Hiện nay, tình hình tội phạm mua bán người đã và đang là vấn đề nóng bỏng, nhức nhối, không chỉ ở Việt Nam mà trên phạm vi toàn thế giới. Thủ đoạn của loại tội phạm này ngày càng tinh vi, phần lớn các vụ mua bán người đều do các tổ chức, đường dây tội phạm thực hiện, có sự cấu kết chặt chẽ giữa các đối tượng trong nước và ngoài nước.
Phấn đấu trong năm 2019, 50% trở lên người dân tại các địa bàn trọng điểm, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em được tiếp cận các thông tin, kiến thức pháp luật về phòng, chống mua bán người, kỹ năng xử lý các tình huống liên quan đến mua bán người (ảnh minh họa)
Những năm qua, tình hình hoạt động tội phạm mua bán người trên thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp với tính chất, phương thức và thủ đoạn ngày càng tinh vi. Thủ đoạn hoạt động phạm tội của các đối tượng chủ yếu là lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin, lối sống ăn chơi đua đòi, hưởng thụ, hoàn cảnh kinh tế khó khăn, nhu cầu tìm việc làm... của các nạn nhân để lừa bán sang Trung Quốc và một số nước khác thông qua các đường mòn, đường tắt ở khu vực biên giới, cửa khẩu. Đặc biệt thời gian gần đây đã xuất hiện cả những vụ mua bán đàn ông, mua bán trẻ sơ sinh, trẻ trong bào thai, mua bán nội tạng... gây bức xúc trong toàn xã hội.
Trước những thủ đoạn nguy hiểm của tội phạm mua, bán người, Trung ương Đảng và Chính phủ đã xây dựng, ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết, chính sách pháp luật thực hiện công tác phòng, chống đấu tranh trấn áp đối với loại tội phạm này, như: Chỉ thị 48-CT/TW ngày 22/11/2010 của Bộ Chính trị (khóa XI) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới”; Chỉ thị 46-CT/TW ngày 22/6/2015 của Bộ Chính trị (khóa XI) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình mới”… đặc biệt là Luật phòng, chống mua bán người được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/3/2011, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2012; ngày 31/12/2015 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2546/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phòng, chống mua bán người (gọi tắt là Chương trình 130/CP) giai đoạn 2016-2020; trọng tâm là tổ chức triển khai thực hiện 05 Đề án gồm: (1) Truyền thông phòng, chống mua bán người, (2) Đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người, (3) Tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán, (4) Hoàn thiện pháp luật và theo dõi thi hành chính sách, pháp luật về phòng, chống mua bán người”, (5) Hợp tác quốc tế về phòng, chống mua bán người. Qua đó góp phần thể chế hóa chủ trương của Đảng về hoàn thiện pháp luật liên quan đến đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người; tạo cơ sở pháp lý cho việc huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người, đồng thời hỗ trợ giúp đỡ nạn nhân bị mua bán, đáp ứng yêu đấu tranh với tội phạm mua bán người hiện nay.
Đối với tỉnh Yên Bái, những năm qua tình hình tội phạm mua bán người trên địa bàn không có biến động lớn, chưa phát hiện phương thức, thủ đoạn hoạt động mới của tội phạm. Tính từ đầu năm 2016 đến nay, toàn tỉnh xảy ra 21 vụ mua bán người (giảm 11 vụ so với cùng kỳ). Tuy nhiên, tình hình mua bán người trên địa bàn tỉnh vẫn có những diễn biến phức tạp. Tội phạm xảy ra chủ yếu tại địa bàn các huyện vùng cao, vùng đồng bào dân tộc Mông sinh sống.
Nhằm kiềm chế sự gia tăng của loại tội phạm này trên địa bàn, trong Kế hoạch thực hiện chương trình phòng, chống mua bán người năm 2019, Ban Chỉ đạo 138 tỉnh Yên Bái đưa ra mục tiêu thực hiện đồng bộ các giải pháp, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm mua bán người. Tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016 - 2020 và năm 2019. Tập trung nguồn lực thực hiện các biện pháp phòng ngừa mua bán người. Nâng cao nhận thức về phòng, chống mua bán người tới mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, củng cố, mở rộng mạng lưới báo cáo viên, tuyên truyền viên và cộng tác viên về phòng, chống mua bán người.
Tăng cường phát hiện, đấu tranh với các phương thức, thủ đoạn hoạt động phạm tội mới; đẩy mạnh công tác điều tra, truy tố, xét xử nghiêm khắc, kịp thời tội phạm mua bán người; ngăn chặn, kiềm chế sự gia tăng tội phạm mua bán người, kịp thời phối hợp giải cứu, tiếp nhận hồi hương nạn nhân bị mua bán. Tăng cường công tác phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể, trao đổi với các bộ, ngành, địa phương trong công tác phòng, chống mua bán người.
Phấn đấu trong năm 2019, 50% trở lên người dân tại các địa bàn trọng điểm, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em được tiếp cận các thông tin, kiến thức pháp luật về phòng, chống mua bán người, kỹ năng xử lý các tình huống liên quan đến mua bán người; trên 85% xã, phường, thị trấn nhận và triển khai tài liệu hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật, tài liệu truyền thông thay đổi hành vi về phòng, chống mua bán người.
100% tuyến, địa bàn trọng điểm về mua bán người được các cơ quan chức năng áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn; 100% thông tin liên quan mua bán người được cơ quan có thẩm quyền phân loại, xử lý; những vụ việc có dấu hiệu tội phạm mua bán người được xác minh theo quy định của pháp luật; đạt 95% số vụ mua bán người được truy tố, xét xử trên tổng số vụ do Viện Kiểm sát, Tòa án thụ lý; So với năm 2018 tăng ít nhất 2% tỷ lệ khởi tố điều tra các vụ án mua bán người trên tổng số các vụ việc được phát hiện.
100% các trường hợp đã tiếp nhận được tiến hành xác minh, xác định nạn nhân được hưởng các chế độ hỗ trợ theo quy định của pháp luật. 100% nạn nhân và người thân thích có nhu cầu được bảo vệ an toàn theo quy định của pháp luật.100% các văn bản hướng dẫn thực hiện Bộ luật Hình sự; Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), có hiệu lực vào ngày 01/01/2018 phần có liên quan đến tội phạm mua bán người, bảo vệ nạn nhân được triển khai thực hiện; 100% các văn bản pháp luật khác có liên quan đến phòng chống mua bán người được theo dõi, thi hành và đánh giá hiệu quả. 100% số vụ, việc mua bán người có yếu tố nước ngoài được các cơ quan chức năng xem xét, phối hợp đề nghị lực lượng thực thi pháp luật các nước và các tổ chức quốc tế có liên quan để giải quyết.
Ban biên tập (tổng hợp)
Hiện nay, tình hình tội phạm mua bán người đã và đang là vấn đề nóng bỏng, nhức nhối, không chỉ ở Việt Nam mà trên phạm vi toàn thế giới. Thủ đoạn của loại tội phạm này ngày càng tinh vi, phần lớn các vụ mua bán người đều do các tổ chức, đường dây tội phạm thực hiện, có sự cấu kết chặt chẽ giữa các đối tượng trong nước và ngoài nước.Những năm qua, tình hình hoạt động tội phạm mua bán người trên thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp với tính chất, phương thức và thủ đoạn ngày càng tinh vi. Thủ đoạn hoạt động phạm tội của các đối tượng chủ yếu là lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin, lối sống ăn chơi đua đòi, hưởng thụ, hoàn cảnh kinh tế khó khăn, nhu cầu tìm việc làm... của các nạn nhân để lừa bán sang Trung Quốc và một số nước khác thông qua các đường mòn, đường tắt ở khu vực biên giới, cửa khẩu. Đặc biệt thời gian gần đây đã xuất hiện cả những vụ mua bán đàn ông, mua bán trẻ sơ sinh, trẻ trong bào thai, mua bán nội tạng... gây bức xúc trong toàn xã hội.
Trước những thủ đoạn nguy hiểm của tội phạm mua, bán người, Trung ương Đảng và Chính phủ đã xây dựng, ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết, chính sách pháp luật thực hiện công tác phòng, chống đấu tranh trấn áp đối với loại tội phạm này, như: Chỉ thị 48-CT/TW ngày 22/11/2010 của Bộ Chính trị (khóa XI) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới”; Chỉ thị 46-CT/TW ngày 22/6/2015 của Bộ Chính trị (khóa XI) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình mới”… đặc biệt là Luật phòng, chống mua bán người được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/3/2011, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2012; ngày 31/12/2015 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2546/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phòng, chống mua bán người (gọi tắt là Chương trình 130/CP) giai đoạn 2016-2020; trọng tâm là tổ chức triển khai thực hiện 05 Đề án gồm: (1) Truyền thông phòng, chống mua bán người, (2) Đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người, (3) Tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán, (4) Hoàn thiện pháp luật và theo dõi thi hành chính sách, pháp luật về phòng, chống mua bán người”, (5) Hợp tác quốc tế về phòng, chống mua bán người. Qua đó góp phần thể chế hóa chủ trương của Đảng về hoàn thiện pháp luật liên quan đến đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người; tạo cơ sở pháp lý cho việc huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người, đồng thời hỗ trợ giúp đỡ nạn nhân bị mua bán, đáp ứng yêu đấu tranh với tội phạm mua bán người hiện nay.
Đối với tỉnh Yên Bái, những năm qua tình hình tội phạm mua bán người trên địa bàn không có biến động lớn, chưa phát hiện phương thức, thủ đoạn hoạt động mới của tội phạm. Tính từ đầu năm 2016 đến nay, toàn tỉnh xảy ra 21 vụ mua bán người (giảm 11 vụ so với cùng kỳ). Tuy nhiên, tình hình mua bán người trên địa bàn tỉnh vẫn có những diễn biến phức tạp. Tội phạm xảy ra chủ yếu tại địa bàn các huyện vùng cao, vùng đồng bào dân tộc Mông sinh sống.
Nhằm kiềm chế sự gia tăng của loại tội phạm này trên địa bàn, trong Kế hoạch thực hiện chương trình phòng, chống mua bán người năm 2019, Ban Chỉ đạo 138 tỉnh Yên Bái đưa ra mục tiêu thực hiện đồng bộ các giải pháp, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm mua bán người. Tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016 - 2020 và năm 2019. Tập trung nguồn lực thực hiện các biện pháp phòng ngừa mua bán người. Nâng cao nhận thức về phòng, chống mua bán người tới mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, củng cố, mở rộng mạng lưới báo cáo viên, tuyên truyền viên và cộng tác viên về phòng, chống mua bán người.
Tăng cường phát hiện, đấu tranh với các phương thức, thủ đoạn hoạt động phạm tội mới; đẩy mạnh công tác điều tra, truy tố, xét xử nghiêm khắc, kịp thời tội phạm mua bán người; ngăn chặn, kiềm chế sự gia tăng tội phạm mua bán người, kịp thời phối hợp giải cứu, tiếp nhận hồi hương nạn nhân bị mua bán. Tăng cường công tác phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể, trao đổi với các bộ, ngành, địa phương trong công tác phòng, chống mua bán người.
Phấn đấu trong năm 2019, 50% trở lên người dân tại các địa bàn trọng điểm, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em được tiếp cận các thông tin, kiến thức pháp luật về phòng, chống mua bán người, kỹ năng xử lý các tình huống liên quan đến mua bán người; trên 85% xã, phường, thị trấn nhận và triển khai tài liệu hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật, tài liệu truyền thông thay đổi hành vi về phòng, chống mua bán người.
100% tuyến, địa bàn trọng điểm về mua bán người được các cơ quan chức năng áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn; 100% thông tin liên quan mua bán người được cơ quan có thẩm quyền phân loại, xử lý; những vụ việc có dấu hiệu tội phạm mua bán người được xác minh theo quy định của pháp luật; đạt 95% số vụ mua bán người được truy tố, xét xử trên tổng số vụ do Viện Kiểm sát, Tòa án thụ lý; So với năm 2018 tăng ít nhất 2% tỷ lệ khởi tố điều tra các vụ án mua bán người trên tổng số các vụ việc được phát hiện.
100% các trường hợp đã tiếp nhận được tiến hành xác minh, xác định nạn nhân được hưởng các chế độ hỗ trợ theo quy định của pháp luật. 100% nạn nhân và người thân thích có nhu cầu được bảo vệ an toàn theo quy định của pháp luật.100% các văn bản hướng dẫn thực hiện Bộ luật Hình sự; Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), có hiệu lực vào ngày 01/01/2018 phần có liên quan đến tội phạm mua bán người, bảo vệ nạn nhân được triển khai thực hiện; 100% các văn bản pháp luật khác có liên quan đến phòng chống mua bán người được theo dõi, thi hành và đánh giá hiệu quả. 100% số vụ, việc mua bán người có yếu tố nước ngoài được các cơ quan chức năng xem xét, phối hợp đề nghị lực lượng thực thi pháp luật các nước và các tổ chức quốc tế có liên quan để giải quyết.