Hiện nay tội phạm mua bán người xảy ra trên phạm vi 63 tỉnh, thành phố trong cả nước và có nhiều diễn biến phức tạp, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị nhằm đưa ra những giải pháp quyết liệt đấu tranh phòng, chống loại tội phạm nguy hiểm này.
Cần đổi mới công tác giáo dục, truyền thông về tội phạm mua bán người
Theo ghi nhận, hầu hết nạn nhân bị mua bán là phụ nữ, khi bị lừa bán ra nước ngoài, bị cưỡng ép kết hôn làm vợ người dân bản địa và bị bóc lột tình dục (chiếm gần 80%), và cưỡng bức lao động. Theo báo cáo của Bộ Công an, trong 5 năm (2012 - 2017), hơn 3.000 nạn nhân bị mua bán và nghi vấn bị mua bán, trong đó, 90% số nạn nhân bị bán ra nước ngoài. Trong đó, chủ yếu là phụ nữ, trẻ em (chiếm hơn 90%), phần lớn là người dân tộc thiểu số (chiếm hơn 80%), thường tập trung ở những vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, có hoàn cảnh kinh tế khó khăn... Trong số hơn 3.000 nạn nhân mua bán người được phát hiện, số nạn nhân đã trở về là 2.571 người, trong đó, số nạn nhân được trao trả và giải cứu là 1.334 người, số nạn nhân tự trở về là 1.237 người; số nạn nhân chưa trở về là 519 người.
Theo cơ quan cảnh sát điều tra, đối tượng phạm tội chủ yếu là lưu manh chuyên nghiệp, có tiền án, tiền sự về mua bán người, cấu kết với các đối tượng ở vùng sâu, vùng xa, biên giới tạo thành đường dây khép kín để lôi kéo, lừa gạt, đưa nạn nhân ra nước ngoài bán. Lợi dụng chính sách mở cửa của Việt Nam, các đối tượng phạm tội là người nước ngoài đã trá hình vào thăm thân, du lịch, liên kết làm ăn kinh tế để lừa phụ nữ, trẻ em dưới dạng đưa đi làm việc ở nước ngoài, cho nhận con nuôi, kết hôn rồi đưa ra nước ngoài bán.
Những thủ đoạn này ngày càng tinh vi, phức tạp. Trước đây, việc tiếp cận và làm quen với nạn nhân phải diễn ra trực tiếp; thì hiện nay, ngày càng nhiều đối tượng phạm tội thông qua mạng xã hội và điện thoại thông minh để tiếp cận nạn nhân, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với nạn nhân, cho nên công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn của lực lượng chức năng gặp rất nhiều khó khăn. Phần lớn các vụ mua bán người diễn ra ở những vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế kém phát triển, dân trí thấp, có nhiều khó khăn về đường sá và phương tiện đi lại. Do đó, nhiều người dễ dàng bị lợi dụng và tin vào các đối tượng phạm tội, trở thành nạn nhân của tội phạm mua bán người.
Vì vậy, công tác giáo dục, truyền thông về tội phạm mua bán người cần đổi mới về nội dung và hình thức phong phú nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về tội phạm mua bán người; tập trung tuyên truyền sâu rộng đến những đối tượng có nguy cơ cao, những nơi sử dụng nhiều lao động nữ, có nhiều phụ nữ lấy chồng nước ngoài… không để họ trở thành nạn nhân của tội phạm mua bán người. Phát triển mô hình câu lạc bộ thanh thiếu niên di cư an toàn góp phần làm giảm nạn mua bán người thông qua việc nâng cao năng lực cho thanh thiếu niên tự bảo vệ được mình và các bạn cùng trang lứa.
Bên cạnh đó, lực lượng chức năng cần chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, nắm chắc tình hình, nhất là tại các tuyến, địa bàn trọng điểm về mua bán người; rà soát, thống kê các đầu mối, đường dây nghi vấn hoạt động mua bán người để tập trung xác minh, thu thập tài liệu, xác lập chuyên án đấu tranh triệt phá. Ðồng thời, phối hợp chặt chẽ với bộ đội biên phòng các địa phương và các lực lượng chức năng trong công tác tuần tra, kiểm soát, trao đổi thông tin về đường dây, các đầu mối nghi vấn, băng, ổ nhóm tội phạm mua bán người, nạn nhân bị mua bán để kết hợp, củng cố tài liệu, chứng cứ, xác lập chuyên án, đấu tranh truy bắt các đối tượng và giải cứu nạn nhân.
Ban Biên tập
Hiện nay tội phạm mua bán người xảy ra trên phạm vi 63 tỉnh, thành phố trong cả nước và có nhiều diễn biến phức tạp, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị nhằm đưa ra những giải pháp quyết liệt đấu tranh phòng, chống loại tội phạm nguy hiểm này.Theo ghi nhận, hầu hết nạn nhân bị mua bán là phụ nữ, khi bị lừa bán ra nước ngoài, bị cưỡng ép kết hôn làm vợ người dân bản địa và bị bóc lột tình dục (chiếm gần 80%), và cưỡng bức lao động. Theo báo cáo của Bộ Công an, trong 5 năm (2012 - 2017), hơn 3.000 nạn nhân bị mua bán và nghi vấn bị mua bán, trong đó, 90% số nạn nhân bị bán ra nước ngoài. Trong đó, chủ yếu là phụ nữ, trẻ em (chiếm hơn 90%), phần lớn là người dân tộc thiểu số (chiếm hơn 80%), thường tập trung ở những vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, có hoàn cảnh kinh tế khó khăn... Trong số hơn 3.000 nạn nhân mua bán người được phát hiện, số nạn nhân đã trở về là 2.571 người, trong đó, số nạn nhân được trao trả và giải cứu là 1.334 người, số nạn nhân tự trở về là 1.237 người; số nạn nhân chưa trở về là 519 người.
Theo cơ quan cảnh sát điều tra, đối tượng phạm tội chủ yếu là lưu manh chuyên nghiệp, có tiền án, tiền sự về mua bán người, cấu kết với các đối tượng ở vùng sâu, vùng xa, biên giới tạo thành đường dây khép kín để lôi kéo, lừa gạt, đưa nạn nhân ra nước ngoài bán. Lợi dụng chính sách mở cửa của Việt Nam, các đối tượng phạm tội là người nước ngoài đã trá hình vào thăm thân, du lịch, liên kết làm ăn kinh tế để lừa phụ nữ, trẻ em dưới dạng đưa đi làm việc ở nước ngoài, cho nhận con nuôi, kết hôn rồi đưa ra nước ngoài bán.
Những thủ đoạn này ngày càng tinh vi, phức tạp. Trước đây, việc tiếp cận và làm quen với nạn nhân phải diễn ra trực tiếp; thì hiện nay, ngày càng nhiều đối tượng phạm tội thông qua mạng xã hội và điện thoại thông minh để tiếp cận nạn nhân, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với nạn nhân, cho nên công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn của lực lượng chức năng gặp rất nhiều khó khăn. Phần lớn các vụ mua bán người diễn ra ở những vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế kém phát triển, dân trí thấp, có nhiều khó khăn về đường sá và phương tiện đi lại. Do đó, nhiều người dễ dàng bị lợi dụng và tin vào các đối tượng phạm tội, trở thành nạn nhân của tội phạm mua bán người.
Vì vậy, công tác giáo dục, truyền thông về tội phạm mua bán người cần đổi mới về nội dung và hình thức phong phú nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về tội phạm mua bán người; tập trung tuyên truyền sâu rộng đến những đối tượng có nguy cơ cao, những nơi sử dụng nhiều lao động nữ, có nhiều phụ nữ lấy chồng nước ngoài… không để họ trở thành nạn nhân của tội phạm mua bán người. Phát triển mô hình câu lạc bộ thanh thiếu niên di cư an toàn góp phần làm giảm nạn mua bán người thông qua việc nâng cao năng lực cho thanh thiếu niên tự bảo vệ được mình và các bạn cùng trang lứa.
Bên cạnh đó, lực lượng chức năng cần chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, nắm chắc tình hình, nhất là tại các tuyến, địa bàn trọng điểm về mua bán người; rà soát, thống kê các đầu mối, đường dây nghi vấn hoạt động mua bán người để tập trung xác minh, thu thập tài liệu, xác lập chuyên án đấu tranh triệt phá. Ðồng thời, phối hợp chặt chẽ với bộ đội biên phòng các địa phương và các lực lượng chức năng trong công tác tuần tra, kiểm soát, trao đổi thông tin về đường dây, các đầu mối nghi vấn, băng, ổ nhóm tội phạm mua bán người, nạn nhân bị mua bán để kết hợp, củng cố tài liệu, chứng cứ, xác lập chuyên án, đấu tranh truy bắt các đối tượng và giải cứu nạn nhân.