CTTĐT - Không ngại khó, ngại khổ, dám nghĩ, dám làm cùng với đức tính cần cù, ham học hỏi biết áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, chăn nuôi mà đến nay từ một hộ nghèo, gia đình ông Đặng Văn Nam, dân tộc Dao, ở thôn Khe Móc, xã Tân Hương, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái đã vươn lên có cuộc sống ổn định.
Biết tận dụng lợi thế của địa phương kết hợp với sự năng động, chịu khó đã giúp gia đình ông Đặng Văn Nam từ một hộ còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế đã thoát nghèo và đang vươn lên làm giàu một cách chính đáng
Những ngày này, ông Đặng Văn Nam dân tộc Dao, ở thôn Khe Móc, xã Tân Hương, huyện Yên Bình và gia đình thường xuyên có mặt tại khu trang trại chăn nuôi lợn rộng gần 500m2 để củng cố, kiểm tra việc xây dựng hệ thống chuồng, mái che, hệ thống ống nước chăn nuôi của gia đình. Với suy nghĩ đầu tư chăn nuôi tập trung, số lượng lớn mới có hiệu quả và mang lại thu nhập cao, ông Nam đã bàn bạc với gia đình đầu tư khu chăn nuôi lợn tập trung này. Để đạt hiệu quả nhất định trong chăn nuôi, thông qua các hoạt động của Hội Nông dân ông đã được tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học về kỹ thuật chăn nuôi lợn do các cơ quan chuyên môn tổ chức. Hiện nay ngoài trang trại đang được đầu tư xây dựng ông cũng duy trì chăn nuôi với quy mô 6 con lợn nái, 30 con lợn thịt mỗi năm xuất bán được trên 4 tấn thịt lợn hơi. Từ chăn nuôi lợn mỗi năm cũng mang lại cho gia đình ông trên 100 triệu đồng. Ông Bảo - Bí thư chi bộ thôn Khe Móc, xã Tân Hương, huyện Yên Bình nói: “Khe Móc là thôn còn khó khăn của xã Tân Hương với trên 80% dân số là dân tộc Dao. Những năm qua, nhân dân trong thôn cũng đã thực hiện có hiệu quả công tác phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Tiêu biểu nhất là mô hình chăn nuôi và phát triển kinh tế tổng hợp của gia đình ông Đặng Văn Nam đã mang lại nguồn thu nhập ổn định. Nhiều hộ dân trong thôn cũng thường xuyên đến để trao đổi, học tập kinh nghiệm để cùng nhau phát triển kinh tế trên chính mảnh đất quê hương”.
Ý thức được trong làm ăn phải lấy ngắn nuôi dài, vì vậy gia đình ông Nam còn tận dụng những diện tích đất quanh nhà trồng nhiều loại cây lương thực như: lúa, ngô, sắn… để giải quyết cái ăn trong cuộc sống thường nhật của gia đình. Trung bình mỗi năm gia đình trồng được trên 1ha lúa, 5.000m2 ngô từ bán sản phẩm nông nghiệp gia đình thu về hơn 30 triệu đồng, ông Nam còn tích cực trồng rừng kinh tế. Đến nay gia đình ông có trên 1 ha quế, 3 ha keo; hiện nay rừng trồng của gia đình ông đang sinh trưởng và phát triển tốt. Bên cạnh đó, gia đình ông còn đào ao thả cá, đầu tư vào quán tạp hóa và máy say sát lúa. Mỗi năm từ mô hình phát triển kinh tế tổng hợp này cũng mang lại cho gia đình tổng thu nhập gần 150 triệu đồng. Ông Nam chia sẻ: “Để tiếp tục phát triển kinh tế hộ gia đình chúng tôi mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện của chính quyền địa phương và các ban ngành liên quan về vốn, chuyển giao khoa học, kỹ thuật sản xuất, chăn nuôi mới để gia đình có thể áp dụng vào mô hình phát triển kinh tế tổng hợp của gia đình. Trong một vài năm tới gia đình tôi sẽ mở rộng quy mô chăn nuôi lợn rộng hơn và chăn nuôi số con nhiều hơn”.
Cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình, thực hiện đúng các chủ trương, đường lối chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, gia đình ông Nam còn thường xuyên giúp đỡ, hỗ trợ về cây, con giống cho các hộ gia đình còn khó khăn trong thôn để cùng phát triển kinh tế. Từ ý chí vươn lên thoát nghèo của ông Nam đã giúp cuộc sống gia đình có nhiều khởi sắc, đời sống ngày một được nâng lên đáng kể, ngoài ra còn góp phần tích cực vào chương trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Đánh giá về mô hình phát triển kinh tế của gia đình ông Đặng Văn Nam, ông Lục Văn Khai - Phó chủ tịch UBND xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình nói: “Gia đình ông Đặng Văn Nam ở thôn Khe Móc được chính quyền địa phương chúng tôi đánh giá là một trong những hộ đi đầu trong phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số của xã. Chúng tôi mong muốn Đảng, Nhà nước sẽ có thêm nhiều chương trình đầu tư hỗ trợ sản xuất chăn nuôi để nhân dân trong xã, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi hơn trong phát triển kinh tế, vươn lên xóa đói giảm nghèo”.
Biết tận dụng lợi thế của địa phương kết hợp với sự năng động, chịu khó đã giúp gia đình ông Đặng Văn Nam từ một hộ còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế đã thoát nghèo và đang vươn lên làm giàu một cách chính đáng. Đây là một trong những điển hình trong phát triển kinh tế đáng để người dân trong và ngoài xã học tập và làm theo./.
Thanh Hoa
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Không ngại khó, ngại khổ, dám nghĩ, dám làm cùng với đức tính cần cù, ham học hỏi biết áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, chăn nuôi mà đến nay từ một hộ nghèo, gia đình ông Đặng Văn Nam, dân tộc Dao, ở thôn Khe Móc, xã Tân Hương, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái đã vươn lên có cuộc sống ổn định. Những ngày này, ông Đặng Văn Nam dân tộc Dao, ở thôn Khe Móc, xã Tân Hương, huyện Yên Bình và gia đình thường xuyên có mặt tại khu trang trại chăn nuôi lợn rộng gần 500m2 để củng cố, kiểm tra việc xây dựng hệ thống chuồng, mái che, hệ thống ống nước chăn nuôi của gia đình. Với suy nghĩ đầu tư chăn nuôi tập trung, số lượng lớn mới có hiệu quả và mang lại thu nhập cao, ông Nam đã bàn bạc với gia đình đầu tư khu chăn nuôi lợn tập trung này. Để đạt hiệu quả nhất định trong chăn nuôi, thông qua các hoạt động của Hội Nông dân ông đã được tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học về kỹ thuật chăn nuôi lợn do các cơ quan chuyên môn tổ chức. Hiện nay ngoài trang trại đang được đầu tư xây dựng ông cũng duy trì chăn nuôi với quy mô 6 con lợn nái, 30 con lợn thịt mỗi năm xuất bán được trên 4 tấn thịt lợn hơi. Từ chăn nuôi lợn mỗi năm cũng mang lại cho gia đình ông trên 100 triệu đồng. Ông Bảo - Bí thư chi bộ thôn Khe Móc, xã Tân Hương, huyện Yên Bình nói: “Khe Móc là thôn còn khó khăn của xã Tân Hương với trên 80% dân số là dân tộc Dao. Những năm qua, nhân dân trong thôn cũng đã thực hiện có hiệu quả công tác phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Tiêu biểu nhất là mô hình chăn nuôi và phát triển kinh tế tổng hợp của gia đình ông Đặng Văn Nam đã mang lại nguồn thu nhập ổn định. Nhiều hộ dân trong thôn cũng thường xuyên đến để trao đổi, học tập kinh nghiệm để cùng nhau phát triển kinh tế trên chính mảnh đất quê hương”.
Ý thức được trong làm ăn phải lấy ngắn nuôi dài, vì vậy gia đình ông Nam còn tận dụng những diện tích đất quanh nhà trồng nhiều loại cây lương thực như: lúa, ngô, sắn… để giải quyết cái ăn trong cuộc sống thường nhật của gia đình. Trung bình mỗi năm gia đình trồng được trên 1ha lúa, 5.000m2 ngô từ bán sản phẩm nông nghiệp gia đình thu về hơn 30 triệu đồng, ông Nam còn tích cực trồng rừng kinh tế. Đến nay gia đình ông có trên 1 ha quế, 3 ha keo; hiện nay rừng trồng của gia đình ông đang sinh trưởng và phát triển tốt. Bên cạnh đó, gia đình ông còn đào ao thả cá, đầu tư vào quán tạp hóa và máy say sát lúa. Mỗi năm từ mô hình phát triển kinh tế tổng hợp này cũng mang lại cho gia đình tổng thu nhập gần 150 triệu đồng. Ông Nam chia sẻ: “Để tiếp tục phát triển kinh tế hộ gia đình chúng tôi mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện của chính quyền địa phương và các ban ngành liên quan về vốn, chuyển giao khoa học, kỹ thuật sản xuất, chăn nuôi mới để gia đình có thể áp dụng vào mô hình phát triển kinh tế tổng hợp của gia đình. Trong một vài năm tới gia đình tôi sẽ mở rộng quy mô chăn nuôi lợn rộng hơn và chăn nuôi số con nhiều hơn”.
Cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình, thực hiện đúng các chủ trương, đường lối chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, gia đình ông Nam còn thường xuyên giúp đỡ, hỗ trợ về cây, con giống cho các hộ gia đình còn khó khăn trong thôn để cùng phát triển kinh tế. Từ ý chí vươn lên thoát nghèo của ông Nam đã giúp cuộc sống gia đình có nhiều khởi sắc, đời sống ngày một được nâng lên đáng kể, ngoài ra còn góp phần tích cực vào chương trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Đánh giá về mô hình phát triển kinh tế của gia đình ông Đặng Văn Nam, ông Lục Văn Khai - Phó chủ tịch UBND xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình nói: “Gia đình ông Đặng Văn Nam ở thôn Khe Móc được chính quyền địa phương chúng tôi đánh giá là một trong những hộ đi đầu trong phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số của xã. Chúng tôi mong muốn Đảng, Nhà nước sẽ có thêm nhiều chương trình đầu tư hỗ trợ sản xuất chăn nuôi để nhân dân trong xã, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi hơn trong phát triển kinh tế, vươn lên xóa đói giảm nghèo”.
Biết tận dụng lợi thế của địa phương kết hợp với sự năng động, chịu khó đã giúp gia đình ông Đặng Văn Nam từ một hộ còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế đã thoát nghèo và đang vươn lên làm giàu một cách chính đáng. Đây là một trong những điển hình trong phát triển kinh tế đáng để người dân trong và ngoài xã học tập và làm theo./.