Ông Rùa ở bản Lùng Cúng, xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái), vui hơn cả là đã giúp nhân dân nhận thức được giá trị của cây sơn tra. Là đảng viên cao tuổi, những năm qua ông Thào Sú Rùa gương mẫu vận động, bảo ban con cháu chấp hành thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chủ động khoanh nuôi, bảo vệ chăm sóc tốt những cây sơn tra mọc ở trong vườn, nương rẫy của gia đình đã giúp gia đình vươn lên thoát nghèo, có đời sống khá. Bên cạnh đó, ông còn tuyên truyền vận động nhân dân làm theo vừa để bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn vừa có thêm thu nhập trong mỗi gia đình.
Ông Rùa ở bản Lùng Cúng, xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái), vui hơn cả là đã giúp nhân dân nhận thức được giá trị của cây sơn tra. Là đảng viên cao tuổi, những năm qua ông Thào Sú Rùa gương mẫu vận động, bảo ban con cháu chấp hành thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chủ động khoanh nuôi, bảo vệ chăm sóc tốt những cây sơn tra mọc ở trong vườn, nương rẫy của gia đình đã giúp gia đình vươn lên thoát nghèo, có đời sống khá. Bên cạnh đó, ông còn tuyên truyền vận động nhân dân làm theo vừa để bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn vừa có thêm thu nhập trong mỗi gia đình.
Bản thân là một đảng viên không chịu đầu hàng trước thiên nhiên, ông Rùa đã tìm loại giống lúa, ngô lai, thuần chất lượng tốt ở địa phương khác về trồng thử nhưng đều không phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở bản nên tuy có diện tích gieo trồng khá rộng nhưng cây lúa, ngô vẫn không phát huy được vai trò là cây trồng chủ lực trong gia đình. Để tăng thêm nguồn thu, ông đã đi tìm đưa cây thảo quả về trồng nhưng loại cây trồng này lại có nhược điểm là chỉ ưa những khu đất giàu mùn, tốt, ẩm ướt ở các đầu khe, bờ suối nên bị hạn chế về diện tích gieo trồng và chủ yếu đi trồng xa, vận chuyển vất vả, khó khăn.
Với cây sơn tra là một loại cây ăn quả được các cụ đưa về trồng ở nơi đây từ nhiều đời nay và mọc phát tán tự nhiên nhờ chim, thú động vật. Ông Rùa cho biết: “Nhận thức được giá trị của quả sơn tra, tôi đã sớm vận động dân bản cùng nhau bảo quản chăm sóc cây sơn tra. Năm 2006, tôi đã vận động con cháu tích cực chăm sóc bảo vệ tốt những cây sơn tra của gia đình, nhà không chặt phá, không để gia súc phá hại". Sau 6 năm lao động vất vả, chăm sóc công sức của ông Rùa đã được đền đáp xứng đáng. Trên diện tích rộng hơn 2 ha có trên 1.600 gốc sơn tra đều đã cho thu hoạch quả. Những năm 2008 - 2009 mỗi vụ bán quả sơn tra ông Rùa chỉ thu được trên 20 triệu đồng thì năm 2010 đã thu được trên 40 triệu đồng. Riêng vụ quả năm 2011, gia đình ông thu được trên 20 tấn quả, không có nhân lực, ông vận chuyển một phần ra ngoài trung tâm xã bán, phần còn lại bán luôn cho tiểu thương đến mua tại nương. Cuối vụ, không tính các khoản đã chi tiêu trước, gia đình còn tiết kiệm được trên 60 triệu đồng, cùng với các nguồn thu từ thảo quả, làm nông nghiệp... tổng thu nhập của gia đình năm 2011 đạt trên 100 triệu đồng. Từ nguồn thu này, cuối năm 2011, ông Rùa đã có điều kiện sửa lại được ngôi nhà khang trang trị giá gần bốn trăm triệu đồng. Không chỉ chăm sóc những diện tích cây mọc sẵn mà ông Rùa còn tích cực vận động con cháu trồng thêm được trên 300 gốc sơn tra mới góp phần phủ xanh đất trống đồi trọc. Hiện nay, nhờ chăm sóc bảo vệ sơn tra mà gia đình ông Rùa đã vươn lên thoát nghèo và trở thành hộ có kinh tế khá giả. Với ông Rùa, vui hơn cả là đã giúp nhân dân nhận thức được giá trị của cây sơn tra. Qua đó, dân bản đã tự bảo nhau cùng bảo vệ chăm sóc và trồng mới phát triển cây sơn tra góp phần bảo vệ rừng và tăng thu nhập cho gia đình.