CTTĐT - Yên Bái là tỉnh miền núi, có 81 xã và 177 thôn, bản đặc biệt khó khăn ở các xã thuộc khu vực II được hưởng chính sách đầu tư từ Chương trình 135 của Nhà nước. Toàn tỉnh hiện có 30 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 55,5%, đời sống người dân chủ yếu sống dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp, trình độ phát triển kinh tế - xã hội không đồng đều giữa các dân tộc. Tỷ lệ hộ nghèo cao, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 80% hộ nghèo.
Chương trình 135 đã cải thiện đời sống của đồng bào vùng sâu, vùng xa
Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Yên Bái đặc biệt quan tâm tới công tác xóa đói, giảm nghèo đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Để tạo nguồn lực cho đồng bào các xã đặc biệt khó khăn, việc hỗ trợ phát triển sản xuất, việc đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn là một trong những việc làm đầu tiên, có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội.
Có thể khẳng định, nguồn vốn Chương trình 135 bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực. Diện mạo xã nông thôn miền núi đặc biệt khó khăn đang dần khởi sắc, góp phần xây dựng nông thôn mới, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, mức thu nhập người dân tăng đáng kể từ 20 triệu đồng/người/năm (năm 2016) lên mức 28 triệu đồng/người/năm (năm 2018). Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã ngày càng giảm, từ 45% năm 2016 xuống còn 18% năm 2018.
Giai đoạn 2016 - 2019, tổng vốn hỗ trợ có mục tiêu cho các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn là 447.660 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển 332.602 triệu đồng, vốn sự nghiệp 115.058 triệu đồng), đã thực hiện đầu tư xây dựng 421 công trình cơ sở hạ tầng cho các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn như giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt tập trung, điện sinh hoạt.... với kinh phí 332.602 triệu đồng; Duy tu bảo dưỡng trên 87 công trình cơ sở hạ tầng các loại, với kinh phí 18.651 triệu đồng. Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo (hỗ trợ con giống đại gia súc 733 con; gia súc, gia cầm 143.134 con; Hỗ trợ giống cây: Cây lương thực 132.402 kg; cây ăn quả 22.482 cây; cây công nghiệp 90.065.992 cây; Hỗ trợ làm chuồng trại chăn nuôi: 1.993 chuồng; Hỗ trợ mua thức ăn công nghiệp: 14 tấn; Hỗ trợ mua máy móc được: 6.988 cái; Hỗ trợ mua phân bón các loại: 26.988 tấn; Hỗ trợ mua thuốc bảo vệ thực vật: 120 liêu; Hỗ trợ mua thuốc thú y: 255 liều; Hỗ trợ xây dựng mô hình phát triển sản xuất: 15 mô hình...), với kinh phí 85.898 triệu đồng. Hỗ trợ kinh phí tổ chức 60 lớp và 03 chuyến tham quan học tập trao đổi kinh nghiệm nhằm nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở trên địa bàn các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, với kinh phí 10.509 triệu đồng.
Về phía các cấp ủy, chính quyền các địa phương được thụ hưởng chương trình đã tập trung nghiên cứu, lồng ghép các nguồn lực để phát huy tối đa hiệu quả. Có sự cố gắng từ nhiều phía, lại được thụ hưởng các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, bộ mặt nông thôn vùng cao có sự đổi thay đáng kể, nhiều hộ nghèo có điều kiện vươn lên, từng bước cải thiện đời sống.
Để đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo nhanh, bền vững đối với vùng cao, ngoài việc thực hiện tốt các chính sách Đảng, Nhà nước, tỉnh Yên Bái còn ban hành nhiều chính sách hỗ trợ đối với đồng bào. Đó là chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp; chính sách giao thông nông thôn; chính sách hỗ trợ thiệt hại sau bão lũ. Từ đó, góp phần củng cố và giữ vững niềm tin của người dân, đặc biệt đồng bào dân tộc thiểu số đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương./.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Yên Bái là tỉnh miền núi, có 81 xã và 177 thôn, bản đặc biệt khó khăn ở các xã thuộc khu vực II được hưởng chính sách đầu tư từ Chương trình 135 của Nhà nước. Toàn tỉnh hiện có 30 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 55,5%, đời sống người dân chủ yếu sống dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp, trình độ phát triển kinh tế - xã hội không đồng đều giữa các dân tộc. Tỷ lệ hộ nghèo cao, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 80% hộ nghèo.Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Yên Bái đặc biệt quan tâm tới công tác xóa đói, giảm nghèo đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Để tạo nguồn lực cho đồng bào các xã đặc biệt khó khăn, việc hỗ trợ phát triển sản xuất, việc đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn là một trong những việc làm đầu tiên, có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội.
Có thể khẳng định, nguồn vốn Chương trình 135 bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực. Diện mạo xã nông thôn miền núi đặc biệt khó khăn đang dần khởi sắc, góp phần xây dựng nông thôn mới, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, mức thu nhập người dân tăng đáng kể từ 20 triệu đồng/người/năm (năm 2016) lên mức 28 triệu đồng/người/năm (năm 2018). Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã ngày càng giảm, từ 45% năm 2016 xuống còn 18% năm 2018.
Giai đoạn 2016 - 2019, tổng vốn hỗ trợ có mục tiêu cho các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn là 447.660 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển 332.602 triệu đồng, vốn sự nghiệp 115.058 triệu đồng), đã thực hiện đầu tư xây dựng 421 công trình cơ sở hạ tầng cho các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn như giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt tập trung, điện sinh hoạt.... với kinh phí 332.602 triệu đồng; Duy tu bảo dưỡng trên 87 công trình cơ sở hạ tầng các loại, với kinh phí 18.651 triệu đồng. Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo (hỗ trợ con giống đại gia súc 733 con; gia súc, gia cầm 143.134 con; Hỗ trợ giống cây: Cây lương thực 132.402 kg; cây ăn quả 22.482 cây; cây công nghiệp 90.065.992 cây; Hỗ trợ làm chuồng trại chăn nuôi: 1.993 chuồng; Hỗ trợ mua thức ăn công nghiệp: 14 tấn; Hỗ trợ mua máy móc được: 6.988 cái; Hỗ trợ mua phân bón các loại: 26.988 tấn; Hỗ trợ mua thuốc bảo vệ thực vật: 120 liêu; Hỗ trợ mua thuốc thú y: 255 liều; Hỗ trợ xây dựng mô hình phát triển sản xuất: 15 mô hình...), với kinh phí 85.898 triệu đồng. Hỗ trợ kinh phí tổ chức 60 lớp và 03 chuyến tham quan học tập trao đổi kinh nghiệm nhằm nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở trên địa bàn các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, với kinh phí 10.509 triệu đồng.
Về phía các cấp ủy, chính quyền các địa phương được thụ hưởng chương trình đã tập trung nghiên cứu, lồng ghép các nguồn lực để phát huy tối đa hiệu quả. Có sự cố gắng từ nhiều phía, lại được thụ hưởng các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, bộ mặt nông thôn vùng cao có sự đổi thay đáng kể, nhiều hộ nghèo có điều kiện vươn lên, từng bước cải thiện đời sống.
Để đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo nhanh, bền vững đối với vùng cao, ngoài việc thực hiện tốt các chính sách Đảng, Nhà nước, tỉnh Yên Bái còn ban hành nhiều chính sách hỗ trợ đối với đồng bào. Đó là chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp; chính sách giao thông nông thôn; chính sách hỗ trợ thiệt hại sau bão lũ. Từ đó, góp phần củng cố và giữ vững niềm tin của người dân, đặc biệt đồng bào dân tộc thiểu số đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương./.