Những năm qua, các cấp Hội Nông dân (HND) huyện Văn Chấn không ngừng đổi mới, sáng tạo làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm nâng cao chất lượng các phong trào thi đua; xây dựng các mô hình kinh tế theo hướng thiết thực, hiệu quả; chú trọng liên kết phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm…, góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông dân, nông thôn phát triển, giúp nông dân giảm nghèo.
Hội viên Hội nông dân các xã huyện Văn Chấn làm nấm rơm cung ứng ra thị trường tiêu thụ.
Để thúc đẩy sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị sản phẩm, giảm nghèo bền vững, HND các cấp trong huyện đã bám sát nghị quyết đại hội đảng các cấp; Đề án tái cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa...
Các chỉ tiêu, kế hoạch, giải pháp được xây dựng và ban hành kịp thời, tạo cơ hội để hội viên sớm tiếp cận và lựa chọn các tiến bộ về giống, phân bón, kỹ thuật canh tác nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao trên diện tích đất canh tác. Hội chú trọng đẩy mạnh các phong trào thi đua như: "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG), đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, "Nông dân xây dựng nông thôn mới (NTM), đô thị văn minh”...
Để nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật về cây trồng, vật nuôi, hàng năm, Hội đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện tổ chức trên 100 buổi tuyên truyền cho gần 8.000 lượt hội viên tham gia về kỹ thuật phòng, chống rét cho trâu, bò; chăm sóc lúa, phòng trừ sâu bệnh cho cây ăn quả…
Hội còn đứng ra ủy thác với Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện thông qua 92 tổ tiết kiệm và vay vốn, tạo điều kiện cho 3.032 hộ vay trên 127 tỷ đồng; sử dụng hiệu quả Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp; triển khai các mô hình sản xuất, kinh doanh; phối hợp với Công ty Apatits Lào Cai và Công ty cổ phần Supe phốt phát hóa chất Lâm Thao cung ứng gần 1.500 tấn phân bón trả chậm/năm cho nông dân…
Từ các chương trình hỗ trợ, tại các cơ sở Hội ngày càng xuất hiện nhiều mô hình sản xuất với quy mô lớn, sản xuất theo tiêu chuẩn Việt GAP và hướng tới mô hình sản xuất hữu cơ đem lại hiệu quả kinh tế cao. Điển hình như mô hình trồng rừng kết hợp với trồng cam tại các xã: Nghĩa Tâm, Bình Thuận, Thượng Bằng La, thị trấn Nông trường Trần Phú...; mô hình trồng quế, chăn nuôi trâu, bò ở các xã: Nậm Búng, Gia Hội, An Lương…
Hàng năm, HND huyện giao chỉ tiêu cho các Hội cơ sở giúp đỡ từ 20 đến 30 hộ thoát nghèo bền vững; tư vấn, hỗ trợ hướng dẫn thành lập 7 doanh nghiệp do nông dân làm chủ; 15 hợp tác xã, 68 tổ hợp tác tạo việc làm, nâng cao thu nhập và giúp hội viên trao đổi kinh nghiệm giúp nhau vươn lên làm giàu.
Ông Phan Nguyên Hà - Chủ tịch HND huyện Văn Chấn cho biết: "HND huyện đã chủ động phối hợp với các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh triển khai nhiều chương trình, dự án nhằm hỗ trợ phát triển liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm cho thương hiệu cam Văn Chấn của 9 xã vùng ngoài; phối hợp với Công ty TNHH Wood Yên Bình trong tiêu thụ gỗ rừng trồng cho các xã: Tân Thịnh, Chấn Thịnh, Bình Thuận, Minh An… Thiết thực giúp đỡ hội viên nghèo, các cấp Hội cơ sở đã chú trọng vận động hội viên và nông dân tham gia hỗ trợ, giúp đỡ hội viên nghèo vươn lên ổn định đời sống, phát triển kinh tế. Hàng năm, toàn huyện đã có trên 300 hộ hội viên nông dân nghèo thoát nghèo bền vững”.
Nhằm tạo động lực giúp hội viên vươn lên làm giàu và giảm nghèo bền vững, các cấp Hội chú trọng phát động Phong trào "Nông dân SXKDG”, khuyến khích, động viên hội viên đổi mới tư duy, mạnh dạn thay đổi nếp nghĩ, cách làm. Đến nay, toàn huyện có 8.116 hộ đạt danh hiệu nông dân SXKDG các cấp.
Tiêu biểu trong lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp kết hợp với chăn nuôi cho thu nhập từ 200 triệu đồng đến trên 500 triệu đồng/năm có gia đình hội viên: Giàng A Sáu, thôn Sài Lương 3, xã An Lương với mô hình trồng quế, thu nhập trên 200 triệu đồng/năm; hội viên Lưu Xuân Quang, thôn Khe Mơ, xã Đại Lịch với mô hình thu mua và sơ chế chè búp tươi và chế biến gỗ rừng trồng, thu nhập trên 500 triệu đồng/năm; hội viên Trần Hữu Vượng, thôn Noong Tài, xã Thượng Bằng La có mô hình nuôi ba ba, cá, vịt, thu nhập trên 600 triệu đồng/năm…
Nhiều hộ hội viên năng động mở rộng sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm ổn định cho từ 10 đến 20 lao động với thu nhập từ 5 triệu đồng đến 8 triệu đồng/người/tháng. Những tấm gương SXKDG không chỉ tiên phong, mở hướng làm giàu, đánh thức tiềm năng, lợi thế của địa phương mà còn góp phần hình thành các sản phẩm tiêu biểu, giúp đỡ hộ nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững.
Đổi mới cách tiếp cận, giúp nông dân giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm của HND huyện Văn Chấn đề ra cho nhiệm kỳ năm 2023 - 2028. Cùng với đó, Hội xác định lấy sản xuất nông - lâm nghiệp làm mũi nhọn để tạo đà phát triển kinh tế bền vững; sản xuất hàng hóa gắn với chất lượng, hiệu quả và xây dựng các thương hiệu sản phẩm theo tiêu chuẩn Việt GAP…, Hội chỉ đạo các cấp hội tiếp tục đổi mới, sáng tạo và triển khai hiệu quả các phong trào thi đua; chung tay cùng với cộng đồng chia sẻ, giúp đỡ hộ nghèo…, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện đã đề ra.
Theo Báo Yên Bái
Những năm qua, các cấp Hội Nông dân (HND) huyện Văn Chấn không ngừng đổi mới, sáng tạo làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm nâng cao chất lượng các phong trào thi đua; xây dựng các mô hình kinh tế theo hướng thiết thực, hiệu quả; chú trọng liên kết phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm…, góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông dân, nông thôn phát triển, giúp nông dân giảm nghèo.Để thúc đẩy sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị sản phẩm, giảm nghèo bền vững, HND các cấp trong huyện đã bám sát nghị quyết đại hội đảng các cấp; Đề án tái cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa...
Các chỉ tiêu, kế hoạch, giải pháp được xây dựng và ban hành kịp thời, tạo cơ hội để hội viên sớm tiếp cận và lựa chọn các tiến bộ về giống, phân bón, kỹ thuật canh tác nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao trên diện tích đất canh tác. Hội chú trọng đẩy mạnh các phong trào thi đua như: "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG), đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, "Nông dân xây dựng nông thôn mới (NTM), đô thị văn minh”...
Để nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật về cây trồng, vật nuôi, hàng năm, Hội đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện tổ chức trên 100 buổi tuyên truyền cho gần 8.000 lượt hội viên tham gia về kỹ thuật phòng, chống rét cho trâu, bò; chăm sóc lúa, phòng trừ sâu bệnh cho cây ăn quả…
Hội còn đứng ra ủy thác với Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện thông qua 92 tổ tiết kiệm và vay vốn, tạo điều kiện cho 3.032 hộ vay trên 127 tỷ đồng; sử dụng hiệu quả Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp; triển khai các mô hình sản xuất, kinh doanh; phối hợp với Công ty Apatits Lào Cai và Công ty cổ phần Supe phốt phát hóa chất Lâm Thao cung ứng gần 1.500 tấn phân bón trả chậm/năm cho nông dân…
Từ các chương trình hỗ trợ, tại các cơ sở Hội ngày càng xuất hiện nhiều mô hình sản xuất với quy mô lớn, sản xuất theo tiêu chuẩn Việt GAP và hướng tới mô hình sản xuất hữu cơ đem lại hiệu quả kinh tế cao. Điển hình như mô hình trồng rừng kết hợp với trồng cam tại các xã: Nghĩa Tâm, Bình Thuận, Thượng Bằng La, thị trấn Nông trường Trần Phú...; mô hình trồng quế, chăn nuôi trâu, bò ở các xã: Nậm Búng, Gia Hội, An Lương…
Hàng năm, HND huyện giao chỉ tiêu cho các Hội cơ sở giúp đỡ từ 20 đến 30 hộ thoát nghèo bền vững; tư vấn, hỗ trợ hướng dẫn thành lập 7 doanh nghiệp do nông dân làm chủ; 15 hợp tác xã, 68 tổ hợp tác tạo việc làm, nâng cao thu nhập và giúp hội viên trao đổi kinh nghiệm giúp nhau vươn lên làm giàu.
Ông Phan Nguyên Hà - Chủ tịch HND huyện Văn Chấn cho biết: "HND huyện đã chủ động phối hợp với các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh triển khai nhiều chương trình, dự án nhằm hỗ trợ phát triển liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm cho thương hiệu cam Văn Chấn của 9 xã vùng ngoài; phối hợp với Công ty TNHH Wood Yên Bình trong tiêu thụ gỗ rừng trồng cho các xã: Tân Thịnh, Chấn Thịnh, Bình Thuận, Minh An… Thiết thực giúp đỡ hội viên nghèo, các cấp Hội cơ sở đã chú trọng vận động hội viên và nông dân tham gia hỗ trợ, giúp đỡ hội viên nghèo vươn lên ổn định đời sống, phát triển kinh tế. Hàng năm, toàn huyện đã có trên 300 hộ hội viên nông dân nghèo thoát nghèo bền vững”.
Nhằm tạo động lực giúp hội viên vươn lên làm giàu và giảm nghèo bền vững, các cấp Hội chú trọng phát động Phong trào "Nông dân SXKDG”, khuyến khích, động viên hội viên đổi mới tư duy, mạnh dạn thay đổi nếp nghĩ, cách làm. Đến nay, toàn huyện có 8.116 hộ đạt danh hiệu nông dân SXKDG các cấp.
Tiêu biểu trong lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp kết hợp với chăn nuôi cho thu nhập từ 200 triệu đồng đến trên 500 triệu đồng/năm có gia đình hội viên: Giàng A Sáu, thôn Sài Lương 3, xã An Lương với mô hình trồng quế, thu nhập trên 200 triệu đồng/năm; hội viên Lưu Xuân Quang, thôn Khe Mơ, xã Đại Lịch với mô hình thu mua và sơ chế chè búp tươi và chế biến gỗ rừng trồng, thu nhập trên 500 triệu đồng/năm; hội viên Trần Hữu Vượng, thôn Noong Tài, xã Thượng Bằng La có mô hình nuôi ba ba, cá, vịt, thu nhập trên 600 triệu đồng/năm…
Nhiều hộ hội viên năng động mở rộng sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm ổn định cho từ 10 đến 20 lao động với thu nhập từ 5 triệu đồng đến 8 triệu đồng/người/tháng. Những tấm gương SXKDG không chỉ tiên phong, mở hướng làm giàu, đánh thức tiềm năng, lợi thế của địa phương mà còn góp phần hình thành các sản phẩm tiêu biểu, giúp đỡ hộ nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững.
Đổi mới cách tiếp cận, giúp nông dân giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm của HND huyện Văn Chấn đề ra cho nhiệm kỳ năm 2023 - 2028. Cùng với đó, Hội xác định lấy sản xuất nông - lâm nghiệp làm mũi nhọn để tạo đà phát triển kinh tế bền vững; sản xuất hàng hóa gắn với chất lượng, hiệu quả và xây dựng các thương hiệu sản phẩm theo tiêu chuẩn Việt GAP…, Hội chỉ đạo các cấp hội tiếp tục đổi mới, sáng tạo và triển khai hiệu quả các phong trào thi đua; chung tay cùng với cộng đồng chia sẻ, giúp đỡ hộ nghèo…, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện đã đề ra.