CTTĐT - Trong những năm qua, tỉnh Yên Bái đã ban hành nhiều các văn bản chỉ đạo và các chính sách giảm nghèo triển khai trên địa bàn, trong đó phê duyệt Đề án giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015 nhằm huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội vào công cuộc giảm nghèo, đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của hộ nghèo, cận nghèo.
Thời gian qua, Yên Bái đã chú trọng công tác dạy nghề cho lao động nông thôn, góp phần tích cực vào công tác xóa nghèo của tỉnh.
Với mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm 4%; đến cuối năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo còn 17,5%, tỷ lệ hộ cận nghèo còn dưới 4,5%; Bảo đảm nguồn lực, thực hiện đầy đủ, chính xác, kịp thời các chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo, người nghèo; 100% số hộ nghèo có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn sản xuất được xét duyệt cho vay; 100% người nghèo, người dân tộc thiểu số được cấp phát thẻ khám chữa bệnh miễn phí; 50% người cận nghèo tham gia mua bảo hiểm y tế; 100% đối tượng bảo trợ xã hội đủ điều kiện được hưởng kinh phí chi trả trợ cấp hàng tháng và cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí; 100% đối tượng thuộc diện được hưởng chính sách miễn giảm học phí và hỗ trợ học tập được thực hiện đầy đủ; 100 % hộ nghèo được hỗ trợ tiền điện theo qui định. Thực hiện tốt các chính sách khác liên quan đến hộ nghèo, người nghèo, người có thu nhập thấp. Phấn đấu số lao động nông thôn được đào tạo nghề trên 11.100 lao động/năm, trong đó lao động nghèo chiếm 30%; phấn đấu số lượt người được chuyển giao khoa học kỹ thuật nông nghiệp bình quân 65.000 lượt người/năm.
Để đạt được các mục tiêu trên, tỉnh Yên Bái đưa ra các nhóm giải pháp được như: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền đối với công tác giảm nghèo bền vững. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước, xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành để thực hiện có hiệu quả chương trình; Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, sự tham gia của người dân trong công tác tuyên truyền, vận động nhằm chuyển biến nhận thức trong giảm nghèo, khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người nghèo; đẩy mạnh tuyên truyền nhằm thay đổi và chuyển biến nhận thức trong giảm nghèo, vận động người nghèo, hộ nghèo, người chưa có hoặc thiếu việc làm phát huy khả năng của bản thân, chủ động phấn đấu vươn lên vượt qua đói nghèo, không trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước.
Tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo; tăng cường công tác đào tạo nghề bằng nhiều hình thức, bảo đảm chất lượng dạy nghề. Gắn công tác đào nghề với việc tư vấn, giới thiệu, giải quyết việc làm, tạo điều kiện để tỷ lệ lao động sau khi được học nghề từ 60 % trở lên có việc làm ổn định; tập trung huy động mọi nguồn lực để thực hiện Đề án theo lộ trình hàng năm và cả giai đoạn. Thực hiện tốt việc lồng ghép các nguồn vốn của các CTMTQG và các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn; vốn ngân sách địa phương cân đối; vốn huy động cộng đồng và doanh nghiệp… Phấn đấu có đủ nguồn kinh phí thực hiện các nội dung và bảo đảm thực hiện tốt các mục tiêu của Đề án đề ra.
Tăng cường nhân lực thực hiện công tác giảm nghèo, an sinh xã hội ở cơ sở, chú trọng phát triển hệ thống mạng lưới an sinh xã hội để giúp đỡ đối tượng người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, người yếu thế trong xã hội. Thực hiện đúng, kịp thời các chính sách hiện hành để đảm bảo cho người nghèo được hưởng đầy đủ các ưu đãi về giáo dục, y tế, an sinh xã hội và các chính sách mới được ban hành. Sử dụng nguồn kinh phí đúng mục đích, có hiệu quả, cần đầu tư có trọng điểm, không dàn trải, quan tâm nhiều hơn đến những vùng đặc biệt khó khăn; tăng cường tập huấn, hướng dẫn kỹ năng giảm nghèo cho người dân. Chú trọng nghiên cứu, nhân rộng các mô hình, kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo có hiệu quả, nhất là những mô hình tạo nhiều việc làm, dễ thực hiện nhưng mang lại thu nhập bền vững cho hộ nghèo.
Phát động mạnh mẽ phong trào đóng góp vào "Quỹ vì người nghèo" và huy động nguồn kinh phí từ xã hội hóa đến mọi tổ chức kinh tế, xã hội, các tầng lớp dân cư, nhằm huy động nguồn lực chia sẻ trách nhiệm cộng đồng để hỗ trợ hộ nghèo có khó khăn về nhà ở được hỗ trợ sửa chữa, làm nhà mới; đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động ra ngoài nước và ngoài tỉnh, định hướng chọn những đơn hàng chắc chắn, có thu nhập ổn định, mức đóng phí phù hợp với hoàn cảnh của đối tượng lao động là người nghèo. Đẩy mạnh cung ứng lao động ra ngoài tỉnh để giúp người lao động có thu nhập ổn định; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đánh giá kết quả thực hiện, gắn với sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm trong công tác tổ chức triển khai thực hiện chương trình giảm nghèo. Làm tốt công tác thi đua khen thưởng để kịp thời động viên những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp xoá đói giảm nghèo của tỉnh.
Hồng Hạnh
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong những năm qua, tỉnh Yên Bái đã ban hành nhiều các văn bản chỉ đạo và các chính sách giảm nghèo triển khai trên địa bàn, trong đó phê duyệt Đề án giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015 nhằm huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội vào công cuộc giảm nghèo, đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của hộ nghèo, cận nghèo.
Với mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm 4%; đến cuối năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo còn 17,5%, tỷ lệ hộ cận nghèo còn dưới 4,5%; Bảo đảm nguồn lực, thực hiện đầy đủ, chính xác, kịp thời các chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo, người nghèo; 100% số hộ nghèo có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn sản xuất được xét duyệt cho vay; 100% người nghèo, người dân tộc thiểu số được cấp phát thẻ khám chữa bệnh miễn phí; 50% người cận nghèo tham gia mua bảo hiểm y tế; 100% đối tượng bảo trợ xã hội đủ điều kiện được hưởng kinh phí chi trả trợ cấp hàng tháng và cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí; 100% đối tượng thuộc diện được hưởng chính sách miễn giảm học phí và hỗ trợ học tập được thực hiện đầy đủ; 100 % hộ nghèo được hỗ trợ tiền điện theo qui định. Thực hiện tốt các chính sách khác liên quan đến hộ nghèo, người nghèo, người có thu nhập thấp. Phấn đấu số lao động nông thôn được đào tạo nghề trên 11.100 lao động/năm, trong đó lao động nghèo chiếm 30%; phấn đấu số lượt người được chuyển giao khoa học kỹ thuật nông nghiệp bình quân 65.000 lượt người/năm.
Để đạt được các mục tiêu trên, tỉnh Yên Bái đưa ra các nhóm giải pháp được như: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền đối với công tác giảm nghèo bền vững. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước, xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành để thực hiện có hiệu quả chương trình; Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, sự tham gia của người dân trong công tác tuyên truyền, vận động nhằm chuyển biến nhận thức trong giảm nghèo, khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người nghèo; đẩy mạnh tuyên truyền nhằm thay đổi và chuyển biến nhận thức trong giảm nghèo, vận động người nghèo, hộ nghèo, người chưa có hoặc thiếu việc làm phát huy khả năng của bản thân, chủ động phấn đấu vươn lên vượt qua đói nghèo, không trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước.
Tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo; tăng cường công tác đào tạo nghề bằng nhiều hình thức, bảo đảm chất lượng dạy nghề. Gắn công tác đào nghề với việc tư vấn, giới thiệu, giải quyết việc làm, tạo điều kiện để tỷ lệ lao động sau khi được học nghề từ 60 % trở lên có việc làm ổn định; tập trung huy động mọi nguồn lực để thực hiện Đề án theo lộ trình hàng năm và cả giai đoạn. Thực hiện tốt việc lồng ghép các nguồn vốn của các CTMTQG và các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn; vốn ngân sách địa phương cân đối; vốn huy động cộng đồng và doanh nghiệp… Phấn đấu có đủ nguồn kinh phí thực hiện các nội dung và bảo đảm thực hiện tốt các mục tiêu của Đề án đề ra.
Tăng cường nhân lực thực hiện công tác giảm nghèo, an sinh xã hội ở cơ sở, chú trọng phát triển hệ thống mạng lưới an sinh xã hội để giúp đỡ đối tượng người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, người yếu thế trong xã hội. Thực hiện đúng, kịp thời các chính sách hiện hành để đảm bảo cho người nghèo được hưởng đầy đủ các ưu đãi về giáo dục, y tế, an sinh xã hội và các chính sách mới được ban hành. Sử dụng nguồn kinh phí đúng mục đích, có hiệu quả, cần đầu tư có trọng điểm, không dàn trải, quan tâm nhiều hơn đến những vùng đặc biệt khó khăn; tăng cường tập huấn, hướng dẫn kỹ năng giảm nghèo cho người dân. Chú trọng nghiên cứu, nhân rộng các mô hình, kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo có hiệu quả, nhất là những mô hình tạo nhiều việc làm, dễ thực hiện nhưng mang lại thu nhập bền vững cho hộ nghèo.
Phát động mạnh mẽ phong trào đóng góp vào "Quỹ vì người nghèo" và huy động nguồn kinh phí từ xã hội hóa đến mọi tổ chức kinh tế, xã hội, các tầng lớp dân cư, nhằm huy động nguồn lực chia sẻ trách nhiệm cộng đồng để hỗ trợ hộ nghèo có khó khăn về nhà ở được hỗ trợ sửa chữa, làm nhà mới; đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động ra ngoài nước và ngoài tỉnh, định hướng chọn những đơn hàng chắc chắn, có thu nhập ổn định, mức đóng phí phù hợp với hoàn cảnh của đối tượng lao động là người nghèo. Đẩy mạnh cung ứng lao động ra ngoài tỉnh để giúp người lao động có thu nhập ổn định; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đánh giá kết quả thực hiện, gắn với sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm trong công tác tổ chức triển khai thực hiện chương trình giảm nghèo. Làm tốt công tác thi đua khen thưởng để kịp thời động viên những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp xoá đói giảm nghèo của tỉnh.