CTTĐT - Ngay sau khi Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ được ban hành, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã tổ chức hội nghị triển khai Nghị quyết tới các ngành thành viên Ban chỉ đạo (BCĐ) giảm nghèo tỉnh, huyện, quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, những yêu cầu, nhiệm vụ của địa phương, các ngành, các cấp trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết.
Đồng bào vùng cao sử dụng nước sạch sinh hoạt từ vốn đầu tư các chương trình, dự án giảm nghèo.
Theo đó, ngày 06/8/2009, Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã có Quyết định phê duyệt Đề án phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững 2 huyện Trạm Tấu và huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái giai đoạn 2009 - 2020 và chính thức được tổ chức triển khai thực hiện từ năm 2009. Đề án được xây dựng trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái thời kỳ 2006 - 2020; Quy hoạch tổng thể phát triển - kinh tế xã hội huyện Trạm Tấu và huyện Mù Cang Chải giai đoạn 2006 - 2020.
Với tổng nhu cầu vốn hỗ trợ thực hiện Chương trình là: 7.132.838 triệu đồng (Trạm Tấu: 3.255.713 triệu đồng, Mù Cang Chải: 3.877.125 triệu đồng), trong đó: Nguồn vốn đầu tư theo Nghị quyết số 30a: 5.048.858 triệu đồng, nguồn vốn khác: 2.083.980 triệu đồng.
Sau khi Đề án 30a ở 2 huyện được phê duyệt và phân bổ kinh phí đầu tư, công tác tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng, các cơ chế, chính sách của Nghị quyết được coi trọng, tạo sự đồng thuận và phối hợp hoạt động mang lại hiệu quả thiết thực. Quá trình thực hiện Đề án, Tỉnh ủy, Ban chỉ đạo các huyện tăng cường kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện các dự án giảm nghèo và kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các xã, thị trấn trong việc giải ngân, giải phóng mặt bằng, khởi công, thi công các công trình…
Với mục tiêu cụ thể là giúp người dân giảm nghèo nhanh và bền vững, thời gian tới, tỉnh Yên Bái tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở trong việc triển khai Đề án 30a đối với 02 huyện nghèo. Đồng thời, thực hiện phân cấp mạnh cho cấp huyện và xã để quản lý và trực tiếp triển khai các chương trình giảm nghèo theo Đề án; đẩy mạnh hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội và toàn thể nhân dân về trách nhiệm, nhiệm vụ trong công cuộc xoá đói giảm nghèo, tạo sự đồng thuận cao trong quá trình tổ chức thực hiện, đồng thời chống tư tưởng ỷ lại, chông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, không có ý trí vươn lên thoát nghèo; Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp xã là lực lượng trực tiếp thực hiện các hoạt động của Đề án 30a ở cơ sở, kết hợp vừa đào tạo trước mắt và lâu dài để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.
Thực hiện tốt việc rà soát các nguồn lực đầu tư từ các chương trình, dự án, chính sách giảm nghèo trên địa bàn để sắp xếp nhu cầu đầu tư theo thứ tự ưu tiên trên cơ sở đề xuất của thôn bản, đảm bảo công khai dân chủ, chú trọng phát huy và khai thác hiệu quả tiềm năng tài nguyên thiên thiên; Lồng ghép tốt các nguồn vốn đầu tư giảm nghèo trên địa bàn, quản lý chặt chẽ có hiệu quả nguồn lực đầu tư của Nhà nước theo các quy định hiện hành, làm tốt công tác quy hoạch phát triển sản xuất gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
Tăng cường chỉ đạo và triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ sản xuất, giáo dục đào tạo nâng cao dân trí và chất lượng nguồn lao động, nhân rộng mô hình sản xuất có hiệu quả; Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả, tiến độ thực hiện để có biện pháp chỉ đạo kịp thời nhằm hạn chế tối đa những thiếu xót trong quá trình thực hiện.
Hồng Hạnh
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ngay sau khi Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ được ban hành, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã tổ chức hội nghị triển khai Nghị quyết tới các ngành thành viên Ban chỉ đạo (BCĐ) giảm nghèo tỉnh, huyện, quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, những yêu cầu, nhiệm vụ của địa phương, các ngành, các cấp trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết.
Theo đó, ngày 06/8/2009, Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã có Quyết định phê duyệt Đề án phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững 2 huyện Trạm Tấu và huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái giai đoạn 2009 - 2020 và chính thức được tổ chức triển khai thực hiện từ năm 2009. Đề án được xây dựng trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái thời kỳ 2006 - 2020; Quy hoạch tổng thể phát triển - kinh tế xã hội huyện Trạm Tấu và huyện Mù Cang Chải giai đoạn 2006 - 2020.
Với tổng nhu cầu vốn hỗ trợ thực hiện Chương trình là: 7.132.838 triệu đồng (Trạm Tấu: 3.255.713 triệu đồng, Mù Cang Chải: 3.877.125 triệu đồng), trong đó: Nguồn vốn đầu tư theo Nghị quyết số 30a: 5.048.858 triệu đồng, nguồn vốn khác: 2.083.980 triệu đồng.
Sau khi Đề án 30a ở 2 huyện được phê duyệt và phân bổ kinh phí đầu tư, công tác tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng, các cơ chế, chính sách của Nghị quyết được coi trọng, tạo sự đồng thuận và phối hợp hoạt động mang lại hiệu quả thiết thực. Quá trình thực hiện Đề án, Tỉnh ủy, Ban chỉ đạo các huyện tăng cường kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện các dự án giảm nghèo và kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các xã, thị trấn trong việc giải ngân, giải phóng mặt bằng, khởi công, thi công các công trình…
Với mục tiêu cụ thể là giúp người dân giảm nghèo nhanh và bền vững, thời gian tới, tỉnh Yên Bái tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở trong việc triển khai Đề án 30a đối với 02 huyện nghèo. Đồng thời, thực hiện phân cấp mạnh cho cấp huyện và xã để quản lý và trực tiếp triển khai các chương trình giảm nghèo theo Đề án; đẩy mạnh hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội và toàn thể nhân dân về trách nhiệm, nhiệm vụ trong công cuộc xoá đói giảm nghèo, tạo sự đồng thuận cao trong quá trình tổ chức thực hiện, đồng thời chống tư tưởng ỷ lại, chông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, không có ý trí vươn lên thoát nghèo; Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp xã là lực lượng trực tiếp thực hiện các hoạt động của Đề án 30a ở cơ sở, kết hợp vừa đào tạo trước mắt và lâu dài để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.
Thực hiện tốt việc rà soát các nguồn lực đầu tư từ các chương trình, dự án, chính sách giảm nghèo trên địa bàn để sắp xếp nhu cầu đầu tư theo thứ tự ưu tiên trên cơ sở đề xuất của thôn bản, đảm bảo công khai dân chủ, chú trọng phát huy và khai thác hiệu quả tiềm năng tài nguyên thiên thiên; Lồng ghép tốt các nguồn vốn đầu tư giảm nghèo trên địa bàn, quản lý chặt chẽ có hiệu quả nguồn lực đầu tư của Nhà nước theo các quy định hiện hành, làm tốt công tác quy hoạch phát triển sản xuất gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
Tăng cường chỉ đạo và triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ sản xuất, giáo dục đào tạo nâng cao dân trí và chất lượng nguồn lao động, nhân rộng mô hình sản xuất có hiệu quả; Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả, tiến độ thực hiện để có biện pháp chỉ đạo kịp thời nhằm hạn chế tối đa những thiếu xót trong quá trình thực hiện.