Dù là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn nhưng đến nay, Yên Bái đã giải quyết căn bản tình trạng thiếu hụt về nhà ở, xóa nhà tạm, nhà dột nát, giúp các hộ dân, đặc biệt là hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống. Điều này cho thấy, Yên Bái đã có những cách làm đồng bộ, hiệu quả, thể hiện rõ mục tiêu, quyết tâm “Chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau”.
Bàn giao và trao Nhà tình nghĩa cho gia đình ông Hoàng Văn Dương, xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên.
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay (2021 - 2023), tỉnh đã tích cực huy động, lồng ghép các nguồn lực từ các chương trình, dự án, đề án hỗ trợ làm mới và sửa chữa gần 3.500 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, hộ bị ảnh hưởng bởi thiên tai (lũ quét, lũ ống, sạt lở đất) với tổng kinh phí gần 384 tỷ đồng. Trong đó, nguồn lực từ ngân sách Nhà nước và các nguồn xã hội hóa 167 tỷ đồng, nguồn huy động từ gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư gần 217 tỷ đồng (chiếm trên 56%).
Riêng năm 2023, toàn tỉnh đã khởi công làm mới và sửa chữa được gần trên 2.100 nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo với tổng kinh phí 238 tỷ đồng, trong đó, Đề án của tỉnh hỗ trợ làm mới và sửa chữa gần 1.600 nhà (kinh phí trên 191 tỷ đồng; trị giá bình quân của mỗi căn nhà sau khi hoàn thành là 136,7 triệu đồng/nhà làm mới; 46,1 triệu đồng/nhà sửa chữa, cao hơn nhiều so với mức hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước).
Tuy đạt được nhiều kết quả nổi bật, song Yên Bái vẫn là địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao so với cả nước, nguy cơ tái nghèo cao, đặc biệt là sau mỗi đợt thiên tai, bão lũ, nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo cần được hỗ trợ xây dựng và di dời đến địa điểm mới… Như vậy, nhu cầu hỗ trợ về nhà ở là rất lớn nhưng ngân sách địa phương, nguồn xã hội hóa còn hạn hẹp.
Theo mục tiêu của Đề án hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2025, đến hết năm 2024, tỉnh cần làm mới 1.046 nhà và sửa chữa 378 nhà với tổng nhu cầu kinh phí hỗ trợ (chưa bao gồm các nguồn kinh phí huy động từ gia đình và cộng đồng dân cư) là 69,9 tỷ đồng; trong đó, hỗ trợ làm mới 653 nhà thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi với kinh phí 35,9 tỷ đồng.
Do vậy, để giải quyết căn bản nhu cầu này, tỉnh cần tiếp tục huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các cấp, ngành, địa phương và các tổ chức chính trị - xã hội, người dân, doanh nghiệp thông qua công tác tuyên truyền, vận động nhằm huy động tối đa mọi nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực huy động từ xã hội hóa để triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, các cấp, các ngành, các địa phương cần có sự phối hợp chặt chẽ trong quá trình triển khai.
Ngoài mức kinh phí đã được hỗ trợ theo đề án, các địa phương cần chủ động thêm nhân công, vật liệu hỗ trợ các gia đình; phân công cụ thể cán bộ phụ trách từng thôn, bản, tổ dân phố để hướng dẫn, đôn đốc các hộ gia đình làm theo đúng tiến độ. Đặc biệt, đối với các hộ nghèo, cận nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, không có khả năng tự tổ chức làm nhà, các địa phương phải huy động sự tham gia của các tổ chức đoàn thể và cộng đồng dân cư để tổ chức làm nhà cho các đối tượng.
Cùng với đó, các ngành, địa phương được phân công, giao nhiệm vụ phải thường xuyên nắm bắt tình hình triển khai đề án, kế hoạch. Trên cơ sở đó kịp thời chỉ đạo, điều chỉnh, hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn tại cơ sở. Ngoài ra, tỉnh cần tranh thủ sự quan tâm, giúp đỡ của Trung ương, các ban, bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp cùng chung tay giúp tỉnh xóa nhà tạm, nhà dột nát, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng nhà ở, ổn định cuộc sống cho người dân và thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh. Qua đó, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng tỉnh Yên Bái phát triển nhanh, bền vững theo hướng "xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”.
Theo Báo Yên Bái
Dù là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn nhưng đến nay, Yên Bái đã giải quyết căn bản tình trạng thiếu hụt về nhà ở, xóa nhà tạm, nhà dột nát, giúp các hộ dân, đặc biệt là hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống. Điều này cho thấy, Yên Bái đã có những cách làm đồng bộ, hiệu quả, thể hiện rõ mục tiêu, quyết tâm “Chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau”.Từ đầu nhiệm kỳ đến nay (2021 - 2023), tỉnh đã tích cực huy động, lồng ghép các nguồn lực từ các chương trình, dự án, đề án hỗ trợ làm mới và sửa chữa gần 3.500 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, hộ bị ảnh hưởng bởi thiên tai (lũ quét, lũ ống, sạt lở đất) với tổng kinh phí gần 384 tỷ đồng. Trong đó, nguồn lực từ ngân sách Nhà nước và các nguồn xã hội hóa 167 tỷ đồng, nguồn huy động từ gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư gần 217 tỷ đồng (chiếm trên 56%).
Riêng năm 2023, toàn tỉnh đã khởi công làm mới và sửa chữa được gần trên 2.100 nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo với tổng kinh phí 238 tỷ đồng, trong đó, Đề án của tỉnh hỗ trợ làm mới và sửa chữa gần 1.600 nhà (kinh phí trên 191 tỷ đồng; trị giá bình quân của mỗi căn nhà sau khi hoàn thành là 136,7 triệu đồng/nhà làm mới; 46,1 triệu đồng/nhà sửa chữa, cao hơn nhiều so với mức hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước).
Tuy đạt được nhiều kết quả nổi bật, song Yên Bái vẫn là địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao so với cả nước, nguy cơ tái nghèo cao, đặc biệt là sau mỗi đợt thiên tai, bão lũ, nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo cần được hỗ trợ xây dựng và di dời đến địa điểm mới… Như vậy, nhu cầu hỗ trợ về nhà ở là rất lớn nhưng ngân sách địa phương, nguồn xã hội hóa còn hạn hẹp.
Theo mục tiêu của Đề án hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2025, đến hết năm 2024, tỉnh cần làm mới 1.046 nhà và sửa chữa 378 nhà với tổng nhu cầu kinh phí hỗ trợ (chưa bao gồm các nguồn kinh phí huy động từ gia đình và cộng đồng dân cư) là 69,9 tỷ đồng; trong đó, hỗ trợ làm mới 653 nhà thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi với kinh phí 35,9 tỷ đồng.
Do vậy, để giải quyết căn bản nhu cầu này, tỉnh cần tiếp tục huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các cấp, ngành, địa phương và các tổ chức chính trị - xã hội, người dân, doanh nghiệp thông qua công tác tuyên truyền, vận động nhằm huy động tối đa mọi nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực huy động từ xã hội hóa để triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, các cấp, các ngành, các địa phương cần có sự phối hợp chặt chẽ trong quá trình triển khai.
Ngoài mức kinh phí đã được hỗ trợ theo đề án, các địa phương cần chủ động thêm nhân công, vật liệu hỗ trợ các gia đình; phân công cụ thể cán bộ phụ trách từng thôn, bản, tổ dân phố để hướng dẫn, đôn đốc các hộ gia đình làm theo đúng tiến độ. Đặc biệt, đối với các hộ nghèo, cận nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, không có khả năng tự tổ chức làm nhà, các địa phương phải huy động sự tham gia của các tổ chức đoàn thể và cộng đồng dân cư để tổ chức làm nhà cho các đối tượng.
Cùng với đó, các ngành, địa phương được phân công, giao nhiệm vụ phải thường xuyên nắm bắt tình hình triển khai đề án, kế hoạch. Trên cơ sở đó kịp thời chỉ đạo, điều chỉnh, hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn tại cơ sở. Ngoài ra, tỉnh cần tranh thủ sự quan tâm, giúp đỡ của Trung ương, các ban, bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp cùng chung tay giúp tỉnh xóa nhà tạm, nhà dột nát, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng nhà ở, ổn định cuộc sống cho người dân và thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh. Qua đó, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng tỉnh Yên Bái phát triển nhanh, bền vững theo hướng "xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”.