CTTĐT - Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Văn Yên luôn làm tốt phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”. Qua đó đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho các gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng.
Nhằm thể hiện lòng kính trọng, biết ơn sâu sắc đối với các thế hệ cha anh đã cống hiến, hy sinh vì nền độc lập, tự do của dân tộc, vào dịp lễ, tết hàng năm, cấp ủy, chính quyền, Ủy ban MTTQ huyện thường xuyên tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho các đối tượng chính sách, người có công đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng. Ngoài các phần quà của Chủ tịch nước, của tỉnh và của huyện trao tặng, các xã, thị trấn đã trích một phần ngân sách của địa phương để tổ chức gặp mặt, thăm hỏi, tặng quà cho các đối tượng chính sách, người có công; tổ chức thăm viếng, thắp nến tri ân và đặt vòng hoa tại nghĩa trang liệt sỹ huyện. Phong trào "Đền ơn, đáp nghĩa" ngày càng phát triển sâu rộng, có hiệu quả thiết thực, trở thành nét đẹp văn hóa trong đời sống của nhân dân.
Năm 1971, ông Phạm Quyết Thắng ở thôn Đại An xã An Thịnh, huyện Văn Yên lên đường tham gia chiến đấu ở chiến trường quân khu 5 và bị thương mất 22% sức khỏe và bị nhiễm chất độc da cam. Năm 1976, ông trở về và tham gia các hoạt động xã hội ở địa phương, xây dựng gia đình sinh được 5 người con trong đó có 1 người con bị nhiễm chất độc da cam nay đã mất. Nhằm giúp đỡ gia đình ông vơi bớt khó khăn, qua bình xét tại thôn, gia đình ông đã được hỗ trợ 40 triệu đồng từ nguồn Quỹ đền ơn đáp nghĩa của tỉnh và của huyện, giúp gia đình ông xây dựng ngôi nhà cấp 4 rộng 110 m2 với tổng giá trị gần 300 triệu đồng. Đến nay, ngôi nhà của gia đình ông đã cơ bản hoàn thành và chuẩn bị đưa vào sử dụng, giúp gia đình ổn định cuộc sống.
Còn thương binh 2/4 Nguyễn Ngọc Thắm ở thôn Làng Chẹo xã an Thịnh huyện Văn Yên. Năm 1977 ông tham gia chiến đấu ở chiến trường Tây Nam đến năm 1980 ông trở về địa phương. Do ảnh hưởng của chiến tranh ông bị thương mất trên 60% sức khỏe lao động nên mỗi khi trái nắng trở trời, bệnh của ông lại tái phát, hàng tháng ông được nhà nước hỗ trợ 3 triệu đồng. Với ý chí của người lính cụ Hồ, thương binh tàn như không phế. Năm 1989 ông đã mạnh dạn khai hoang, đắp đập trồng rừng và nuôi ba ba và cá thương phẩm. Sau bao năm vất vả đến nay, gia đình ông có trên 20 ha quế, keo và bồ đề, trên 1,2 ha ao nuôi cá thương phẩm, trừ chi phí mỗi năm gia đình ông thu nhập trên 1 tỷ đồng. Với những thành tích đạt thương binh 2/4 Nguyễn Ngọc Thắm đã vinh dự nhận được nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp các ngành là người có công với cách mạng tiêu biểu trong các phong trào thi đua lao động sản xuất làm kinh tế giỏi.
Xã An Thịnh là xã vùng 2 của huyện Văn Yên, hiện xã có 110 hộ gia đình chính sách người có công đang được hưởng trợ cấp hàng tháng với tổng số tiền chi trả hàng năm trên 170 triệu đồng. Cấp ủy chính quyền địa phương luôn quan tâm, chăm lo cho các đối tượng chính sách, đảm bảo kịp thời đúng đối tượng. Ông Nguyễn Chiến Thắng - Phó Chủ tịch UBND xã An Thịnh cho biết: Xã hiện nay có 110 đối tượng người có công với cách mạng, thời gian qua, Đảng ủy, chính quyền địa phương luôn quan tâm chỉ đạo các ban, ngành đoàn thể và nhân dân tích cực hưởng ứng thực hiện tốt công tác chăm lo đời sống, vật chất, tinh thần đối với các gia đình chính sách, người có công với cách mạng. UBND xã chỉ đạo thực hiện tốt công tác chi trả chế độ và thăm nom, chăm sóc đối tượng người có công.
Cùng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, cấp ủy đảng, chính quyền từ huyện đến các xã, thị trấn các gia đình thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Văn Yên luôn phát huy bản chất anh bộ đội Cụ Hồ, là tấm gương điển hình, tiêu biểu cho ý chí vươn lên, tinh thần vượt khó, giúp nhau cùng phát triển và thành công trên nhiều lĩnh vực. Đến nay, đời sống của gia đình người có công ngày càng được nâng lên, các gia đình người có công với cách mạng luôn tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, gương mẫu xây dựng gia đình văn hoá. Nhiều thương binh, bệnh binh thể hiện rõ quyết tâm và nghị lực, thực hiện tốt lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thương binh tàn nhưng không phế”.
Huyện Văn Yên hiện có 7.650 người có công trong đó có 654 liệt sỹ, 6.000 người hoạt động kháng chiến được tặng thưởng huân, huy chương; 427 thương binh, bệnh binh, 42 bà mẹ Việt Nam anh hùng được phong tặng và truy tặng, 2 cán bộ tiền khởi nghĩa; 153 người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học. Thấm nhuần đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền huyện Văn Yên luôn quan tâm chỉ đạo đẩy mạnh công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm lo giúp đỡ các gia đình chính sách, người có công. Từ năm 2012 đến nay, huyện Văn Yên đã hỗ trợ làm mới và sửa chữa được 322 nhà cho người có công với tổng số tiền trên 12 tỷ đồng. Những hoạt động ý nghĩa này đã góp phần xoa dịu nỗi đau chiến tranh và làm ấm lòng người có công trên địa bàn huyện Văn Yên. Trong 6 tháng đầu năm 2017, huyện Văn Yên đã chi trả trợ cấp ưu đãi thường xuyên cho 957 đối tượng với số tiền gần 10 tỷ đồng, cấp trên 3.670 thẻ BHYT cho đối tượng người có công. Hiện còn 2 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng được các cơ quan, đơn vị nhận phụng dưỡng đến cuối đời. Ngoài ra, huyện Văn Yên còn tích cực vận động cán bộ, đơn vị, nhân dân tham gia ủng hộ, đóng góp Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” được từ 200 đến 300 triệu đồng, tiếp tục đề nghị hỗ trợ làm 8 nhà cho người có công theo Quyết định số 22 của Thủ tướng Chính phủ....
Kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh liệt sỹ 27/7 năm nay, UBND huyện đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, chính quyền cơ sở đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về công tác đền ơn đáp nghĩa, tổ chức thăm hỏi và tặng trên 2.100 suất quà của Chủ tịch nước, của tỉnh và huyện cho các đối tượng chính sách với tổng kinh phí trên 430 triệu đồng, tổ chức tuyên truyền vận động được 8 doanh nghiệp tặng 5 sổ tiết kiệm trị giá 25 triệu đồng cho các đối tượng người có công có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn... tổ chức các đoàn đại biểu lãnh đạo của huyện thăm và tặng quà cho các gia đình người có công và chính sách, triển khai các hoạt động giúp đỡ các gia đình thương, bệnh binh, liệt sỹ phát triển sản xuất, tạo việc làm nâng cao đời sống…
Ông Lê Minh Đức - Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Yên cho biết: Huyện luôn quan tâm thực hiện đúng, đủ và đảm bảo mọi chế độ chính sách đối với người có công trên địa bàn; Phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng, với Ban quản lý các Nghĩa trang liệt sỹ trong cả nước để tìm kiếm quy tập hài cốt liệt sỹ là những người con Văn Yên, cùng với đó tạo điều kiện cho thân nhân của các liệt sỹ tìm hiểu các thông tin cũng như di chuyển các hài cốt liệt sỹ về an táng tại Nghĩa trang liệt sỹ huyện. Huyện cũng tranh thủ các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước và xã hội hóa để chăm lo giúp đỡ cho những người có công gặp khó khăn về nhà ở; tiếp tục quan tâm chỉnh trang và tu sửa nghĩa trang liệt sỹ và nhà bia ghi tên liệt sỹ của huyện. Qua đó giáo dục cho thế hệ trẻ và người dân Văn Yên về truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” và phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” trên địa bàn huyện để công tác này được thực hiện thường xuyên và có hiệu quả thiết thực hơn nữa.
Những việc làm thiết thực, các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa” được Đảng bộ và nhân dân huyện Văn Yên thực hiện trong thời gian qua đã phần nào động viên kịp thời và làm vơi dịu nỗi đau do chiến tranh để lại trong các gia đình. Những nghĩa cử cao đẹp đó không chỉ tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người đã cống hiến, hy sinh cho độc lập dân tộc mà còn góp phần giữ vững, ổn định tình hình chính trị - xã hội và phát triển kinh tế, xây dựng quê hương Văn Yên ngày càng giàu mạnh.
Tiến Lập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Văn Yên luôn làm tốt phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”. Qua đó đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho các gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng. Nhằm thể hiện lòng kính trọng, biết ơn sâu sắc đối với các thế hệ cha anh đã cống hiến, hy sinh vì nền độc lập, tự do của dân tộc, vào dịp lễ, tết hàng năm, cấp ủy, chính quyền, Ủy ban MTTQ huyện thường xuyên tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho các đối tượng chính sách, người có công đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng. Ngoài các phần quà của Chủ tịch nước, của tỉnh và của huyện trao tặng, các xã, thị trấn đã trích một phần ngân sách của địa phương để tổ chức gặp mặt, thăm hỏi, tặng quà cho các đối tượng chính sách, người có công; tổ chức thăm viếng, thắp nến tri ân và đặt vòng hoa tại nghĩa trang liệt sỹ huyện. Phong trào "Đền ơn, đáp nghĩa" ngày càng phát triển sâu rộng, có hiệu quả thiết thực, trở thành nét đẹp văn hóa trong đời sống của nhân dân.
Năm 1971, ông Phạm Quyết Thắng ở thôn Đại An xã An Thịnh, huyện Văn Yên lên đường tham gia chiến đấu ở chiến trường quân khu 5 và bị thương mất 22% sức khỏe và bị nhiễm chất độc da cam. Năm 1976, ông trở về và tham gia các hoạt động xã hội ở địa phương, xây dựng gia đình sinh được 5 người con trong đó có 1 người con bị nhiễm chất độc da cam nay đã mất. Nhằm giúp đỡ gia đình ông vơi bớt khó khăn, qua bình xét tại thôn, gia đình ông đã được hỗ trợ 40 triệu đồng từ nguồn Quỹ đền ơn đáp nghĩa của tỉnh và của huyện, giúp gia đình ông xây dựng ngôi nhà cấp 4 rộng 110 m2 với tổng giá trị gần 300 triệu đồng. Đến nay, ngôi nhà của gia đình ông đã cơ bản hoàn thành và chuẩn bị đưa vào sử dụng, giúp gia đình ổn định cuộc sống.
Còn thương binh 2/4 Nguyễn Ngọc Thắm ở thôn Làng Chẹo xã an Thịnh huyện Văn Yên. Năm 1977 ông tham gia chiến đấu ở chiến trường Tây Nam đến năm 1980 ông trở về địa phương. Do ảnh hưởng của chiến tranh ông bị thương mất trên 60% sức khỏe lao động nên mỗi khi trái nắng trở trời, bệnh của ông lại tái phát, hàng tháng ông được nhà nước hỗ trợ 3 triệu đồng. Với ý chí của người lính cụ Hồ, thương binh tàn như không phế. Năm 1989 ông đã mạnh dạn khai hoang, đắp đập trồng rừng và nuôi ba ba và cá thương phẩm. Sau bao năm vất vả đến nay, gia đình ông có trên 20 ha quế, keo và bồ đề, trên 1,2 ha ao nuôi cá thương phẩm, trừ chi phí mỗi năm gia đình ông thu nhập trên 1 tỷ đồng. Với những thành tích đạt thương binh 2/4 Nguyễn Ngọc Thắm đã vinh dự nhận được nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp các ngành là người có công với cách mạng tiêu biểu trong các phong trào thi đua lao động sản xuất làm kinh tế giỏi.
Xã An Thịnh là xã vùng 2 của huyện Văn Yên, hiện xã có 110 hộ gia đình chính sách người có công đang được hưởng trợ cấp hàng tháng với tổng số tiền chi trả hàng năm trên 170 triệu đồng. Cấp ủy chính quyền địa phương luôn quan tâm, chăm lo cho các đối tượng chính sách, đảm bảo kịp thời đúng đối tượng. Ông Nguyễn Chiến Thắng - Phó Chủ tịch UBND xã An Thịnh cho biết: Xã hiện nay có 110 đối tượng người có công với cách mạng, thời gian qua, Đảng ủy, chính quyền địa phương luôn quan tâm chỉ đạo các ban, ngành đoàn thể và nhân dân tích cực hưởng ứng thực hiện tốt công tác chăm lo đời sống, vật chất, tinh thần đối với các gia đình chính sách, người có công với cách mạng. UBND xã chỉ đạo thực hiện tốt công tác chi trả chế độ và thăm nom, chăm sóc đối tượng người có công.
Cùng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, cấp ủy đảng, chính quyền từ huyện đến các xã, thị trấn các gia đình thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Văn Yên luôn phát huy bản chất anh bộ đội Cụ Hồ, là tấm gương điển hình, tiêu biểu cho ý chí vươn lên, tinh thần vượt khó, giúp nhau cùng phát triển và thành công trên nhiều lĩnh vực. Đến nay, đời sống của gia đình người có công ngày càng được nâng lên, các gia đình người có công với cách mạng luôn tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, gương mẫu xây dựng gia đình văn hoá. Nhiều thương binh, bệnh binh thể hiện rõ quyết tâm và nghị lực, thực hiện tốt lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thương binh tàn nhưng không phế”.
Huyện Văn Yên hiện có 7.650 người có công trong đó có 654 liệt sỹ, 6.000 người hoạt động kháng chiến được tặng thưởng huân, huy chương; 427 thương binh, bệnh binh, 42 bà mẹ Việt Nam anh hùng được phong tặng và truy tặng, 2 cán bộ tiền khởi nghĩa; 153 người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học. Thấm nhuần đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền huyện Văn Yên luôn quan tâm chỉ đạo đẩy mạnh công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm lo giúp đỡ các gia đình chính sách, người có công. Từ năm 2012 đến nay, huyện Văn Yên đã hỗ trợ làm mới và sửa chữa được 322 nhà cho người có công với tổng số tiền trên 12 tỷ đồng. Những hoạt động ý nghĩa này đã góp phần xoa dịu nỗi đau chiến tranh và làm ấm lòng người có công trên địa bàn huyện Văn Yên. Trong 6 tháng đầu năm 2017, huyện Văn Yên đã chi trả trợ cấp ưu đãi thường xuyên cho 957 đối tượng với số tiền gần 10 tỷ đồng, cấp trên 3.670 thẻ BHYT cho đối tượng người có công. Hiện còn 2 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng được các cơ quan, đơn vị nhận phụng dưỡng đến cuối đời. Ngoài ra, huyện Văn Yên còn tích cực vận động cán bộ, đơn vị, nhân dân tham gia ủng hộ, đóng góp Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” được từ 200 đến 300 triệu đồng, tiếp tục đề nghị hỗ trợ làm 8 nhà cho người có công theo Quyết định số 22 của Thủ tướng Chính phủ....
Kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh liệt sỹ 27/7 năm nay, UBND huyện đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, chính quyền cơ sở đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về công tác đền ơn đáp nghĩa, tổ chức thăm hỏi và tặng trên 2.100 suất quà của Chủ tịch nước, của tỉnh và huyện cho các đối tượng chính sách với tổng kinh phí trên 430 triệu đồng, tổ chức tuyên truyền vận động được 8 doanh nghiệp tặng 5 sổ tiết kiệm trị giá 25 triệu đồng cho các đối tượng người có công có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn... tổ chức các đoàn đại biểu lãnh đạo của huyện thăm và tặng quà cho các gia đình người có công và chính sách, triển khai các hoạt động giúp đỡ các gia đình thương, bệnh binh, liệt sỹ phát triển sản xuất, tạo việc làm nâng cao đời sống…
Ông Lê Minh Đức - Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Yên cho biết: Huyện luôn quan tâm thực hiện đúng, đủ và đảm bảo mọi chế độ chính sách đối với người có công trên địa bàn; Phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng, với Ban quản lý các Nghĩa trang liệt sỹ trong cả nước để tìm kiếm quy tập hài cốt liệt sỹ là những người con Văn Yên, cùng với đó tạo điều kiện cho thân nhân của các liệt sỹ tìm hiểu các thông tin cũng như di chuyển các hài cốt liệt sỹ về an táng tại Nghĩa trang liệt sỹ huyện. Huyện cũng tranh thủ các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước và xã hội hóa để chăm lo giúp đỡ cho những người có công gặp khó khăn về nhà ở; tiếp tục quan tâm chỉnh trang và tu sửa nghĩa trang liệt sỹ và nhà bia ghi tên liệt sỹ của huyện. Qua đó giáo dục cho thế hệ trẻ và người dân Văn Yên về truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” và phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” trên địa bàn huyện để công tác này được thực hiện thường xuyên và có hiệu quả thiết thực hơn nữa.
Những việc làm thiết thực, các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa” được Đảng bộ và nhân dân huyện Văn Yên thực hiện trong thời gian qua đã phần nào động viên kịp thời và làm vơi dịu nỗi đau do chiến tranh để lại trong các gia đình. Những nghĩa cử cao đẹp đó không chỉ tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người đã cống hiến, hy sinh cho độc lập dân tộc mà còn góp phần giữ vững, ổn định tình hình chính trị - xã hội và phát triển kinh tế, xây dựng quê hương Văn Yên ngày càng giàu mạnh.