CTTĐT – Nhằm tiếp tục phát huy lợi thế về mặt nước hồ Thác Bà trong chăn nuôi thủy sản. Huyện Yên Bình đã triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, góp phần xóa đói giảm nghèo trong nông nghiệp, nông thôn.
Nhờ có chính sách hỗ trợ hộ bà Nguyễn Thị Thanh, thôn Ao Khoai, xã Thịnh Hưng đã đóng mới 10 lồng và lưới quây nuôi cá trên hồ cho hiệu quả kinh tế cao
Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Yên Bình giai đoạn 2016 - 2020, năm 2016, huyện đã triển khai hỗ trợ 31 hộ và HTX nuôi thủy sản hồ Thác Bà đóng mới 223 lồng với tổng kinh phí hỗ trợ là gần 2,1 tỷ đồng. Năm 2017, huyện tiếp tục hỗ trợ cho 16 hộ tại 5 xã, thị trấn đóng mới 120 lồng, với tổng kinh phí hỗ trợ 1,2 tỷ đồng. Thực hiện kết luận của Thường trực Tỉnh ủy tại buổi làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Yên Bình, UBND huyện Yên Bình đã triển khai cho các xã, thị trấn đăng ký đóng mới lồng nuôi cá được 571 lồng, UBND tỉnh bổ sung hỗ trợ 280 lồng, với tổng kinh phí thực hiện 2,8 tỷ đồng cho 35 hộ hưởng lợi tại 9 xã, thị trấn. Cũng trong năm 2016 và 2017, huyện đã triển khai hỗ trợ cho các hộ dân chuyển đổi ruộng kém hiệu quả sang đào ao nuôi cá 2,95ha, với kinh phí hỗ trợ là hơn 162 triệu đồng.
Nhờ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, nhiều hộ dân, hợp tác xã đã mạnh dạn đầu tư nuôi cá quây lưới, nuôi cá lồng và chuyển đổi ruộng kém hiệu quả sang đào ao nuôi cá mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho hàng trăm lao động ở khu vực nông thôn.
Điển hình mô hình nuôi cá lồng của gia đình bà Nguyễn Thị Thanh, thôn Ao Khoai, xã Thịnh Hưng. Gia đình bà Thanh được hỗ trợ trên 120 triệu để đóng mới 10 lồng nuôi cá và 1.300m2 lưới quây ngách hồ để nuôi cá. Năm 2016, với việc đầu tư nuôi các loại cá: lăng, trắm, chép, ngạnh, rô phi đơn tính trừ chi phí gia đình thu lãi 120 triệu đồng. Năm 2017 gia đình bà Thanh lại chỉ hòa vốn do cá ngạnh chết nhiều. Năm nay, bà rút kinh nghiệm để lượng cá nuôi trong lồng ít hơn, cá không bị chết, sinh trưởng tốt, thu hoạch trên 10 tấn cá các loại, lãi khoảng 150 triệu đồng.
Cùng giống mô hình nuôi cá lồng gia đình bà Thanh, gia đình anh Sự nhận được vốn hỗ trợ, năm 2016, đóng mới được 10 lồng nuôi cá trắm, xuất bán được khoảng 10 tấn, trừ các khoản chi phí đi lãi được trên 100 triệu đồng. Năm 2017, tiếp tục đóng thêm 10 lồng nữa nuôi cá trắm, cá rô phi đơn tính nhưng do chưa có kinh nghiệm, cá rô phi bị chết nhiều nên lỗ nhưng không đáng kể. Hiện gia đình anh chuyển sang nuôi cá trắm thương phẩm, cá trắm giống, cá chép chứ không nuôi cá rô phi đơn tính nữa. Năm nay gia đình anh dự kiến lãi được hơn 100 triệu đồng.
Nghề nuôi cá lồng ở huyện Yên Bình đã tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho hàng trăm hộ dân trong huyện. Giá trị sản xuất thủy sản năm 2018 của huyện ước đạt 7.520 tấn, tăng 4.500 tấn so năm 2016. Đây là động lực để huyện Yên Bình tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ nuôi trồng thủy sản, phấn đấu đến năm 2020, tổng sản lượng thủy sản của huyện đạt 10.000 tấn.
Qua việc thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản gắn với đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đến nay trên địa bàn huyện Yên Bình có 2 doanh nghiệp, 5 hợp tác xã và trên 170 hộ dân tham gia nuôi cá trên hồ Thác Bà, hàng năm tạo công ăn việc làm cho trên 300 lao động nông thôn. Nhờ các chính sách hỗ trợ của nhà nước, sự cần cù chịu khó trong sản xuất, sớm áp dụng tiến bộ khoa học vào nuôi trồng thủy sản, các hộ dân nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà có cuộc sống ngày càng khấm khá hơn.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh – Nhằm tiếp tục phát huy lợi thế về mặt nước hồ Thác Bà trong chăn nuôi thủy sản. Huyện Yên Bình đã triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, góp phần xóa đói giảm nghèo trong nông nghiệp, nông thôn. Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Yên Bình giai đoạn 2016 - 2020, năm 2016, huyện đã triển khai hỗ trợ 31 hộ và HTX nuôi thủy sản hồ Thác Bà đóng mới 223 lồng với tổng kinh phí hỗ trợ là gần 2,1 tỷ đồng. Năm 2017, huyện tiếp tục hỗ trợ cho 16 hộ tại 5 xã, thị trấn đóng mới 120 lồng, với tổng kinh phí hỗ trợ 1,2 tỷ đồng. Thực hiện kết luận của Thường trực Tỉnh ủy tại buổi làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Yên Bình, UBND huyện Yên Bình đã triển khai cho các xã, thị trấn đăng ký đóng mới lồng nuôi cá được 571 lồng, UBND tỉnh bổ sung hỗ trợ 280 lồng, với tổng kinh phí thực hiện 2,8 tỷ đồng cho 35 hộ hưởng lợi tại 9 xã, thị trấn. Cũng trong năm 2016 và 2017, huyện đã triển khai hỗ trợ cho các hộ dân chuyển đổi ruộng kém hiệu quả sang đào ao nuôi cá 2,95ha, với kinh phí hỗ trợ là hơn 162 triệu đồng.
Nhờ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, nhiều hộ dân, hợp tác xã đã mạnh dạn đầu tư nuôi cá quây lưới, nuôi cá lồng và chuyển đổi ruộng kém hiệu quả sang đào ao nuôi cá mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho hàng trăm lao động ở khu vực nông thôn.
Điển hình mô hình nuôi cá lồng của gia đình bà Nguyễn Thị Thanh, thôn Ao Khoai, xã Thịnh Hưng. Gia đình bà Thanh được hỗ trợ trên 120 triệu để đóng mới 10 lồng nuôi cá và 1.300m2 lưới quây ngách hồ để nuôi cá. Năm 2016, với việc đầu tư nuôi các loại cá: lăng, trắm, chép, ngạnh, rô phi đơn tính trừ chi phí gia đình thu lãi 120 triệu đồng. Năm 2017 gia đình bà Thanh lại chỉ hòa vốn do cá ngạnh chết nhiều. Năm nay, bà rút kinh nghiệm để lượng cá nuôi trong lồng ít hơn, cá không bị chết, sinh trưởng tốt, thu hoạch trên 10 tấn cá các loại, lãi khoảng 150 triệu đồng.
Cùng giống mô hình nuôi cá lồng gia đình bà Thanh, gia đình anh Sự nhận được vốn hỗ trợ, năm 2016, đóng mới được 10 lồng nuôi cá trắm, xuất bán được khoảng 10 tấn, trừ các khoản chi phí đi lãi được trên 100 triệu đồng. Năm 2017, tiếp tục đóng thêm 10 lồng nữa nuôi cá trắm, cá rô phi đơn tính nhưng do chưa có kinh nghiệm, cá rô phi bị chết nhiều nên lỗ nhưng không đáng kể. Hiện gia đình anh chuyển sang nuôi cá trắm thương phẩm, cá trắm giống, cá chép chứ không nuôi cá rô phi đơn tính nữa. Năm nay gia đình anh dự kiến lãi được hơn 100 triệu đồng.
Nghề nuôi cá lồng ở huyện Yên Bình đã tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho hàng trăm hộ dân trong huyện. Giá trị sản xuất thủy sản năm 2018 của huyện ước đạt 7.520 tấn, tăng 4.500 tấn so năm 2016. Đây là động lực để huyện Yên Bình tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ nuôi trồng thủy sản, phấn đấu đến năm 2020, tổng sản lượng thủy sản của huyện đạt 10.000 tấn.
Qua việc thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản gắn với đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đến nay trên địa bàn huyện Yên Bình có 2 doanh nghiệp, 5 hợp tác xã và trên 170 hộ dân tham gia nuôi cá trên hồ Thác Bà, hàng năm tạo công ăn việc làm cho trên 300 lao động nông thôn. Nhờ các chính sách hỗ trợ của nhà nước, sự cần cù chịu khó trong sản xuất, sớm áp dụng tiến bộ khoa học vào nuôi trồng thủy sản, các hộ dân nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà có cuộc sống ngày càng khấm khá hơn.