CTTĐT - Anh Hoàng Văn Toàn, thôn Mạ, xã Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình từ một hộ nghèo nhất nhì trong thôn, nhờ áp dụng mô hình nuôi cá lồng đã trở thành hộ khá giả với mô hình nuôi cá lồng cho thu nhập gần trăm triệu đồng mỗi năm.
Vợ chồng anh Toàn bên lồng cá của gia đình
Lập gia đình, ra ở riêng năm 1998, vợ chồng anh ngày ngày đánh bắt tôm cá dưới hồ Thác Bà đem ra chợ bán hoặc bán cho các thương lái trong vùng. Rồi nguồn lợi thủy sản dưới hồ cũng dần cạn kiệt. Cuộc sống ngày càng khó khăn. Năm 2001, anh rời quê hương theo bạn bè vào Nam tìm việc. Sau hơn 5 năm lăn lộn nơi đất khách, anh Toàn quyết định trở về quê hương lập nghiệp bằng nghề nuôi cá lồng khi tham khảo một số mô hình nuôi cá lồng hiệu quả.
Năm 2012, dồn hết vốn liếng tích góp của gia đình, cộng thêm vay mượn người thân, anh nuôi 1 lồng cá để thử nghiệm và tìm hiểu thị trường đầu ra, vừa làm vừa học hỏi kinh nghiệm của các hộ nuôi cá đi trước. Sau một năm, trừ chi phí đóng lồng mất 7 triệu đồng và 3 triệu đồng tiền cá giống, anh thu lãi trên 30 triệu đồng.
Năm 2015, nắm bắt cơ hội từ chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi thủy sản của tỉnh, với cơ chế hỗ trợ 5 triệu đồng cho 1 lồng đóng mới, anh Toàn mạnh dạn đăng ký để mở rộng quy mô nuôi cá của gia đình, được chương trình hỗ trợ 15 triệu đồng cho 3 lồng cá đóng mới. Anh đầu tư nuôi cá chim trắng, cá rô phi đơn tính và cá trắm cỏ.
Chỉ tay xuống lồng cá, anh Toàn cho biết: “Con cá ở dưới nước nên dịch bệnh, rủi ro ít, chỉ cần chú ý một chút và có thêm ít kinh nghiệm về nuôi cá lồng thì chuyện làm giàu không có gì là khó khăn. Nếu so với nuôi trâu bò, gia cầm thì nuôi cá lồng lãi hơn nhiều”.
Bình quân mỗi năm, trừ chi phí, mỗi lồng cá cũng thu lãi từ 30 - 40 triệu đồng. Mỗi năm một lứa, nếu biết tính toán nuôi theo hình thức đánh tỉa thả bù thì mỗi năm có thể nuôi tới 2 lứa, như vậy với 3 lồng cá, trừ chi phí mỗi năm thu về trăm triệu đồng.
Theo anh Toàn, hiện nay, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được đặt lên hàng đầu, nếu mình không quan tâm đến chất lượng, chạy theo lợi nhuận thì làm kinh tế sẽ không bền vững.
Mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm, với ý chí vươn lên không cam chịu đói nghèo, từ một hộ nghèo nhất nhì trong thôn, đến nay, gia đình anh Hoàng Văn Toàn đã trở thành hộ khá giả với mô hình nuôi cá lồng cho thu nhập gần trăm triệu đồng mỗi năm, là tấm gương sáng thoát nghèo trên chính quê hương huyện Yên Bình./.
Thanh Hoa
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Anh Hoàng Văn Toàn, thôn Mạ, xã Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình từ một hộ nghèo nhất nhì trong thôn, nhờ áp dụng mô hình nuôi cá lồng đã trở thành hộ khá giả với mô hình nuôi cá lồng cho thu nhập gần trăm triệu đồng mỗi năm.Lập gia đình, ra ở riêng năm 1998, vợ chồng anh ngày ngày đánh bắt tôm cá dưới hồ Thác Bà đem ra chợ bán hoặc bán cho các thương lái trong vùng. Rồi nguồn lợi thủy sản dưới hồ cũng dần cạn kiệt. Cuộc sống ngày càng khó khăn. Năm 2001, anh rời quê hương theo bạn bè vào Nam tìm việc. Sau hơn 5 năm lăn lộn nơi đất khách, anh Toàn quyết định trở về quê hương lập nghiệp bằng nghề nuôi cá lồng khi tham khảo một số mô hình nuôi cá lồng hiệu quả.
Năm 2012, dồn hết vốn liếng tích góp của gia đình, cộng thêm vay mượn người thân, anh nuôi 1 lồng cá để thử nghiệm và tìm hiểu thị trường đầu ra, vừa làm vừa học hỏi kinh nghiệm của các hộ nuôi cá đi trước. Sau một năm, trừ chi phí đóng lồng mất 7 triệu đồng và 3 triệu đồng tiền cá giống, anh thu lãi trên 30 triệu đồng.
Năm 2015, nắm bắt cơ hội từ chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi thủy sản của tỉnh, với cơ chế hỗ trợ 5 triệu đồng cho 1 lồng đóng mới, anh Toàn mạnh dạn đăng ký để mở rộng quy mô nuôi cá của gia đình, được chương trình hỗ trợ 15 triệu đồng cho 3 lồng cá đóng mới. Anh đầu tư nuôi cá chim trắng, cá rô phi đơn tính và cá trắm cỏ.
Chỉ tay xuống lồng cá, anh Toàn cho biết: “Con cá ở dưới nước nên dịch bệnh, rủi ro ít, chỉ cần chú ý một chút và có thêm ít kinh nghiệm về nuôi cá lồng thì chuyện làm giàu không có gì là khó khăn. Nếu so với nuôi trâu bò, gia cầm thì nuôi cá lồng lãi hơn nhiều”.
Bình quân mỗi năm, trừ chi phí, mỗi lồng cá cũng thu lãi từ 30 - 40 triệu đồng. Mỗi năm một lứa, nếu biết tính toán nuôi theo hình thức đánh tỉa thả bù thì mỗi năm có thể nuôi tới 2 lứa, như vậy với 3 lồng cá, trừ chi phí mỗi năm thu về trăm triệu đồng.
Theo anh Toàn, hiện nay, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được đặt lên hàng đầu, nếu mình không quan tâm đến chất lượng, chạy theo lợi nhuận thì làm kinh tế sẽ không bền vững.
Mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm, với ý chí vươn lên không cam chịu đói nghèo, từ một hộ nghèo nhất nhì trong thôn, đến nay, gia đình anh Hoàng Văn Toàn đã trở thành hộ khá giả với mô hình nuôi cá lồng cho thu nhập gần trăm triệu đồng mỗi năm, là tấm gương sáng thoát nghèo trên chính quê hương huyện Yên Bình./.