hút đầu tư đối với ngành du lịch, dịch vụ và các ngành công nghiệp chế biến, gắn với việc sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh. Thực hiện liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh với các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty lớn, gắn với việc sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh. Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, thu hút lao động từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ gắn với phương án tuyển dụng, sử dụng lao động qua đào tạo. Đầu tư phát triển nông thôn, phát triển ngành nghề sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm ở nông thôn gắn với yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp, giảm tỷ lệ lao động làm việc trong nông nghiệp.
Thành lập các Đoàn kiểm tra, giám sát tình hình triển khai thực hiện Đề án chuyển dịch cơ cấu lao động.