CTTĐT - Việc điều tra thu thập thông tin hộ có đối tượng Bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tại thời điểm điều tra theo phiếu C1 là một việc mới, chưa có tiền lệ, lại đòi hỏi tính chính xác cao trong khi trình độ của đội ngũ cán bộ cấp xã, phường, thị trấn đặc biệt là các xã vùng cao, các xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số còn rất hạn chế, vốn chưa quen với các công việc tỉ mỉ và có yêu cầu chặt chẽ về hình thức và nội dung ghi phiếu.
Cán bộ đi điều tra hộ trợ cấp
Năm 2016 là năm đầu giai đoạn 2016-2020, các cấp chính quyền trong đó có đội ngũ cán bộ cơ sở tham gia điều tra phải xây dựng nhiều báo cáo, kế hoạch công tác và tham gia triển khai công tác bầu cử, do đó thời gian dành cho công tác điều tra gặp nhiều khó khăn, anh hưởng đến tiến độ và chất lượng của cuộc điều tra.
Địa bàn tỉnh trải rộng, giao thông đi lại khó khăn, Các hộ nghèo, hộ cận nghèo và các có đối tượng bảo trợ lại thường cư trú tại các thôn, bản có điều kiện tế xã hội khó khăn do đó các điều tra viên và cán bộ mất rất nhiều thời gian trong việc di chuyển từ ủy ban xã đến các hộ để lấy thông tin và tổ chức kiểm tra, giám sát.
Nhiều hộ gia đình là đồng bào dân tộc thiểu số còn chưa làm các thủ tục như khai sinh cho trẻ em, cấp giấy chứng minh nhân dân, cấp hộ khẩu do đó việc lấy các thông tin liên quan đến các loại giấy tờ trên ở nhiều phiếu không thực hiện được, phải để trống.
Một số đối tượng Bảo trợ xã hội là người dân tộc thiểu số, không biết nói, biết viết tiếng phổ thông, một số đối tượng bảo trợ xã hội là người khuyết tật không có khả năng giao tiếp do đó dù điều tra viên đã đến hộ nhưng không gặp được người nhà của họ nên vẫn không lấy được thông tin và phải đi lại nhiều lần tốn kém về thời gian và ảnh hưởng đến tiến điều tra.
Tài liệu tập huấn nghiệp vụ điều tra trong thời gian đầu vẫn còn có một số điểm chưa thật rõ ràng, chính xác, cụ thể gây ra những khó khăn lúng túng cho đội ngũ cán bộ điều tra viên, nhất là trong thời gian đầu của cuộc điều tra.
Do đó, để làm tốt công tác điêu tra, thu thập thông tin hộ có đối tượng khai thu thập thông tin hộ hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ gia đình có đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng trên địa bàn tỉnh, tỉnh Yên Bái cũng đề nghị Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đẩy nhanh tiến độ thực hiện việc cập nhật dữ liệu từ các phiếu vào hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia để các địa phương sớm triển khai ứng dụng vào công tác quản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo và các hộ có đối tượng bảo trợ xã hội trên thực tế, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách an sinh xã hội tại địa phương.
Do hệ thống cơ sở vật chất nói chung, đặc biệt là hệ thống cơ sở vật chất về công nghệ thông tin phục vụ cho công tác quản lý của ngành Lao động-Thương binh và xã hội trên địa bàn tỉnh Yên Bái còn rất nhiều hạn chế. Đề nghị Ban quản lý Dự án Tăng cường hệ thống trợ giúp xã hội Việt Nam quan tâm, hỗ trợ hệ thống máy tính cho địa phương trên địa bàn tỉnh để địa phương có điều kiện tiếp cận và sử dụng các phần mềm về quản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng bảo trợ.
Đề nghị Ban quản lý Dự án Tăng cường hệ thống trợ giúp xã hội Việt Nam và các nhà thầu có phương án để các địa phương có thể trực tiếp cập nhật, sửa đổi, bổ sung các thông tin còn thiếu hoặc sai xót cũng như các thông tin của các hộ có đối tượng bảo trợ xã hội mới phát sinh vào cơ sở dữ liệu quốc gia để rút ngắn thời gian cập nhật, bổ sung dữ li
Thu Hương
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Việc điều tra thu thập thông tin hộ có đối tượng Bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tại thời điểm điều tra theo phiếu C1 là một việc mới, chưa có tiền lệ, lại đòi hỏi tính chính xác cao trong khi trình độ của đội ngũ cán bộ cấp xã, phường, thị trấn đặc biệt là các xã vùng cao, các xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số còn rất hạn chế, vốn chưa quen với các công việc tỉ mỉ và có yêu cầu chặt chẽ về hình thức và nội dung ghi phiếu.Năm 2016 là năm đầu giai đoạn 2016-2020, các cấp chính quyền trong đó có đội ngũ cán bộ cơ sở tham gia điều tra phải xây dựng nhiều báo cáo, kế hoạch công tác và tham gia triển khai công tác bầu cử, do đó thời gian dành cho công tác điều tra gặp nhiều khó khăn, anh hưởng đến tiến độ và chất lượng của cuộc điều tra.
Địa bàn tỉnh trải rộng, giao thông đi lại khó khăn, Các hộ nghèo, hộ cận nghèo và các có đối tượng bảo trợ lại thường cư trú tại các thôn, bản có điều kiện tế xã hội khó khăn do đó các điều tra viên và cán bộ mất rất nhiều thời gian trong việc di chuyển từ ủy ban xã đến các hộ để lấy thông tin và tổ chức kiểm tra, giám sát.
Nhiều hộ gia đình là đồng bào dân tộc thiểu số còn chưa làm các thủ tục như khai sinh cho trẻ em, cấp giấy chứng minh nhân dân, cấp hộ khẩu do đó việc lấy các thông tin liên quan đến các loại giấy tờ trên ở nhiều phiếu không thực hiện được, phải để trống.
Một số đối tượng Bảo trợ xã hội là người dân tộc thiểu số, không biết nói, biết viết tiếng phổ thông, một số đối tượng bảo trợ xã hội là người khuyết tật không có khả năng giao tiếp do đó dù điều tra viên đã đến hộ nhưng không gặp được người nhà của họ nên vẫn không lấy được thông tin và phải đi lại nhiều lần tốn kém về thời gian và ảnh hưởng đến tiến điều tra.
Tài liệu tập huấn nghiệp vụ điều tra trong thời gian đầu vẫn còn có một số điểm chưa thật rõ ràng, chính xác, cụ thể gây ra những khó khăn lúng túng cho đội ngũ cán bộ điều tra viên, nhất là trong thời gian đầu của cuộc điều tra.
Do đó, để làm tốt công tác điêu tra, thu thập thông tin hộ có đối tượng khai thu thập thông tin hộ hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ gia đình có đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng trên địa bàn tỉnh, tỉnh Yên Bái cũng đề nghị Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đẩy nhanh tiến độ thực hiện việc cập nhật dữ liệu từ các phiếu vào hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia để các địa phương sớm triển khai ứng dụng vào công tác quản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo và các hộ có đối tượng bảo trợ xã hội trên thực tế, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách an sinh xã hội tại địa phương.
Do hệ thống cơ sở vật chất nói chung, đặc biệt là hệ thống cơ sở vật chất về công nghệ thông tin phục vụ cho công tác quản lý của ngành Lao động-Thương binh và xã hội trên địa bàn tỉnh Yên Bái còn rất nhiều hạn chế. Đề nghị Ban quản lý Dự án Tăng cường hệ thống trợ giúp xã hội Việt Nam quan tâm, hỗ trợ hệ thống máy tính cho địa phương trên địa bàn tỉnh để địa phương có điều kiện tiếp cận và sử dụng các phần mềm về quản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng bảo trợ.
Đề nghị Ban quản lý Dự án Tăng cường hệ thống trợ giúp xã hội Việt Nam và các nhà thầu có phương án để các địa phương có thể trực tiếp cập nhật, sửa đổi, bổ sung các thông tin còn thiếu hoặc sai xót cũng như các thông tin của các hộ có đối tượng bảo trợ xã hội mới phát sinh vào cơ sở dữ liệu quốc gia để rút ngắn thời gian cập nhật, bổ sung dữ li
Thu Hương