CTTĐT - Những năm qua, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã đạt được những kết quả khả quan, giúp người dân cải thiện đời sống. Từ các nguồn vốn thực hiện Chương trình, Yên Bái đã có nhiều giải pháp, chính sách như: đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã đặc biệt khó khăn theo chương trình, dự án, các chính sách hỗ trợ về y tế, cung cấp tín dụng ưu đãi, hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề, hướng dẫn người dân cách làm ăn.
Hàng năm, tỉnh đã cấp hàng trăm nghìn thẻ Bảo hiểm y tế cho các đối tượng là trẻ em dưới 6 tuổi, người nghèo, người cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội.
Công tác giảm nghèo đã nhận được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, các chương trình giảm nghèo đã đến được các đối tượng thụ hưởng, góp phần hoàn thành mục tiêu giảm nghèo của tỉnh. Theo kế hoạch phấn đấu đến cuối năm 2014, tỷ lệ hộ nghèo giảm 4%, toàn tỉnh sẽ còn 21,38%. Thành quả của công tác giảm nghèo đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thực hiện công bằng xã hội, bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi, đời sống của người dân từng bước được cải thiện.
Hàng năm, tỉnh đã cấp hàng trăm nghìn thẻ Bảo hiểm y tế cho các đối tượng là trẻ em dưới 6 tuổi, người nghèo, người cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, người dân tộc thiểu số sống trong vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn. Hộ nghèo được hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở. Người nghèo được tập huấn kiến thức, hỗ trợ phương tiện, vật tư phục vụ sản xuất, kinh doanh và được vay vốn với lãi suất ưu đãi khi có nhu cầu.
Cùng với đó, tỉnh chú trọng triển khai chương trình hỗ trợ đầu tư cho các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn và đã đầu tư các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất. Song song với triển khai các mô hình trình diễn, người dân còn được bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng sản xuất, quản lý kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, quy trình canh tác, trồng trọt, chăn nuôi, chế biến và tiêu thụ nông sản.
Từ nguồn vốn chương trình mục tiêu giảm nghèo, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các ngành liên quan, các huyện thực hiện hiệu quả các mô hình phát triển kinh tế cho các hộ nghèo. Ngoài ra, còn triển khai đồng bộ nhiều chính sách nhằm bảo đảm an sinh xã hội như: hỗ trợ hộ nghèo về dân sinh, tiếp cận với các dịch vụ xã hội (y tế, cơ sở vật chất giáo dục và đào tạo, hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, dầu hỏa thắp sáng cho đồng bào dân tộc thiểu số…).
Công tác giảm nghèo nhìn chung đã nhận được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, các chương trình giảm nghèo đã đến được các đối tượng thụ hưởng, góp phần hoàn thành mục tiêu giảm nghèo của tỉnh. Thành quả của công tác giảm nghèo đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thực hiện công bằng xã hội, bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi, đời sống của người dân từng bước được cải thiện.
Trong thời gian tới, để đạt các mục tiêu giảm nghèo bền vững, Yên Bái cần tập trung tăng cường sự lãnh, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền đối với công tác giảm nghèo bền vững, tiếp tục tuyên truyền về công tác giảm nghèo; giảm nghèo gắn với đào tạo nghề, tạo việc làm; hỗ trợ hộ nghèo vay vốn tín dụng ưu đãi; nhân rộng các mô hình giảm nghèo; hỗ trợ người nghèo về y tế, giáo dục, nhà ở, thực hiện các hoạt động bảo trợ xã hội đối với người nghèo…
Hồng Hạnh
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Những năm qua, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã đạt được những kết quả khả quan, giúp người dân cải thiện đời sống. Từ các nguồn vốn thực hiện Chương trình, Yên Bái đã có nhiều giải pháp, chính sách như: đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã đặc biệt khó khăn theo chương trình, dự án, các chính sách hỗ trợ về y tế, cung cấp tín dụng ưu đãi, hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề, hướng dẫn người dân cách làm ăn.
Công tác giảm nghèo đã nhận được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, các chương trình giảm nghèo đã đến được các đối tượng thụ hưởng, góp phần hoàn thành mục tiêu giảm nghèo của tỉnh. Theo kế hoạch phấn đấu đến cuối năm 2014, tỷ lệ hộ nghèo giảm 4%, toàn tỉnh sẽ còn 21,38%. Thành quả của công tác giảm nghèo đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thực hiện công bằng xã hội, bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi, đời sống của người dân từng bước được cải thiện.
Hàng năm, tỉnh đã cấp hàng trăm nghìn thẻ Bảo hiểm y tế cho các đối tượng là trẻ em dưới 6 tuổi, người nghèo, người cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, người dân tộc thiểu số sống trong vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn. Hộ nghèo được hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở. Người nghèo được tập huấn kiến thức, hỗ trợ phương tiện, vật tư phục vụ sản xuất, kinh doanh và được vay vốn với lãi suất ưu đãi khi có nhu cầu.
Cùng với đó, tỉnh chú trọng triển khai chương trình hỗ trợ đầu tư cho các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn và đã đầu tư các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất. Song song với triển khai các mô hình trình diễn, người dân còn được bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng sản xuất, quản lý kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, quy trình canh tác, trồng trọt, chăn nuôi, chế biến và tiêu thụ nông sản.
Từ nguồn vốn chương trình mục tiêu giảm nghèo, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các ngành liên quan, các huyện thực hiện hiệu quả các mô hình phát triển kinh tế cho các hộ nghèo. Ngoài ra, còn triển khai đồng bộ nhiều chính sách nhằm bảo đảm an sinh xã hội như: hỗ trợ hộ nghèo về dân sinh, tiếp cận với các dịch vụ xã hội (y tế, cơ sở vật chất giáo dục và đào tạo, hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, dầu hỏa thắp sáng cho đồng bào dân tộc thiểu số…).
Công tác giảm nghèo nhìn chung đã nhận được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, các chương trình giảm nghèo đã đến được các đối tượng thụ hưởng, góp phần hoàn thành mục tiêu giảm nghèo của tỉnh. Thành quả của công tác giảm nghèo đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thực hiện công bằng xã hội, bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi, đời sống của người dân từng bước được cải thiện.
Trong thời gian tới, để đạt các mục tiêu giảm nghèo bền vững, Yên Bái cần tập trung tăng cường sự lãnh, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền đối với công tác giảm nghèo bền vững, tiếp tục tuyên truyền về công tác giảm nghèo; giảm nghèo gắn với đào tạo nghề, tạo việc làm; hỗ trợ hộ nghèo vay vốn tín dụng ưu đãi; nhân rộng các mô hình giảm nghèo; hỗ trợ người nghèo về y tế, giáo dục, nhà ở, thực hiện các hoạt động bảo trợ xã hội đối với người nghèo…