CTTĐT - Năm 2020 toàn tỉnh có 62.269 hộ hội viên đăng ký tham gia Phong trào "Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi (SXKD) đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”. Phong trào đã góp phần hình thành một số vùng chuyên canh lúa chất lượng cao, trồng cây công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm…
Đồng chí Giàng A Tông - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và đồng chí Giàng A Câu, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh trao thưởng cho các hộ hội viên có thành tích Phong trào
Cụ thể, trên 150 hộ HVND nghèo đã được các hộ SXKD giỏi giúp đỡ số tiền trên 727 triệu đồng mua cây con giống các loại. Các cấp hỗ trợ trên 7.000 ngày công lao động xây dựng nhà cửa, cải tạo ruộng vườn, chuồng trại...
Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, các cấp Hội đã phối hợp với các ngành, doanh nghiệp, tạo điều kiện cho vay vốn, cung ứng vật tư phân bón trả chậm, tập huấn khoa học kỹ thuật, xây dựng các mô hình ứng dụng khoa học công nghệ, “liên kết” theo hình thức kinh tế tập thể HTX, THT sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị đảm bảo an toàn thực phẩm gắn với bảo vệ môi trường, tăng năng suất, chất lượng vật nuôi cây trồng, tăng thu nhập cho nông dân. Bước đầu đã hình thành vùng sản xuất tập trung chuyên canh, điển hình như: Mô hình trồng lúa nếp 87, tẻ đỏ, nuôi lợn thương phẩm của Hội Nông dân xã Hát Lừu; mô hình nuôi dê ở xã Xà Hồ, xã Bản Công, vùng chuyên canh trồng ngô trên đất nương đồi ở xã Trạm Tấu, Pá Hu, Tà Xi Láng, vùng trồng cây Sơn tra tại các xã Xà Hồ, Bản Công, Bản Mù, Tà Xi Láng, Làng nhì; các tổ hợp tác chăn nuôi gà địa phương, gà đen...(huyện Trạm Tấu); Mô hình trồng lúa chất lượng cao tại xã Nghĩa Lợi; Mô hình chăn nuôi thủy sản xã Phù Nham; Mô hình nuôi dê sinh sản xã Nghĩa Phúc; Mô hình trồng ớt ngọt xã Thanh Lương, xã Phù Nham; Mô hình trồng nấm rơm phường Tân An...(thị xã Nghĩa Lộ). Cùng với đó đã xuất hiện nhiều mô hình, tấm gương nông dân nghèo vươn lên làm giàu. Điển hình như gia đình ông: Thào A Chú, bản Pú Nhu Háng Sung với mô hình chăn nuôi vịt đẻ trứng; Chang Thị Ca, bản Nả Háng Tủa Chử, xã Púng Luông, mô hình chăn nuôi gà đen địa phương, gà đẻ trứng; Sùng Chứ Cớ, bản Pú Cang, xã Nậm Khắt với mô hình chế biến Chè Shan tuyết; mô hình nuôi lợn của hội viên Nguyễn Hữu Dũng ở thị trấn Mù Cang Chải...; mô hình nuôi dê của hội viên Mùa A Câu ở xã Mồ Dề, mô hình nuôi ong của hội viên Hảng A Lẩu ở xã Dế Xu Phình; Mô hình nuôi trâu bò của hội viên Vừ A Tủa ở xã Hồ Bốn …(huyện Mù Cang Chải); hộ hội viên Dương Thị Lan - xã Tân Lập tiêu biểu, sáng tạo, đột phá trong sản xuất, kinh doanh giỏi với mô hình sản xuất - kinh doanh tổng hợp; Trồng cây cam vinh của hộ Hoàng Trọng Sắc - xã Mường Lai, nuôi thỏ thương phẩm của hộ Nông Đức Ái tại xã Mường Lai; ông Quốc Việt Hùng xã Khánh Thiện; mô hình nuôi gà thương phẩm sạch của hộ Mông Văn Sư, thôn Bến Muỗm, xã Vĩnh Lạc, mô hình nuôi vịt bầu của ông Lý Phương Nhẫn xã Lâm Thượng…(huyện Lục Yên).
Cùng với thi đua sản xuất kinh doanh giỏi các cấp Hội tiếp tục phối hợp với các ngành, vận động tương trợ, giúp đỡ hộ hội viên nông dân nghèo về giống, vốn, kinh nghiệm sản xuất để vươn lên thoát nghèo. Điển hình như: Hội Nông dân các cơ sở huyện Trấn Yên đã giúp đỡ 112 hộ tổng số tiền 587 triệu đồng, 770 ngày công lao động, hỗ trợ cây con giống trị giá 185 triệu đồng; Hội Nông dân thị xã Nghĩa Lộ đã vận động, giúp đỡ 44 hội viên nông dân thoát nghèo; Hội Nông dân huyện Yên Bình vận động hỗ trợ xóa nhà tạm cho 02 hộ hội viên nông dân ,..(Hộ ông Nông Văn Ngô, thôn Làng Quyên, xã Vũ Linh và hộ bà Phạm Thị Tâm, thôn Đèo Thao, xã Tân Nguyên, mỗi hộ 15.000.000 đồng)...
Qua phong trào "Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi (SXKD) đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” đã thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị gắn với phát triển kinh tế tập thể; tổ chức các hoạt động tư vấn, hỗ trợ, dịch vụ cho nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh; xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, góp phần củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở và xây dựng nông thôn mới.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Năm 2020 toàn tỉnh có 62.269 hộ hội viên đăng ký tham gia Phong trào "Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi (SXKD) đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”. Phong trào đã góp phần hình thành một số vùng chuyên canh lúa chất lượng cao, trồng cây công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm…
Cụ thể, trên 150 hộ HVND nghèo đã được các hộ SXKD giỏi giúp đỡ số tiền trên 727 triệu đồng mua cây con giống các loại. Các cấp hỗ trợ trên 7.000 ngày công lao động xây dựng nhà cửa, cải tạo ruộng vườn, chuồng trại...
Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, các cấp Hội đã phối hợp với các ngành, doanh nghiệp, tạo điều kiện cho vay vốn, cung ứng vật tư phân bón trả chậm, tập huấn khoa học kỹ thuật, xây dựng các mô hình ứng dụng khoa học công nghệ, “liên kết” theo hình thức kinh tế tập thể HTX, THT sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị đảm bảo an toàn thực phẩm gắn với bảo vệ môi trường, tăng năng suất, chất lượng vật nuôi cây trồng, tăng thu nhập cho nông dân. Bước đầu đã hình thành vùng sản xuất tập trung chuyên canh, điển hình như: Mô hình trồng lúa nếp 87, tẻ đỏ, nuôi lợn thương phẩm của Hội Nông dân xã Hát Lừu; mô hình nuôi dê ở xã Xà Hồ, xã Bản Công, vùng chuyên canh trồng ngô trên đất nương đồi ở xã Trạm Tấu, Pá Hu, Tà Xi Láng, vùng trồng cây Sơn tra tại các xã Xà Hồ, Bản Công, Bản Mù, Tà Xi Láng, Làng nhì; các tổ hợp tác chăn nuôi gà địa phương, gà đen...(huyện Trạm Tấu); Mô hình trồng lúa chất lượng cao tại xã Nghĩa Lợi; Mô hình chăn nuôi thủy sản xã Phù Nham; Mô hình nuôi dê sinh sản xã Nghĩa Phúc; Mô hình trồng ớt ngọt xã Thanh Lương, xã Phù Nham; Mô hình trồng nấm rơm phường Tân An...(thị xã Nghĩa Lộ). Cùng với đó đã xuất hiện nhiều mô hình, tấm gương nông dân nghèo vươn lên làm giàu. Điển hình như gia đình ông: Thào A Chú, bản Pú Nhu Háng Sung với mô hình chăn nuôi vịt đẻ trứng; Chang Thị Ca, bản Nả Háng Tủa Chử, xã Púng Luông, mô hình chăn nuôi gà đen địa phương, gà đẻ trứng; Sùng Chứ Cớ, bản Pú Cang, xã Nậm Khắt với mô hình chế biến Chè Shan tuyết; mô hình nuôi lợn của hội viên Nguyễn Hữu Dũng ở thị trấn Mù Cang Chải...; mô hình nuôi dê của hội viên Mùa A Câu ở xã Mồ Dề, mô hình nuôi ong của hội viên Hảng A Lẩu ở xã Dế Xu Phình; Mô hình nuôi trâu bò của hội viên Vừ A Tủa ở xã Hồ Bốn …(huyện Mù Cang Chải); hộ hội viên Dương Thị Lan - xã Tân Lập tiêu biểu, sáng tạo, đột phá trong sản xuất, kinh doanh giỏi với mô hình sản xuất - kinh doanh tổng hợp; Trồng cây cam vinh của hộ Hoàng Trọng Sắc - xã Mường Lai, nuôi thỏ thương phẩm của hộ Nông Đức Ái tại xã Mường Lai; ông Quốc Việt Hùng xã Khánh Thiện; mô hình nuôi gà thương phẩm sạch của hộ Mông Văn Sư, thôn Bến Muỗm, xã Vĩnh Lạc, mô hình nuôi vịt bầu của ông Lý Phương Nhẫn xã Lâm Thượng…(huyện Lục Yên).
Cùng với thi đua sản xuất kinh doanh giỏi các cấp Hội tiếp tục phối hợp với các ngành, vận động tương trợ, giúp đỡ hộ hội viên nông dân nghèo về giống, vốn, kinh nghiệm sản xuất để vươn lên thoát nghèo. Điển hình như: Hội Nông dân các cơ sở huyện Trấn Yên đã giúp đỡ 112 hộ tổng số tiền 587 triệu đồng, 770 ngày công lao động, hỗ trợ cây con giống trị giá 185 triệu đồng; Hội Nông dân thị xã Nghĩa Lộ đã vận động, giúp đỡ 44 hội viên nông dân thoát nghèo; Hội Nông dân huyện Yên Bình vận động hỗ trợ xóa nhà tạm cho 02 hộ hội viên nông dân ,..(Hộ ông Nông Văn Ngô, thôn Làng Quyên, xã Vũ Linh và hộ bà Phạm Thị Tâm, thôn Đèo Thao, xã Tân Nguyên, mỗi hộ 15.000.000 đồng)...
Qua phong trào "Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi (SXKD) đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” đã thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị gắn với phát triển kinh tế tập thể; tổ chức các hoạt động tư vấn, hỗ trợ, dịch vụ cho nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh; xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, góp phần củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở và xây dựng nông thôn mới.