Thực hiện lồng ghép giới trong Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi là một nội dung cần được quan tâm thực hiện. Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Nguyễn Thị Bích Nhiệm đã trả lời phỏng vấn của phóng viên (P.V) Báo Yên Bái xung quanh nội dung này.
Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Nguyễn Thị Bích Nhiệm trao đổi về BĐG với phụ nữ huyện Lục Yên.
- Thời gian qua, Yên Bái đã thực hiện lồng ghép giới trong Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi như thế nào, thưa bà?
Bà Nguyễn Thị Bích Nhiệm: Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2023 với mục tiêu khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng đồng bào DTTS và miền núi; đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập bình quân của vùng so với bình quân chung của cả nước; giảm dần số xã, thôn đặc biệt khó khăn; quy hoạch, sắp xếp, bố trí ổn định dân cư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, liên vùng, kết nối với các vùng phát triển; phát triển toàn diện giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa; cải thiện rõ rệt đời sống của nhân dân; nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động là người DTTS; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các DTTS đi đôi với xóa bỏ tập tục lạc hậu; thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em; xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an ninh biên giới quốc gia; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, nâng cao niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng và Nhà nước.
Với những mục tiêu trên, Chương trình có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân, đặc biệt là mục tiêu bình đẳng giới (BĐG) và cần hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, thực hiện một cách xuyên suốt và toàn diện.
Đối với tỉnh Yên Bái, có 8/9 huyện thực hiện Chương trình MTQG này. Ngay sau khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ và kế hoạch, hướng dẫn của Trung ương Hội LHPN Việt Nam, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai; phân bổ chỉ tiêu, ngân sách cụ thể tới các ban, sở, ngành và các huyện, thị xã.
Sau 2 năm triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cấp ủy, chính quyền và các ngành từ tỉnh tới cơ sở trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã phối hợp vào cuộc, triển khai thực hiện các mục tiêu, trong đó mục tiêu BĐG, lồng ghép giới bước đầu đã được các địa phương chú trọng trong các hoạt động và đã đạt được một số kết quả nhất định.
Đối với kế hoạch thực hiện Chương trình của UBND tỉnh, phần nhiệm vụ, giải pháp đã đưa nội dung về thực hiện BĐG. Các dự án khác trong quá trình triển khai đã quan tâm đến yếu tố giới, các chỉ tiêu thực hiện của các dự án đã có những chỉ số về giới, như Dự án 7.
Đối với Dự án 8, đã có sự tham gia tích cực của nam giới trong các mô hình, hoạt động, như: thành lập được 264 tổ truyền thông cộng đồng với 2.175 thành viên, trong đó 924 nam giới, 604 nữ giới; tổ chức 476 cuộc truyền thông cộng đồng về nội dung "xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới, xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em, giải quyết những vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em”; tỷ lệ mô hình truyền thông cộng đồng do nam giới tiên phong đạt 61,9%; trên 4.200 phụ nữ mang thai vùng DTTS và miền núi được tuyên truyền, vận động đến sinh con tại cơ sở y tế; 93 cuộc đối thoại chính sách được tổ chức ở cấp xã và cụm thôn bản đặc biệt khó khăn với tỷ lệ tham gia của phụ nữ đạt 67%; gần 20.000 phụ nữ tham gia trong các cuộc họp dân, tiếp xúc cử tri của đại biểu dân cử tại địa bàn.
- Có những khó khăn nào ảnh hưởng tới việc lồng ghép giới trong Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, thưa bà?
Bà Nguyễn Thị Bích Nhiệm: Việc triển khai thực hiện Chương trình MTQG nói chung và việc thực hiện lồng ghép giới vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Yên Bái thời gian qua còn gặp nhiều hạn chế do yếu tố khách quan, chủ quan. Một số nơi vẫn còn lúng túng việc thực hiện do chưa nắm rõ cách thức triển khai. Nhận thức về giới, về ý nghĩa của hoạt động lồng ghép giới của một số cấp ủy, chính quyền và cán bộ các ngành còn hạn chế nên trong chỉ đạo lồng ghép giới vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chưa được quan tâm đúng mức.
Bên cạnh đó, công tác thống kê về giới chưa được các cấp, các ngành quan tâm đầy đủ. Hầu hết các số liệu phân biệt theo giới tính chỉ được thực hiện trong các dự án phát triển hoặc theo đơn đặt hàng của dự án mà chưa được quan tâm và trở thành một việc làm thường xuyên của các cấp, các ngành. Đồng thời Yên Bái chưa hình thành được hệ thống cơ sở dữ liệu lồng ghép giới trên các lĩnh vực của các ngành, thiếu số liệu cần cho việc lồng ghép, thiếu chỉ tiêu cụ thể từng lĩnh vực, nhiều chỉ tiêu không liên tục theo thời gian. Cùng với đó, việc chấp hành chế độ báo cáo chưa nghiêm, chưa kịp thời; tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác BĐG thiếu về số lượng và hạn chế về kiến thức giới, kỹ năng lồng ghép giới; công tác kiểm tra, giám sát triển khai lồng ghép giới tại cơ sở chưa thường xuyên.
Việc bố trí ngân sách thực hiện bước đầu đã có những thuận lợi, nguồn vốn của Trung ương phần lớn đảm bảo việc triển khai hoạt động. Tuy nhiên, quy định về tỷ lệ nguồn vốn đối ứng thuộc trách nhiệm của địa phương khi thực hiện Chương trình hiện nay đang tạo áp lực rất lớn đối với Yên Bái, là tỉnh nghèo, khó khăn về nguồn thu. Cụ thể: trong Dự án 8, một số hoạt động yêu cầu phải bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương, như: hoạt động của "Tổ truyền thông cộng đồng”, "Câu lạc bộ thủ lĩnh của sự thay đổi” từ ngân sách địa phương. Tuy nhiên, ngân sách địa phương rất khó khăn nên chưa có kinh phí cho những hoạt động này; năm 2022 - 2023 tỉnh có đưa ra ngân sách đối ứng 5%, nhưng đến nay cũng chưa có nguồn để phân bổ cho các cơ quan, địa phương.
Hội LHPN huyện Trạm Tấu tổ chức Hội thi phòng chống bạo lực gia đình, mua bán phụ nữ và trẻ em.
Bên cạnh đó, trình độ nhận thức và năng lực của một số cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở vùng đồng bào DTTS và miền núi vẫn còn hạn chế. Đặc biệt đội ngũ thôn, bản còn thiếu những kiến thức về giới, kỹ năng thực hiện lồng ghép giới, vì vậy, việc nhận thức đúng, đầy đủ các chính sách, các văn bản pháp luật quy định để tuyên truyền, vận động và triển khai thực hiện Chương trình còn khó khăn. Trong khi đó, các văn bản pháp luật triển khai thực hiện Chương trình lại quá nhiều, quá dài, chưa thống nhất, khó hiểu… gây lúng túng, khó khăn, nhận thức sai trong thực hiện.
- Từ thực tế đó, theo bà, thời gian tới cần làm gì để thực hiện lồng ghép giới trong Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi được hiệu quả?
Bà Nguyễn Thị Bích Nhiệm: Từ những vấn đề trên, để đảm bảo lồng ghép giới trong Chương trình MTQG không chỉ giúp thực hiện các mục tiêu BĐG đã đề ra, đảm bảo yêu cầu của Luật BĐG mà còn giúp Chương trình MTQG hiệu quả hơn, thực chất hơn, đảm bảo sự thụ hưởng công bằng, bình đẳng đối với các nhóm đối tượng của Chương trình, trong thời gian tới, trước hết cần tập trung vào việc xây dựng cơ chế phối hợp thực hiện lồng ghép giới giữa các cơ quan, đơn vị chủ trì các dự án, tiểu dự án thành phần để đảm bảo các chỉ tiêu, hoạt động có những yếu tố về giới; đặc biệt chú trọng vai trò của phụ nữ và trẻ em trong việc tham gia thực hiện.
Cùng đó là đẩy mạnh công tác tuyên truyền thực hiện BĐG, lồng ghép giới để nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, người dân về việc thực hiện BĐG; tiếp tục tăng cường tập huấn nâng cao về kỹ năng lồng ghép giới cho đội ngũ cán bộ các cấp, đội ngũ cán bộ thôn, bản, người uy tín, chức sắc tôn giáo…; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện BĐG và lồng ghép giới trong triển khai thực hiện Chương trình định kỳ quý, năm; cần biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong triển khai thực hiện.
- Xin trân trọng cảm ơn bà!
Theo Báo Yên Bái
Thực hiện lồng ghép giới trong Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi là một nội dung cần được quan tâm thực hiện. Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Nguyễn Thị Bích Nhiệm đã trả lời phỏng vấn của phóng viên (P.V) Báo Yên Bái xung quanh nội dung này.- Thời gian qua, Yên Bái đã thực hiện lồng ghép giới trong Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi như thế nào, thưa bà?
Bà Nguyễn Thị Bích Nhiệm: Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2023 với mục tiêu khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng đồng bào DTTS và miền núi; đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập bình quân của vùng so với bình quân chung của cả nước; giảm dần số xã, thôn đặc biệt khó khăn; quy hoạch, sắp xếp, bố trí ổn định dân cư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, liên vùng, kết nối với các vùng phát triển; phát triển toàn diện giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa; cải thiện rõ rệt đời sống của nhân dân; nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động là người DTTS; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các DTTS đi đôi với xóa bỏ tập tục lạc hậu; thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em; xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an ninh biên giới quốc gia; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, nâng cao niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng và Nhà nước.
Với những mục tiêu trên, Chương trình có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân, đặc biệt là mục tiêu bình đẳng giới (BĐG) và cần hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, thực hiện một cách xuyên suốt và toàn diện.
Đối với tỉnh Yên Bái, có 8/9 huyện thực hiện Chương trình MTQG này. Ngay sau khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ và kế hoạch, hướng dẫn của Trung ương Hội LHPN Việt Nam, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai; phân bổ chỉ tiêu, ngân sách cụ thể tới các ban, sở, ngành và các huyện, thị xã.
Sau 2 năm triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cấp ủy, chính quyền và các ngành từ tỉnh tới cơ sở trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã phối hợp vào cuộc, triển khai thực hiện các mục tiêu, trong đó mục tiêu BĐG, lồng ghép giới bước đầu đã được các địa phương chú trọng trong các hoạt động và đã đạt được một số kết quả nhất định.
Đối với kế hoạch thực hiện Chương trình của UBND tỉnh, phần nhiệm vụ, giải pháp đã đưa nội dung về thực hiện BĐG. Các dự án khác trong quá trình triển khai đã quan tâm đến yếu tố giới, các chỉ tiêu thực hiện của các dự án đã có những chỉ số về giới, như Dự án 7.
Đối với Dự án 8, đã có sự tham gia tích cực của nam giới trong các mô hình, hoạt động, như: thành lập được 264 tổ truyền thông cộng đồng với 2.175 thành viên, trong đó 924 nam giới, 604 nữ giới; tổ chức 476 cuộc truyền thông cộng đồng về nội dung "xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới, xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em, giải quyết những vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em”; tỷ lệ mô hình truyền thông cộng đồng do nam giới tiên phong đạt 61,9%; trên 4.200 phụ nữ mang thai vùng DTTS và miền núi được tuyên truyền, vận động đến sinh con tại cơ sở y tế; 93 cuộc đối thoại chính sách được tổ chức ở cấp xã và cụm thôn bản đặc biệt khó khăn với tỷ lệ tham gia của phụ nữ đạt 67%; gần 20.000 phụ nữ tham gia trong các cuộc họp dân, tiếp xúc cử tri của đại biểu dân cử tại địa bàn.
- Có những khó khăn nào ảnh hưởng tới việc lồng ghép giới trong Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, thưa bà?
Bà Nguyễn Thị Bích Nhiệm: Việc triển khai thực hiện Chương trình MTQG nói chung và việc thực hiện lồng ghép giới vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Yên Bái thời gian qua còn gặp nhiều hạn chế do yếu tố khách quan, chủ quan. Một số nơi vẫn còn lúng túng việc thực hiện do chưa nắm rõ cách thức triển khai. Nhận thức về giới, về ý nghĩa của hoạt động lồng ghép giới của một số cấp ủy, chính quyền và cán bộ các ngành còn hạn chế nên trong chỉ đạo lồng ghép giới vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chưa được quan tâm đúng mức.
Bên cạnh đó, công tác thống kê về giới chưa được các cấp, các ngành quan tâm đầy đủ. Hầu hết các số liệu phân biệt theo giới tính chỉ được thực hiện trong các dự án phát triển hoặc theo đơn đặt hàng của dự án mà chưa được quan tâm và trở thành một việc làm thường xuyên của các cấp, các ngành. Đồng thời Yên Bái chưa hình thành được hệ thống cơ sở dữ liệu lồng ghép giới trên các lĩnh vực của các ngành, thiếu số liệu cần cho việc lồng ghép, thiếu chỉ tiêu cụ thể từng lĩnh vực, nhiều chỉ tiêu không liên tục theo thời gian. Cùng với đó, việc chấp hành chế độ báo cáo chưa nghiêm, chưa kịp thời; tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác BĐG thiếu về số lượng và hạn chế về kiến thức giới, kỹ năng lồng ghép giới; công tác kiểm tra, giám sát triển khai lồng ghép giới tại cơ sở chưa thường xuyên.
Việc bố trí ngân sách thực hiện bước đầu đã có những thuận lợi, nguồn vốn của Trung ương phần lớn đảm bảo việc triển khai hoạt động. Tuy nhiên, quy định về tỷ lệ nguồn vốn đối ứng thuộc trách nhiệm của địa phương khi thực hiện Chương trình hiện nay đang tạo áp lực rất lớn đối với Yên Bái, là tỉnh nghèo, khó khăn về nguồn thu. Cụ thể: trong Dự án 8, một số hoạt động yêu cầu phải bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương, như: hoạt động của "Tổ truyền thông cộng đồng”, "Câu lạc bộ thủ lĩnh của sự thay đổi” từ ngân sách địa phương. Tuy nhiên, ngân sách địa phương rất khó khăn nên chưa có kinh phí cho những hoạt động này; năm 2022 - 2023 tỉnh có đưa ra ngân sách đối ứng 5%, nhưng đến nay cũng chưa có nguồn để phân bổ cho các cơ quan, địa phương.
Hội LHPN huyện Trạm Tấu tổ chức Hội thi phòng chống bạo lực gia đình, mua bán phụ nữ và trẻ em.
Bên cạnh đó, trình độ nhận thức và năng lực của một số cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở vùng đồng bào DTTS và miền núi vẫn còn hạn chế. Đặc biệt đội ngũ thôn, bản còn thiếu những kiến thức về giới, kỹ năng thực hiện lồng ghép giới, vì vậy, việc nhận thức đúng, đầy đủ các chính sách, các văn bản pháp luật quy định để tuyên truyền, vận động và triển khai thực hiện Chương trình còn khó khăn. Trong khi đó, các văn bản pháp luật triển khai thực hiện Chương trình lại quá nhiều, quá dài, chưa thống nhất, khó hiểu… gây lúng túng, khó khăn, nhận thức sai trong thực hiện.
- Từ thực tế đó, theo bà, thời gian tới cần làm gì để thực hiện lồng ghép giới trong Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi được hiệu quả?
Bà Nguyễn Thị Bích Nhiệm: Từ những vấn đề trên, để đảm bảo lồng ghép giới trong Chương trình MTQG không chỉ giúp thực hiện các mục tiêu BĐG đã đề ra, đảm bảo yêu cầu của Luật BĐG mà còn giúp Chương trình MTQG hiệu quả hơn, thực chất hơn, đảm bảo sự thụ hưởng công bằng, bình đẳng đối với các nhóm đối tượng của Chương trình, trong thời gian tới, trước hết cần tập trung vào việc xây dựng cơ chế phối hợp thực hiện lồng ghép giới giữa các cơ quan, đơn vị chủ trì các dự án, tiểu dự án thành phần để đảm bảo các chỉ tiêu, hoạt động có những yếu tố về giới; đặc biệt chú trọng vai trò của phụ nữ và trẻ em trong việc tham gia thực hiện.
Cùng đó là đẩy mạnh công tác tuyên truyền thực hiện BĐG, lồng ghép giới để nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, người dân về việc thực hiện BĐG; tiếp tục tăng cường tập huấn nâng cao về kỹ năng lồng ghép giới cho đội ngũ cán bộ các cấp, đội ngũ cán bộ thôn, bản, người uy tín, chức sắc tôn giáo…; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện BĐG và lồng ghép giới trong triển khai thực hiện Chương trình định kỳ quý, năm; cần biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong triển khai thực hiện.
- Xin trân trọng cảm ơn bà!