Welcome to Yen Bai Portal
  • Đường dây nóng: 02163.818.555
  • English

Hiệu quả thoát nghèo từ các mô hình do Hội LHPN tỉnh Yên Bái

26/10/2015 15:29:44 Xem cỡ chữ

CTTĐT - Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước giúp phụ nữ tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định đời sống thoát nghèo bền vững, Hội LHPN tỉnh Yên Bái đã triển khai nhiều mô hình chăn nuôi, trồng trọt giúp cho không ít hộ gia đình thoát nghèo bền vững.

Lớp dạy nghề cắt may công nghiệp tại Hội LHPN xã An Lạc

Tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức, Hội LHPN tỉnh đã triển khai mô hình chăn nuôi trồng trọt áp dụng kỹ thuật mới, như: nuôi dê sinh sản tại xã Gia Hội, huyện Văn Chấn cho 45 hộ nghèo, tổ chức tập huấn kỹ thuật làm chuồng, chăm sóc nuôi dưỡng dê và hỗ trợ 95 con dê giống, ngoài ra còn hướng dẫn kỹ năng làm vườn dinh dưỡng, trồng cây ăn quả để nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, qua 8 tháng thực hiện đến nay tổng số đàn dê đã tăng lên là 107 con.

Mô hình nuôi lợn nái sinh sản cho 40 hộ đồng bào DTTS nghèo tại xã Trung Tâm, huyện Lục Yên, với hỗ trợ ban đầu 44 con lợn giống và ngô lai giống mới (mỗi hộ 2kg/2 sào), sau 6 tháng đã có 25 con lợn được lấy giống, 4 con đẻ với tổng số 22 con lợn con, đưa tổng số đàn lợn lên 66 con. Sau 2,5 tháng trồng ngô theo đúng kỹ thuật trồng và chăm sóc cho năng suất đạt trên 400kg/sào, tăng thêm thu nhập bình quân các hộ là 1.314.000đ., tạo thêm việc làm và khuyến khích các hộ biết cách trồng ngô để chủ động nguồn thức ăn trong chăn nuôi.

Mô hình hỗ trợ và phát triển sinh kế trong nuôi lợn rừng lai sinh sản tại xã Tân Đồng và Y can huyện Trấn Yên, với 50 hộ ban đầu đã nhân diện lên 87 hộ với 293 con lợn. Đàn lợn phát triển tốt mang lại hiệu quả tăng thu nhập cho các hộ phụ nữ là người dân tộc thiểu số. Thu nhập bình quân các hộ tăng thêm 3 – 4 triệu đồng/năm. Các hộ đã hỗ trợ 37 con lợn giống cho các hộ nghèo khác trong xã.

Thực hiện mục tiêu giúp hụ nữ tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, cải thiện điều kiện sống cho hội viên trong vùng giải phóng mặt bằng làm đường cao tốc Hà Nội –Lao Cai, Hội LHPN tỉnh đã xây dưng 4 mô hình nuôi gà móng lựa chọn các chị là chủ tịch, phó chủ tịch, chi trưởng phụ nữ của 4 xã Hợp Minh, Âu Lâu (TPYB), Minh Tiến, Bảo Hưng (Trấn Yên) làm điểm, sau này trở thành điểm cung cấp con giống cho hội viên phụ nữ. Mỗi mô hình được hỗ trợ 150 con gà móng giống. Sau 6 tháng nuôi Hộ Chị Trần Thị Phượng Chủ tịch Hội LHPN xã Âu Lâu (TPYB) đã nhân diện cho 7 hộ phụ nữ nghèo 44 con gà giống và cung cấp 700 quả trứng cho các hộ lân cận trong vùng.

Còn 3 mô hình chưa áp dụng đúng qui trình nuôi, chưa trú ý công tác tiên phòng, nên đàn gà phát triển không đồng đều, nhiều còn bị mắc bệnh và chết, cá biệt hộ chị Nguyễn Thị Hằng – xã Hợp Minh đàn gà bị chết do dịch tụ huyết trùng. Sau 24 tháng các hộ đã không duy trì và bảo toàn được đàn gà. Nguyễn nhân do các chị được nhận làm điểm vẫn chưa làm tốt trách nhiệm trong việc làm điểm, nên rất hạn chế đến việc nhân diện và duy trì sự phát triển đàn gà bền vững. Mô hình nuôi cua đồng thương phẩm trong ruộng/ao phát triển nhân rộng tại 10 hộ thuộc 3 xã, xã Tân Thịnh, xã Minh Bảo – TP.Yên Bái và xã Nga Quán – huyện Trấn Yên. Sau 3 tháng nuôi các hộ đã có thu nhập phục vụ cho sinh hoạt gia đình, song đến nay các hộ đã không duy trì được mô hình do chưa làm tốt việc bảo vệ đàn cua nên để địch hại ăn.            

Mô hình trồng rau, thực phẩm an toàn ở xã Vĩnh Kiên – H. Yên Bình, xã Nghĩa An – TX. Nghĩa Lộ và xã Lâm Thượng – H. Lục Yên cung cấp sản phẩn an toàn ra thị trường thông qua cửa hàng tiêu thụ sản phẩm an toàn đặt tại Trung tâm GTVL phụ nữ tỉnh đang hoạt động có hiệu quả, mỗi năm tiêu thụ khoảng 10.000 kg rau củ, quả các lại. Mô hình trồng rau an toàn đã tạo công ăn việc cho 90 lao động với thu nhập tăng thêm bình quân 1,5 – 2 triệu đồng/người/tháng.

Ký kết chương trình phối hợp giữa Hội LHPN tỉnh với Liên minh Hợp tác xã tỉnh Yên Bái trong việc “Tăng cường vai trò của phụ nữ trong đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể giai đoạn 2014 – 2020”. Chỉ đạo thành lập được 02 tổ hợp tác với 37 thành viên là: Tổ hợp tác dịch vụ tổng hợp xã Tân Đồng – Huyện Trấn Yên với mô hình hoạt động: trồng nấm, chế biến gỗ rừng trồng, sản xuất gạch không nung, dịch vụ ăn uống với 7 thành viên tham gia ban quản lý và tạo thêm việc làm thường xuyên 10 lao động với thu nhập bình quân 2 – 2,5 triệu/người/tháng và tổ hợp tác may mặc Yên Thịnh-TP. Yên Bái với 30 thành viên tham gia, đến nay đã ký hợp đồng may 200 bộ quần áo dồng phục, thu nhập bình quân 2 – 2,5 triệu/thành viên/tháng.

Triển khai kế hoạch số 26 ngày 24/4/2013 của Hội LHPN tỉnh về việc tổ chức các hoạt động ngày phụ nữ sáng tạo năm 2013, có 99 sản phẩm được lựa chọn, trong đó 33 sản phẩm được Trung ương Hội LHPN Việt Nam, UBND tỉnh và Hội LHPN tỉnh tặng Bằng khen. Tổng kết phong trào phụ nữ làm kinh tế giỏi nhiệm kỳ 2007-2012 có 1 tập thể nhận Bằng khen Chính phủ và 2 cá nhân được Trung ương Hội LHPN Việt Nam tặng Bằng khen. Tổ chức hội nghị biểu dương các điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua giai đoạn 2010-2015 có 70 tập thể và cá nhân được UBND tỉnh và Hội LHPN tỉnh tặng bằng khen.

Có thế nói các mô hình thực hiện thực sự đã lan tỏa đến cộng đồng những người dân sinh sống tại địa phương, hiệu quả của mô hình được người dân, cấp uỷ, chính quyền, các đoàn thể đánh giá cao, đã góp phần tích cực vào thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, đưa các giống cây trồng vật nuôi có năng suất, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cao và phù hợp với nhu cầu của hội viên nhất là hộ nghèo. Các mô hình đã được nhân rộng ra địa bàn, góp phần làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo ở địa phương. Xây dựng phong trào phụ nữ tích cực thi đua học tập, phát triển kinh tế tăng thu nhập nâng cao chất lượng cuộc sống.

Thu Hương