CTTĐT - Châu Quế Thượng là một trong những xã đặc biệt khó khăn của huyện Văn Yên, những năm qua, được quan tâm đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, Đảng ủy, chính quyền xã Châu Quế Thượng đã tích cực đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân tập trung khai thác hiệu quả các nguồn lực tại chỗ, từng bước vươn lên xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống.
Cây sắn được xem là một loại cây trồng quan trọng, mang lại nguồn thu không nhỏ cho bà con địa phương
Với 99% dân số của xã sống bằng nghề nông nghiệp, vì vậy để nâng cao thu nhập cho nhân dân, cấp uỷ, chính quyền xã Châu Quế Thượng đã tích cực tuyên truyền, vận động đưa khoa học, kỹ thuật vào áp dụng trong sản xuất. Về nông nghiệp, tập trung tăng diện tích hàng năm bằng việc nâng diện tích gieo cấy lúa xuân. Nếu như trước năm 2010, diện tích gieo cấy vụ lúa xuân mới đạt trên 80% thì nay 99% diện tích ruộng nước ở địa phương đã gieo cấy 2 vụ, nâng tổng diện tích lúa nước cả năm lên trên 180ha.
Với hàng nghìn héc-ta đất lâm nghiệp, hàng năm bình quân cả xã trồng mới trên trăm héc-ta, trong đó có khoảng 50ha quế còn lại cây lâm nghiệp khác. Mấy năm gần đây, khai thác quế vỏ hàng năm ở xã đạt trên 230 tấn và hàng nghìn mét khối gỗ quế, bồ đề, keo, mỡ, xoan...
Bên cạnh các loại cây lương thực chủ yếu để tự cung tự cấp thì cây sắn được xem là một loại cây trồng quan trọng, mang lại nguồn thu không nhỏ cho bà con địa phương. Mấy năm trước, nhờ giá cả ổn định nhân dân các dân tộc trong xã đã mở rộng diện tích trồng sắn giao động hàng năm đạt khoảng 600ha và mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho bà con.
Trong 4 năm qua, xã đã mở mới được hàng chục km đường ô tô vào các ngõ ngách, khe, đồi để nhân dân vận chuyển nông sản thuận lợi. Với mạng lưới giao thông này đã góp phần không nhỏ giảm chi phí trung gian trong sản xuất sắn, thu nhập của nhân dân từng bước được nâng lên. Chăn nuôi cũng từng bước phát triển, hiện xã đã có trên chục hộ xây dựng mô hình chăn nuôi lợn thương phẩm với quy mô từ 20 con/lứa trở lên. Đặc biệt, tập trung phát triển chăn nuôi đại gia súc và hiện tại tổng đàn trâu, bò của xã luôn duy trì khoảng 1.000 con, mỗi hộ có từ 6 con trở lên đã góp phần không nhỏ vào xoá đói giảm nghèo cho đồng bào.
Hiện nay, hộ nghèo của xã đã giảm từ trên 400 hộ năm 2013 xuống còn 346 hộ năm 2015, thu nhập bình quân đạt trên 15 triệu đồng/người/năm.
Những năm qua, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động sát với thực tế địa phương đã khuyến khích, động viên nhân dân trong xã tích cực vươn lên trong cuộc sống. Mỗi hộ tuỳ thuộc vào điều kiện, thế mạnh thực tế của gia đình mà phát triển những cây trồng, vật nuôi phù hợp mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình, từng bước vươn lên xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống.
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Châu Quế Thượng là một trong những xã đặc biệt khó khăn của huyện Văn Yên, những năm qua, được quan tâm đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, Đảng ủy, chính quyền xã Châu Quế Thượng đã tích cực đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân tập trung khai thác hiệu quả các nguồn lực tại chỗ, từng bước vươn lên xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống.
Với 99% dân số của xã sống bằng nghề nông nghiệp, vì vậy để nâng cao thu nhập cho nhân dân, cấp uỷ, chính quyền xã Châu Quế Thượng đã tích cực tuyên truyền, vận động đưa khoa học, kỹ thuật vào áp dụng trong sản xuất. Về nông nghiệp, tập trung tăng diện tích hàng năm bằng việc nâng diện tích gieo cấy lúa xuân. Nếu như trước năm 2010, diện tích gieo cấy vụ lúa xuân mới đạt trên 80% thì nay 99% diện tích ruộng nước ở địa phương đã gieo cấy 2 vụ, nâng tổng diện tích lúa nước cả năm lên trên 180ha.
Với hàng nghìn héc-ta đất lâm nghiệp, hàng năm bình quân cả xã trồng mới trên trăm héc-ta, trong đó có khoảng 50ha quế còn lại cây lâm nghiệp khác. Mấy năm gần đây, khai thác quế vỏ hàng năm ở xã đạt trên 230 tấn và hàng nghìn mét khối gỗ quế, bồ đề, keo, mỡ, xoan...
Bên cạnh các loại cây lương thực chủ yếu để tự cung tự cấp thì cây sắn được xem là một loại cây trồng quan trọng, mang lại nguồn thu không nhỏ cho bà con địa phương. Mấy năm trước, nhờ giá cả ổn định nhân dân các dân tộc trong xã đã mở rộng diện tích trồng sắn giao động hàng năm đạt khoảng 600ha và mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho bà con.
Trong 4 năm qua, xã đã mở mới được hàng chục km đường ô tô vào các ngõ ngách, khe, đồi để nhân dân vận chuyển nông sản thuận lợi. Với mạng lưới giao thông này đã góp phần không nhỏ giảm chi phí trung gian trong sản xuất sắn, thu nhập của nhân dân từng bước được nâng lên. Chăn nuôi cũng từng bước phát triển, hiện xã đã có trên chục hộ xây dựng mô hình chăn nuôi lợn thương phẩm với quy mô từ 20 con/lứa trở lên. Đặc biệt, tập trung phát triển chăn nuôi đại gia súc và hiện tại tổng đàn trâu, bò của xã luôn duy trì khoảng 1.000 con, mỗi hộ có từ 6 con trở lên đã góp phần không nhỏ vào xoá đói giảm nghèo cho đồng bào.
Hiện nay, hộ nghèo của xã đã giảm từ trên 400 hộ năm 2013 xuống còn 346 hộ năm 2015, thu nhập bình quân đạt trên 15 triệu đồng/người/năm.
Những năm qua, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động sát với thực tế địa phương đã khuyến khích, động viên nhân dân trong xã tích cực vươn lên trong cuộc sống. Mỗi hộ tuỳ thuộc vào điều kiện, thế mạnh thực tế của gia đình mà phát triển những cây trồng, vật nuôi phù hợp mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình, từng bước vươn lên xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống.