Welcome to Yen Bai Portal
  • Đường dây nóng: 02163.818.555
  • English

Thoát nghèo vùng khó

26/08/2015 08:42:16 Xem cỡ chữ

CTTĐT- Thôn Tấu Trên, Tấu Giữa, xã Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái, cũng giống như nhiều thôn bản người Mông khác, 10 năm trước đây do lối sản xuất lạc hậu, cộng với nhiều phong tục không còn phù hợp với nếp sống mới, khiến cuộc sống đồng bào khó khăn. Bằng sự vươn lên chiến thắng đói nghèo, ở đây đã xuất hiện những mô hình giảm nghèo có hiệu quả.

Bà con người Mông canh tác ngô trên đất dốc.

Những ngày này, bà con các dân tộc huyện Trạm Tấu đang tập trung thu hoạch những diện tích ngô Đông Xuân cuối cùng. Nhiều gia đình do gieo trồng sớm nên đến nay đã thu hoạch xong và tiếp tục chuẩn bị đất để trồng vụ ngô mới. Vụ ngô này, gia đình anh Mùa A Câu, ở thôn Tấu Trên, xã Trạm Tấu trồng hơn 3 ha ngô. Với giá bán hiện nay khoảng 4 nghìn đồng/kg, nếu bán hết anh sẽ thu hơn 30 triệu đồng.

Anh Mùa A Câu phấn khởi chia sẻ: “Giống ngô thì được Nhà nước hỗ trợ toàn bộ. Do gia đình mình còn tham gia mô hình trồng giống ngô lai mới nên được hỗ trợ cả phân bón nữa. Tuy năm nay thời tiết rất nóng, nhưng giống ngô mới lại chịu được hạn nên không ảnh hưởng đến năng suất mà lại rất được mùa”.

Nhìn sự phấn khởi hiện ra trên khuôn mặt của anh Câu chúng ta không thể biết rằng trước kia gia đình anh thuộc diện gia đình nghèo của thôn Tấu Trên, xã Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu tỉnh Yên Bái. Nghèo vì gia đình anh có những 5 khẩu trong đó có 3 nhân khẩu là con nhỏ, còn đang đi học. Gia đình anh Câu Gia đình tôi sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt và chăn nuôi như bao gia đình khác tại thôn bản. Loay hoay với việc xoay sở cho đàn con và gia đình đủ miếng ăn trong những ngày giáp hạt thật khó khăn.

Năm 2005 anh Câu ra ở riêng anh được bố mẹ chia cho 500m2 đất để làm nhà ở; hơn 6.900m2 đất ruộng; 2 ha nương Ngô; 8000m2 nương chè; 300m2 nương sắn. Với diện tích đất nhiều gia đình anh chăm chỉ cải tạo đất tăng gia sản xuất thâm canh, tăng vụ.

Anh cũng chăm chỉ học hỏi kinh nghiệm từ mọi người và qua thực tế kiểm nghiệm trong chăn nuôi, sản xuất tôi đã tích lũy được kinh nghiệm để áp dụng vào chăn nuôi, sản xuất. Bên cạnh đó, anh cũng vay vốn từ các nguồn khác nhau để đầu tư mua con giống về chăn nuôi. Nên anh đã chuyển việc cấy lúa, ngô 1 vụ sang làm lúa ngô 2 vụ. Vụ lúa xuân mỗi năm gia đình anh thu được gần 6 tấn thóc, vụ mùa thu hoạch dược gần 3 nghìn tấn thóc. Như vậy, từ việc bán lúa mỗi năm anh đã thu về trên 45 triệu đồng.

Nhờ được phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng như các đơn vị chức năng tăng cường hướng dẫn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, đưa những giống ngô mới vào gieo trồng thay thế những giống ngô cũ nên năng suất và sản lượng ngô ở đây luôn đạt cao nhất huyện. Riêng gia đình anh Câu mỗi vụ thu hoạch được hơn 8 tấn/ vụ. Mỗi  năm bán đi đã trừ chi phí thu về trên 80 triệu đồng.

Bên cạnh đó anh còn đầu tư vào chăn nuôi trâu, lơn và gà. Số tiền thu nhập được từ chăn nuôi gia súc, gia cầm của gia đình anh mỗi năm cũng lên đến gần 100 triệu đồng.  Không để cho đất được nghỉ ngơi nên ngoài những nguồn thu chính trên gia đình tôi còn làm vườn rau, trồng sắn, chăm sóc cây chè để phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày và cho chăn nuôi. Như năm 2013 tổng thu nhập của gia đình anh là 218 triệu đồng. Với nguồn thu nhập ổn định qua các năm anh gia đình anh cơ bản đã có của ăn của để, anh cũng yên tâm hơn trong việc cho con cái đi học. Ngoài ra Cơ bản đã có tích lũy để phục vụ cho các con học hành và hỗ trợ, trợ giúp anh còn nhiệt tình giúp đỡ các hộ đặc biệt khó khăn trong thôn và xã. Mỗi năm anh giúp đỡ cho các hộ nghèo, khó khăn ỏ thôn bản từ 300 – 400 kg thóc và truyền dạy kinh nghiệm và kỹ thuật cho các hộ khác để trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả cao.

Anh Câu chia sẻ: “có được kết quả như ngày hôm nay một phần cũng nhờ chăm chỉ lao động của các thành viên trong gia đình. Mặt khác gia đình chúng tôi cũng được sự giúp đỡ nhiệt tình của chính quyền địa phương trong việc cho gia đình vay vốn phát triển sản xuất và hướng dẫn gia đình tôi kỹ thuật chăn nuôi trồng trọt để có được năng suất cao”.

Nhìn những giọt mồ hôi lấp lánh trên khuôn mặt của anh Giàng A Câu chúng tôi không khỏi phấn khởi trước những thành quả lao động của anh và bà con người Mông nơi đây. Với ý chí và nguyện vọng thoát nghèo, đồng bào dân tộc Mông đang từng ngày bắt những thửa đất khô cằn nới vùng cao này phải thành lúa, thành ngô.

 

 

 

 

 

 

Thanh Thủy