CTTĐT - Yên Bái là một tỉnh miền núi nghèo với 30 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm gần 54 % dân số toàn tỉnh. Xác định công tác dân tộc và thực hiện các chính sách dân tộc là nội dung quan trọng, gắn liền trong mọi lĩnh vực, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của địa phương; là điều kiện tạo cơ hội để đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là hộ nghèo vùng khó khăn ổn định cuộc sống phất đấu vươn lên.
Đồng bào dân tộc thiểu số huyện Mù Cang Chải nhận giống hỗ trợ sản xuất.
Những năm qua, ngoài việc tập trung triển khai thực hiện, đảm bảo mọi chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc và chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tỉnh Yên Bái đã xây dựng và ban hành rất nhiều đề án, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội trên địa bàn tỉnh, trong đó có những nội dung hết sức thiết thực đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
Xóa đói giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, địa bàn và giữa các dân tộc, nhóm dân cư. Thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững, tỉnh Yên Bái đã vạch ra 11 nhóm chính sách, dự án, hoạt động và 9 giải pháp tổng thể bao gồm: Tăng cường công tác truyền thông về giảm nghèo, huyđộng tối đa nguồn lực đầu tư, đẩy mạnh đào tạo nghề gắn với tạo việc làm, xuất khẩu lao động, triển khai các mô hình giảm nghèo bền vững, triển khai tốt các chính sách giảm nghèo hiện hành và hệ thống chính sách an sinh xã hội, bảo trợxã hội, lồng ghép các nguồn vốn trong thực hiện nghị quyết 30a của chính phủ đối với 2 huyện nghèo Trạm Tấu, Mù Cang Chải...
Để công tác giảm nghèo đạt hiệu quả cao, tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù đểtriển khai thực hiện công tác giảm nghèo như: Nghị quyết số 40/2011/NQ-HĐND Hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản vùng đặc biệt khó khăn và vùng sản xuất hàng hóa; Nghị quyết số 20/2011/NQ-HĐND hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội áp dụng đối với các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2011- 2015 ngoài huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải. Các nghị quyết đã nhanh chóng được các cấp, các ngành, đoàn thể cụ thể hóa thành những chính sách hỗ trợ gián tiếp, trực tiếp cho người nghèo, hộ nghèo. Nhờ vậy kết quả 3 năm thực hiện Đề án là hết sức đáng phấn khởi. Nguồn lực thực hiện chương trình giảm nghèo toàn tỉnh đạt trên 5.186 tỷ đồng. Trong đó: Vốn ngân hàng Chính sách xã hội là: 1.720 tỷ đồng, chiếm 33,16%; Vốn từ ngân sách Trung ương 2.490 tỷ đồng, chiếm 48,02%; Vốn ngân sách địa phương 348,64 tỷ đồng, chiếm 6,72%; Vốn các nguồn vốn huy động khác là 627,68 tỷ đồng chiếm 12,1 %. Đào tạo nghề cho 31.861 lao động, trình độ từ cao đẳng đến sơ cấp nghề và đào tạo nghề ngắn hạn, trong đó lao động nông thôn được dạy nghề theo Đề án 1956 của Chính phủ là 18.668 người. Đã có 29.641 lượt hộ nghèo và cận nghèo được xét duyệt cho vay vốn hỗ trợ phát triển sản xuất, tăng thu nhập cải thiện đời sống.
Trong giai đoạn từ 2012-2014, toàn tỉnh có 1.437 nghìn lượt người nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số vùng khó khăn, đối tượng bảo trợ xã hội và trẻ em dưới 6 tuổi được cấp phát thẻ Bảo hiểm y tế, 471.200 lượt học sinh, sinh viên và học sinh mẫu giáo được hỗ trợ về giáo dục, miễn, giảm học phí và chi phí học tập. Hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú được quan tâm đầu tư cả về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học viên tỉnh đã có chính sách hỗ trợ gạo, hỗ trợ kinh phí cho học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số; 649.000 hộ nghèo vùng khó khăn được hỗ trợ đời sống bằng tiền mặt từ 80.000-100.000đ/người/năm; 165.842 lượt hộ nghèo được hỗ trợ tiền điện; 40.673 lượt hộ được hỗ trợ tiền mua dầu hỏa thắp sáng; 2.558 hộ nghèo, hộ gia đình chính sách và cựu chiến binh khó khăn về nhà ở được hỗ trợ kinh phí làm nhà; trên 21.000 đối tượng bảo trợ xã hội được trợ cấp hàng tháng. Trợ giúp cho 6.200 hộ nghèo, hộ thuộc chính sách người có công được tham gia dự án hỗ trợ bò giống sinh sản và lợn nái sinh sản, để giúp đỡ các hộ có điều kiện phát triển kinh tế hộ gia đình.
Thông qua tác động, hiệu quả thực hiện các chính sách, chương trình giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ 32,53% cuối năm 2011 xuống còn 29,23% cuối năm 2012 và còn 25,38% cuối năm 2013. Trong đó tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiếu/tổng số hộ dân tộc thiểu số giảm từ52,99% xuống còn 47,77% vào cuối năm 2012 và 41,65% vào cuối năm 2013, giảm 11,34% trong 3 năm. Riêng hai huyện 30a Mù Cang Chải và Trạm Tấu bình quân tỷ lệ giảm nghèo mỗi năm trên 8-10%, vượt mục tiêu của Nghị quyết 30a đã đề ra. Năm 2014 toàn tỉnh phấn đấu giảm trên 4% hộ nghèo và dự kiến tỷ lệ hộ nghèo còn 21,4 % vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Trong thời gian qua, các chính sách, dự án giảm nghèo đã phát huy hiệu quả, góp phần ổn định xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tếvà phát triển bền vững, an sinh xã hội được đảm bảo. Các dự án được triển khai thực hiện đúng mục tiêu, đúng đối tượng, đảm bảo tiến độ phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Vì vậy đối tượng thụ hưởng chính sách tin tưởng, phấn khởi và tạo sự đồng thuận cao trong quá trình tổ chức triển khai ở cơ sở. Các chính sách về an sinh xã hội được triển khai kịp thời, đủ số, đúng đối tượng, không bỏ sót đối tượng, góp phần quan trọng vào việc cải thiện đời sống của họ, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn. Nhờ vậy đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn, nhất là địa bàn vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng có đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dânđược nâng lên rõ rệt, chấm dứt được tình trạng đói kinh niên. Cơ sở hạ tầng và phúc lợi xã hội như: trường học, bệnh viện, đường giao thông, thuỷ lợi… được cải thiện cơ bản, đáp ứng được nhu cầu thiết yếu về sản xuất, đi lại, khám chữa bệnh và học tập của nhân dân.
Giảm nghèo nói chung, giảm nghèo cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng rất cần sự quan tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị và mỗi người dân. Tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, sự chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh, sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan chuyên môn, sự đồng thuận của người dân, chương trình giảm nghèo của tỉnh Yên Bái sẽ đạt được mục tiêu đã đề ra, góp phần xây dựng tỉnh Yên Bái ngày càng giàu đẹp.
Hồng Hạnh
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Yên Bái là một tỉnh miền núi nghèo với 30 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm gần 54 % dân số toàn tỉnh. Xác định công tác dân tộc và thực hiện các chính sách dân tộc là nội dung quan trọng, gắn liền trong mọi lĩnh vực, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của địa phương; là điều kiện tạo cơ hội để đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là hộ nghèo vùng khó khăn ổn định cuộc sống phất đấu vươn lên.
Những năm qua, ngoài việc tập trung triển khai thực hiện, đảm bảo mọi chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc và chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tỉnh Yên Bái đã xây dựng và ban hành rất nhiều đề án, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội trên địa bàn tỉnh, trong đó có những nội dung hết sức thiết thực đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
Xóa đói giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, địa bàn và giữa các dân tộc, nhóm dân cư. Thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững, tỉnh Yên Bái đã vạch ra 11 nhóm chính sách, dự án, hoạt động và 9 giải pháp tổng thể bao gồm: Tăng cường công tác truyền thông về giảm nghèo, huyđộng tối đa nguồn lực đầu tư, đẩy mạnh đào tạo nghề gắn với tạo việc làm, xuất khẩu lao động, triển khai các mô hình giảm nghèo bền vững, triển khai tốt các chính sách giảm nghèo hiện hành và hệ thống chính sách an sinh xã hội, bảo trợxã hội, lồng ghép các nguồn vốn trong thực hiện nghị quyết 30a của chính phủ đối với 2 huyện nghèo Trạm Tấu, Mù Cang Chải...
Để công tác giảm nghèo đạt hiệu quả cao, tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù đểtriển khai thực hiện công tác giảm nghèo như: Nghị quyết số 40/2011/NQ-HĐND Hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản vùng đặc biệt khó khăn và vùng sản xuất hàng hóa; Nghị quyết số 20/2011/NQ-HĐND hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội áp dụng đối với các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2011- 2015 ngoài huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải. Các nghị quyết đã nhanh chóng được các cấp, các ngành, đoàn thể cụ thể hóa thành những chính sách hỗ trợ gián tiếp, trực tiếp cho người nghèo, hộ nghèo. Nhờ vậy kết quả 3 năm thực hiện Đề án là hết sức đáng phấn khởi. Nguồn lực thực hiện chương trình giảm nghèo toàn tỉnh đạt trên 5.186 tỷ đồng. Trong đó: Vốn ngân hàng Chính sách xã hội là: 1.720 tỷ đồng, chiếm 33,16%; Vốn từ ngân sách Trung ương 2.490 tỷ đồng, chiếm 48,02%; Vốn ngân sách địa phương 348,64 tỷ đồng, chiếm 6,72%; Vốn các nguồn vốn huy động khác là 627,68 tỷ đồng chiếm 12,1 %. Đào tạo nghề cho 31.861 lao động, trình độ từ cao đẳng đến sơ cấp nghề và đào tạo nghề ngắn hạn, trong đó lao động nông thôn được dạy nghề theo Đề án 1956 của Chính phủ là 18.668 người. Đã có 29.641 lượt hộ nghèo và cận nghèo được xét duyệt cho vay vốn hỗ trợ phát triển sản xuất, tăng thu nhập cải thiện đời sống.
Trong giai đoạn từ 2012-2014, toàn tỉnh có 1.437 nghìn lượt người nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số vùng khó khăn, đối tượng bảo trợ xã hội và trẻ em dưới 6 tuổi được cấp phát thẻ Bảo hiểm y tế, 471.200 lượt học sinh, sinh viên và học sinh mẫu giáo được hỗ trợ về giáo dục, miễn, giảm học phí và chi phí học tập. Hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú được quan tâm đầu tư cả về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học viên tỉnh đã có chính sách hỗ trợ gạo, hỗ trợ kinh phí cho học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số; 649.000 hộ nghèo vùng khó khăn được hỗ trợ đời sống bằng tiền mặt từ 80.000-100.000đ/người/năm; 165.842 lượt hộ nghèo được hỗ trợ tiền điện; 40.673 lượt hộ được hỗ trợ tiền mua dầu hỏa thắp sáng; 2.558 hộ nghèo, hộ gia đình chính sách và cựu chiến binh khó khăn về nhà ở được hỗ trợ kinh phí làm nhà; trên 21.000 đối tượng bảo trợ xã hội được trợ cấp hàng tháng. Trợ giúp cho 6.200 hộ nghèo, hộ thuộc chính sách người có công được tham gia dự án hỗ trợ bò giống sinh sản và lợn nái sinh sản, để giúp đỡ các hộ có điều kiện phát triển kinh tế hộ gia đình.
Thông qua tác động, hiệu quả thực hiện các chính sách, chương trình giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ 32,53% cuối năm 2011 xuống còn 29,23% cuối năm 2012 và còn 25,38% cuối năm 2013. Trong đó tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiếu/tổng số hộ dân tộc thiểu số giảm từ52,99% xuống còn 47,77% vào cuối năm 2012 và 41,65% vào cuối năm 2013, giảm 11,34% trong 3 năm. Riêng hai huyện 30a Mù Cang Chải và Trạm Tấu bình quân tỷ lệ giảm nghèo mỗi năm trên 8-10%, vượt mục tiêu của Nghị quyết 30a đã đề ra. Năm 2014 toàn tỉnh phấn đấu giảm trên 4% hộ nghèo và dự kiến tỷ lệ hộ nghèo còn 21,4 % vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Trong thời gian qua, các chính sách, dự án giảm nghèo đã phát huy hiệu quả, góp phần ổn định xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tếvà phát triển bền vững, an sinh xã hội được đảm bảo. Các dự án được triển khai thực hiện đúng mục tiêu, đúng đối tượng, đảm bảo tiến độ phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Vì vậy đối tượng thụ hưởng chính sách tin tưởng, phấn khởi và tạo sự đồng thuận cao trong quá trình tổ chức triển khai ở cơ sở. Các chính sách về an sinh xã hội được triển khai kịp thời, đủ số, đúng đối tượng, không bỏ sót đối tượng, góp phần quan trọng vào việc cải thiện đời sống của họ, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn. Nhờ vậy đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn, nhất là địa bàn vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng có đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dânđược nâng lên rõ rệt, chấm dứt được tình trạng đói kinh niên. Cơ sở hạ tầng và phúc lợi xã hội như: trường học, bệnh viện, đường giao thông, thuỷ lợi… được cải thiện cơ bản, đáp ứng được nhu cầu thiết yếu về sản xuất, đi lại, khám chữa bệnh và học tập của nhân dân.
Giảm nghèo nói chung, giảm nghèo cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng rất cần sự quan tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị và mỗi người dân. Tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, sự chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh, sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan chuyên môn, sự đồng thuận của người dân, chương trình giảm nghèo của tỉnh Yên Bái sẽ đạt được mục tiêu đã đề ra, góp phần xây dựng tỉnh Yên Bái ngày càng giàu đẹp.