Ông Lù Rủ Sinh ở bản Phình Ngài, xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) quyết tâm vươn lên thoát nghèo bằng chính đôi tay của mình trên mảnh đất quê hương.
Ông Lù Rủ Sinh bên vườn sơn tra của gia đình.
Ông Sinh nhớ lại: “Cách đây khoảng 20 năm, ở đất này, nhiều người di cư đi các xã Nậm Tha, Liên Phú, Khánh Hạ, huyện Văn Bàn (Lào Cai) và các xã Châu Quế Thượng, Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên tìm đất làm ăn khiến tôi cũng trăn trở không biết nên đi hay ở. Nhưng rồi tôi nghĩ, dù đi đâu thì cũng phải lao động mới có cái ăn cái mặc nên tôi quyết định trấn an tinh thần vợ con và ở lại. Tôi dốc hết tài sản trong gia đình tận dụng mua lại đất đai của những người di cư đi và tìm hướng phát triển kinh tế cho gia đình”.
Cùng với mua lại ruộng vườn, ông còn mua một con ngựa về nuôi thồ, hết mùa vụ, ông đem đổi một con bò về nuôi làm giống, sau đấy tiếp tục mua trâu về nuôi. Vài năm sau, đàn trâu, bò phát triển được mấy con, ông đem 2 con bò đổi khu đất rộng khoảng 5ha để làm trang trại vừa trồng ngô, hoa màu vừa chăn nuôi gia súc, gia cầm. Lúc đó cả trang trại chỉ có duy nhất một cây sơn tra năm nào cũng sai quả, mùa quả chín rụng xuống, trâu, bò, lợn rất thích ăn, thỉnh thoảng cũng có người về tìm mua quả sơn tra , tuy giá lúc ấy chỉ 500 đồng/kg.
Thấy vậy, ông nẩy ý định trồng sơn tra, từ đó ông lấy hạt ươm giống rồi trồng khắp trang trại nhưng do sơn tra chưa có giá trị như bây giờ nên không quan tâm chăm sóc vì thế bị gia súc phá hết, còn khoảng 1/3 số cây sống được, hiện nay đều cho thu hoạch quả. Năm 2000, ông Sinh lại tiếp tục mua khu vườn của một hộ dân trong bản rộng khoảng 3ha, trong đó cũng có nhiều cây sơn tra đã ra quả. Sau khi mua, ông tiếp tục ươm giống trồng vào những diện tích chưa có sơn tra.
Qua nhiều năm cố gắng, hiện nay, ông Sinh có tổng trên 7ha sơn tra nhưng phần lớn diện tích chủ yếu mới trồng lại, riêng phần đã ra quả, vụ năm 2012 cho thu trên 10 tấn, với giá bán bình quân 15.000 đồng/kg tại trang trại cho gia đình hơn 150 triệu đồng. Ngoài ra, gia đình ông Sinh còn chăn nuôi được nhiều trâu, bò, thời điểm nhiều nhất, gia đình có trên 20 con. Vài năm trở lại đây, ông bán bớt đi để mua đất trồng sơn tra và mua ruộng nên đàn gia súc đã giảm xuống chỉ còn 9 con bò, 3 con trâu, một con ngựa và trên chục con dê cùng đàn lợn, gà, vịt...
Không chỉ vậy, ông còn tích cực học hỏi kinh nghiệm, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, hàng năm gia đình thu về trên 3 tấn lúa và gần 1 tấn ngô để phục vụ sinh hoạt và chăn nuôi. Chưa hết, ông còn trồng được trên 1,5ha thảo quả đã bắt đầu cho thu hoạch quả, năm 2012 đã bán được trên 10 triệu đồng, dự kiến vụ năm 2013 sẽ cho thu gấp đôi.
Mặc dù không biết chữ nhưng nhờ chăm chỉ lao động, sản xuất cùng với biết lựa chọn những loại cây trồng, vật nuôi phù hợp, hiện nay gia đình ông Lù Rủ Sinh đã có nguồn thu nhập ổn định giúp gia đình vươn lên thoát nghèo, khấm khá ở trong xã. Ông luôn là tấm gương tiêu biểu về lao động, sản xuất để nhân dân ở xã vùng cao Nậm Có học tập, làm theo.
(Theo Báo Yên Bái)
Ông Lù Rủ Sinh ở bản Phình Ngài, xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) quyết tâm vươn lên thoát nghèo bằng chính đôi tay của mình trên mảnh đất quê hương.
Ông Sinh nhớ lại: “Cách đây khoảng 20 năm, ở đất này, nhiều người di cư đi các xã Nậm Tha, Liên Phú, Khánh Hạ, huyện Văn Bàn (Lào Cai) và các xã Châu Quế Thượng, Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên tìm đất làm ăn khiến tôi cũng trăn trở không biết nên đi hay ở. Nhưng rồi tôi nghĩ, dù đi đâu thì cũng phải lao động mới có cái ăn cái mặc nên tôi quyết định trấn an tinh thần vợ con và ở lại. Tôi dốc hết tài sản trong gia đình tận dụng mua lại đất đai của những người di cư đi và tìm hướng phát triển kinh tế cho gia đình”.
Cùng với mua lại ruộng vườn, ông còn mua một con ngựa về nuôi thồ, hết mùa vụ, ông đem đổi một con bò về nuôi làm giống, sau đấy tiếp tục mua trâu về nuôi. Vài năm sau, đàn trâu, bò phát triển được mấy con, ông đem 2 con bò đổi khu đất rộng khoảng 5ha để làm trang trại vừa trồng ngô, hoa màu vừa chăn nuôi gia súc, gia cầm. Lúc đó cả trang trại chỉ có duy nhất một cây sơn tra năm nào cũng sai quả, mùa quả chín rụng xuống, trâu, bò, lợn rất thích ăn, thỉnh thoảng cũng có người về tìm mua quả sơn tra , tuy giá lúc ấy chỉ 500 đồng/kg.
Thấy vậy, ông nẩy ý định trồng sơn tra, từ đó ông lấy hạt ươm giống rồi trồng khắp trang trại nhưng do sơn tra chưa có giá trị như bây giờ nên không quan tâm chăm sóc vì thế bị gia súc phá hết, còn khoảng 1/3 số cây sống được, hiện nay đều cho thu hoạch quả. Năm 2000, ông Sinh lại tiếp tục mua khu vườn của một hộ dân trong bản rộng khoảng 3ha, trong đó cũng có nhiều cây sơn tra đã ra quả. Sau khi mua, ông tiếp tục ươm giống trồng vào những diện tích chưa có sơn tra.
Qua nhiều năm cố gắng, hiện nay, ông Sinh có tổng trên 7ha sơn tra nhưng phần lớn diện tích chủ yếu mới trồng lại, riêng phần đã ra quả, vụ năm 2012 cho thu trên 10 tấn, với giá bán bình quân 15.000 đồng/kg tại trang trại cho gia đình hơn 150 triệu đồng. Ngoài ra, gia đình ông Sinh còn chăn nuôi được nhiều trâu, bò, thời điểm nhiều nhất, gia đình có trên 20 con. Vài năm trở lại đây, ông bán bớt đi để mua đất trồng sơn tra và mua ruộng nên đàn gia súc đã giảm xuống chỉ còn 9 con bò, 3 con trâu, một con ngựa và trên chục con dê cùng đàn lợn, gà, vịt...
Không chỉ vậy, ông còn tích cực học hỏi kinh nghiệm, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, hàng năm gia đình thu về trên 3 tấn lúa và gần 1 tấn ngô để phục vụ sinh hoạt và chăn nuôi. Chưa hết, ông còn trồng được trên 1,5ha thảo quả đã bắt đầu cho thu hoạch quả, năm 2012 đã bán được trên 10 triệu đồng, dự kiến vụ năm 2013 sẽ cho thu gấp đôi.
Mặc dù không biết chữ nhưng nhờ chăm chỉ lao động, sản xuất cùng với biết lựa chọn những loại cây trồng, vật nuôi phù hợp, hiện nay gia đình ông Lù Rủ Sinh đã có nguồn thu nhập ổn định giúp gia đình vươn lên thoát nghèo, khấm khá ở trong xã. Ông luôn là tấm gương tiêu biểu về lao động, sản xuất để nhân dân ở xã vùng cao Nậm Có học tập, làm theo.