Nổi bật trong các nguồn vốn đầu tư các xã, thôn đặc biệt khó khăn của Yên Bình là Chương trình 135 với trên 76 tỷ đồng giai đoạn 2016 - 2020.
Đồng bào dân tộc thiểu số huyện Yên Bình được hỗ trợ dê giống để phát triển kinh tế.
Huyện Yên Bình xác định đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới (NTM) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là nhiệm vụ trọng tâm. Qua đó, đời sống người dân được nâng lên rõ rệt, góp phần giảm nghèo bền vững.
Nổi bật từ các nguồn vốn đầu tư các xã, thôn đặc biệt khó khăn (ĐBKK) là Chương trình 135. Chỉ tính riêng giai đoạn 2016 - 2020 vừa qua, tổng vốn đầu tư của Chương trình đạt trên 76 tỷ đồng, xây dựng 73 công trình. Trong đó, xây dựng mới 30 công trình giao thông, 43 công trình phục vụ sinh hoạt văn hóa và trường lớp học.
Các công trình có vốn đầu tư lớn như: đường thôn 1 xã Ngọc Chấn, trên 1,5 tỷ đồng; đường thôn 10 xã Xuân Long, gần 1,6 tỷ đồng; đường thôn 4, xã Tích Cốc, gần 1,4 tỷ đồng; đường thôn Bản Lầu, xã Cảm Nhân, trên 2,2 tỷ đồng…
Công trình trường học gồm: Trường Mầm non xã Yên Thành, trên 2,7 tỷ đồng; Trường Mầm non xã Phúc An 1,1 tỷ đồng… Cải tạo nâng cấp chợ các xã: Đại Minh, Xuân Long, Tích Cốc, Cảm Nhân, Vũ Linh, Xuân Lai, Yên Thành…
Ngoài ra, sửa chữa 23 công trình thủy lợi; cải tạo, xây mới 30 nhà văn hóa thôn; xây dựng và sửa chữa 675 nhà ở dân cư… Đánh giá các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện thời gian qua cho thấy: 100% công trình được khởi công đúng tiến độ, chất lượng đảm bảo.
Ông Nguyễn Văn Vịnh - Phó Giám đốc Ban Quản lý đầu tư xây dựng huyện cho biết: "Năm 2021, tổng các nguồn vốn đầu tư trên địa bàn huyện đạt trên 163 tỷ đồng, trong đó, vốn đầu tư trên 125 tỷ đồng, vốn sự nghiệp trên 32 tỷ đồng và vốn chuyển nguồn trên 6 tỷ đồng. Đến nay, chúng tôi đã giải ngân đạt trên 148 tỷ đồng, đạt 91% kế hoạch. Từ nguồn vốn trên, huyện tập trung đầu tư vào 5 xã đạt chuẩn NTM gồm: Phúc Ninh, Mỹ Gia, Xuân Lai, Cảm Nhân, Bảo Ái".
"Trong đó, Phúc Ninh đầu tư xây dựng Trường TH&THCS, kinh phí 9,5 tỷ đồng; xã Mỹ Gia xây dựng Trường TH&THCS 9 tỷ đồng và nhà văn hóa kết hợp với nhà làm việc, trên 3,2 tỷ đồng; xã Bảo Ái, gần 11 tỷ đồng xây dựng Trường Mầm non và 6,5 tỷ đồng xây dựng Trường THCS…
Trong quá trình triển khai các công trình tại cơ sở chúng tôi gặp phải một số khó khăn như: đơn giá bồi thường hỗ trợ về đất nông nghiệp trong khu dân cư tiếp giáp với trục đường giao thông chính còn thấp so với thực tế dẫn đến khó khăn trong công tác bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án. Một số xã do địa bàn rộng, chia cắt bởi hồ Thác Bà, giá cả thị trường có biến động nên ảnh hưởng đến giá dự toán xây dựng các công trình…”, ông Vịnh nói.
Để hỗ trợ vùng đồng bào DTTS phát triển kinh tế, Chương trình 135 còn đầu tư trên 20 tỷ đồng với 3.025 hộ và 39 nhóm hộ được hưởng lợi gồm: hỗ trợ mua trâu, bò cho 929 hộ, kinh phí 9,881 tỷ đồng; hỗ trợ mua lợn nái cho 332 hộ, kinh phí 664 triệu đồng; làm chuồng trại cho 75 hộ, kinh phí 150 triệu đồng và hỗ trợ mua nông cụ sản xuất cho 1.124 hộ, kinh phí 4,433 tỷ đồng…
Trong quá trình triển khai dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, huyện đã lồng ghép để thực hiện các mục tiêu quy hoạch phát triển nông nghiệp, triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chăn nuôi, góp phần tăng đàn, giúp hộ DTTS giảm bớt khó khăn về giống và kỹ thuật, vật tư sản xuất, giúp nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi.
Nhiều xã đã có cách làm hay, sáng tạo, đạt hiệu quả cao, góp phần cho công tác xóa đói, giảm nghèo. Hoạt động đào tạo nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm cũng đặc biệt được quan tâm. Hàng năm, đã tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hàng ngàn lao động là người DTTS với thu nhập từ 5 đến 10 triệu đồng/người/tháng.
Từ những chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng vùng DTTS, hàng năm, tỷ lệ hộ nghèo tại các xã, thôn ĐBKK giảm trung bình 3,5% hộ nghèo trở lên; thu nhập bình quân đầu người các xã, thôn ĐBKK đạt trên 25 triệu đồng/người/năm; trên 40% số xã ĐBKK đạt tiêu chí NTM về giao thông; tỷ lệ đồng bào DTTS được đào tạo nghề từ sơ cấp trở lên đạt trên 30%; tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc-xin đạt 100%; tỷ lệ học sinh hoàn thành các cấp học đạt 97,5%; trên 70% hộ nghèo được vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất; gần 70% hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh; trên 80% hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 25% hộ tham gia dự án thoát nghèo bền vững…
Thời gian tới, huyện tiếp tục triển khai hiệu quả các nguồn vốn đầu tư của các chương trình, dự án để kiên cố hóa hệ thống cơ sở hạ tầng vùng ĐBKK về điện, đường, trường, trạm; tăng cường tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, đào tạo nghề cho người DTTS; tập trung phát triển kinh tế rừng gắn với nuôi trồng thủy sản… tạo động lực để hộ nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững.
Theo Báo Yên Bái
Nổi bật trong các nguồn vốn đầu tư các xã, thôn đặc biệt khó khăn của Yên Bình là Chương trình 135 với trên 76 tỷ đồng giai đoạn 2016 - 2020.Huyện Yên Bình xác định đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới (NTM) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là nhiệm vụ trọng tâm. Qua đó, đời sống người dân được nâng lên rõ rệt, góp phần giảm nghèo bền vững.
Nổi bật từ các nguồn vốn đầu tư các xã, thôn đặc biệt khó khăn (ĐBKK) là Chương trình 135. Chỉ tính riêng giai đoạn 2016 - 2020 vừa qua, tổng vốn đầu tư của Chương trình đạt trên 76 tỷ đồng, xây dựng 73 công trình. Trong đó, xây dựng mới 30 công trình giao thông, 43 công trình phục vụ sinh hoạt văn hóa và trường lớp học.
Các công trình có vốn đầu tư lớn như: đường thôn 1 xã Ngọc Chấn, trên 1,5 tỷ đồng; đường thôn 10 xã Xuân Long, gần 1,6 tỷ đồng; đường thôn 4, xã Tích Cốc, gần 1,4 tỷ đồng; đường thôn Bản Lầu, xã Cảm Nhân, trên 2,2 tỷ đồng…
Công trình trường học gồm: Trường Mầm non xã Yên Thành, trên 2,7 tỷ đồng; Trường Mầm non xã Phúc An 1,1 tỷ đồng… Cải tạo nâng cấp chợ các xã: Đại Minh, Xuân Long, Tích Cốc, Cảm Nhân, Vũ Linh, Xuân Lai, Yên Thành…
Ngoài ra, sửa chữa 23 công trình thủy lợi; cải tạo, xây mới 30 nhà văn hóa thôn; xây dựng và sửa chữa 675 nhà ở dân cư… Đánh giá các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện thời gian qua cho thấy: 100% công trình được khởi công đúng tiến độ, chất lượng đảm bảo.
Ông Nguyễn Văn Vịnh - Phó Giám đốc Ban Quản lý đầu tư xây dựng huyện cho biết: "Năm 2021, tổng các nguồn vốn đầu tư trên địa bàn huyện đạt trên 163 tỷ đồng, trong đó, vốn đầu tư trên 125 tỷ đồng, vốn sự nghiệp trên 32 tỷ đồng và vốn chuyển nguồn trên 6 tỷ đồng. Đến nay, chúng tôi đã giải ngân đạt trên 148 tỷ đồng, đạt 91% kế hoạch. Từ nguồn vốn trên, huyện tập trung đầu tư vào 5 xã đạt chuẩn NTM gồm: Phúc Ninh, Mỹ Gia, Xuân Lai, Cảm Nhân, Bảo Ái".
"Trong đó, Phúc Ninh đầu tư xây dựng Trường TH&THCS, kinh phí 9,5 tỷ đồng; xã Mỹ Gia xây dựng Trường TH&THCS 9 tỷ đồng và nhà văn hóa kết hợp với nhà làm việc, trên 3,2 tỷ đồng; xã Bảo Ái, gần 11 tỷ đồng xây dựng Trường Mầm non và 6,5 tỷ đồng xây dựng Trường THCS…
Trong quá trình triển khai các công trình tại cơ sở chúng tôi gặp phải một số khó khăn như: đơn giá bồi thường hỗ trợ về đất nông nghiệp trong khu dân cư tiếp giáp với trục đường giao thông chính còn thấp so với thực tế dẫn đến khó khăn trong công tác bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án. Một số xã do địa bàn rộng, chia cắt bởi hồ Thác Bà, giá cả thị trường có biến động nên ảnh hưởng đến giá dự toán xây dựng các công trình…”, ông Vịnh nói.
Để hỗ trợ vùng đồng bào DTTS phát triển kinh tế, Chương trình 135 còn đầu tư trên 20 tỷ đồng với 3.025 hộ và 39 nhóm hộ được hưởng lợi gồm: hỗ trợ mua trâu, bò cho 929 hộ, kinh phí 9,881 tỷ đồng; hỗ trợ mua lợn nái cho 332 hộ, kinh phí 664 triệu đồng; làm chuồng trại cho 75 hộ, kinh phí 150 triệu đồng và hỗ trợ mua nông cụ sản xuất cho 1.124 hộ, kinh phí 4,433 tỷ đồng…
Trong quá trình triển khai dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, huyện đã lồng ghép để thực hiện các mục tiêu quy hoạch phát triển nông nghiệp, triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chăn nuôi, góp phần tăng đàn, giúp hộ DTTS giảm bớt khó khăn về giống và kỹ thuật, vật tư sản xuất, giúp nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi.
Nhiều xã đã có cách làm hay, sáng tạo, đạt hiệu quả cao, góp phần cho công tác xóa đói, giảm nghèo. Hoạt động đào tạo nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm cũng đặc biệt được quan tâm. Hàng năm, đã tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hàng ngàn lao động là người DTTS với thu nhập từ 5 đến 10 triệu đồng/người/tháng.
Từ những chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng vùng DTTS, hàng năm, tỷ lệ hộ nghèo tại các xã, thôn ĐBKK giảm trung bình 3,5% hộ nghèo trở lên; thu nhập bình quân đầu người các xã, thôn ĐBKK đạt trên 25 triệu đồng/người/năm; trên 40% số xã ĐBKK đạt tiêu chí NTM về giao thông; tỷ lệ đồng bào DTTS được đào tạo nghề từ sơ cấp trở lên đạt trên 30%; tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc-xin đạt 100%; tỷ lệ học sinh hoàn thành các cấp học đạt 97,5%; trên 70% hộ nghèo được vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất; gần 70% hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh; trên 80% hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 25% hộ tham gia dự án thoát nghèo bền vững…
Thời gian tới, huyện tiếp tục triển khai hiệu quả các nguồn vốn đầu tư của các chương trình, dự án để kiên cố hóa hệ thống cơ sở hạ tầng vùng ĐBKK về điện, đường, trường, trạm; tăng cường tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, đào tạo nghề cho người DTTS; tập trung phát triển kinh tế rừng gắn với nuôi trồng thủy sản… tạo động lực để hộ nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững.