Welcome to Yen Bai Portal
  • Đường dây nóng: 02163.818.555
  • English

Mô hình dạy nghề hiệu quả cho lao động nông thôn ở Yên Bái

21/09/2017 16:13:00 Xem cỡ chữ
CTTĐT - Sau 7 năm triển khai thực hiện Đề án 1956 được triển khai, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh Yên Bái luôn được ấp uỷ, chính quyền từ cấp tỉnh đến cấp xã quan tâm, chú trọng và đang phát huy hiệu quả thiết thực. Yên Bái đã xây dựng được 135 mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn triển khai tại các huyện, thị xã, thành phố; số người được hỗ trợ học nghề là 3.917 người, trong đó có 76 mô hình nông nghiệp và 59 mô hình phi nông nghiệp. Ngoài ra, các huyện, thị xã, thành phố đã triển khai xây dựng được nhiều mô hình điển hình về dạy nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp. Tỷ lao động nông thôn có việc làm sau khi học nghề ở các mô hình đều đạt trên 85%.

Mô hình dạy nghề nuôi ong tại xã Ngòi A, huyện Văn Yên.

Sau 7 năm triển khai thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Yên Bái đã xây dựng được 135 mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn triển khai tại các huyện, thị xã, thành phố; số người được hỗ trợ học nghề là 3.917 người, trong đó có 76 mô hình nông nghiệp (tổng số 2.220 người), và 59 mô hình phi nông nghiệp (tổng số 1.697 người). Ngoài ra, các huyện, thị xã, thành phố đã triển khai xây dựng được nhiều mô hình điển hình về dạy nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp. Tỷ lao động nông thôn có việc làm sau khi học nghề ở các mô hình đều đạt trên 85%.

Các mô hình dạy nghề điển hình, tỷ lệ tạo việc làm cao đã và đang được duy trì có hiệu quả tại các địa phương, qua đó góp phần chuyển giao kiến thức khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất và giá trị sản phẩm, giảm nghèo, đem lại việc làm cho người lao động.

Kết quả rõ nhất thể hiện ở việc đã tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo các mô hình điển hình. Theo báo cáo của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, hầu hết các mô hình đều phát huy tác dụng tốt, tạo điều kiện cho người học nghề có cơ hội tìm việc làm và tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.

Cụ thể: Các mô hình dạy nghề điển hình có tỷ lệ tạo việc làm cao đã và đang được duy trì có hiệu quả như: Sản xuất rau an toàn tại xã Tuy Lộc, xã Âu Lâu (thành phố Yên Bái); Trồng và sơ chế măng tre Bát độ ở Kiên Thành, Nuôi tằm và sơ chế kén tằm tại Việt Thành, Tân Đồng, Báo Đáp, May công nghiệp (huyện Trấn Yên); Chế biến gỗ rừng trồng, sản xuất gạch theo công nghệ lò nung Tuynel (huyện Văn Yên); xây dựng, chăn nuôi lợn (huyện Lục Yên); Chạm khắc đá (huyện Văn Chấn), Kỹ thuật nuôi ong mật tại tại Nậm Khắt (huyện Mù Cang Chải), Du lịch cộng đồng Homestay (tại thị xã Nghĩa Lộ)...

Có thể nói, từ khi Đề án 1956 được triển khai, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh Yên Bái luôn được ấp uỷ, chính quyền từ cấp tỉnh đến cấp xã quan tâm, chú trọng và đang phát huy hiệu quả thiết thực. Sau khi hoàn thành chương trình học tại các lớp đào tạo nghề, phần lớn các học viên đã phát huy áp dụng các kỹ thuật để phát triển nghề đã học, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho nhiều lao động khác.

Tại thành phố Yên Bái, đã có nhiều hộ sản xuất nông nghiệp sau khi tham gia lớp đào tạo nghề “Sản xuất rau an toàn” tại các xã Tuy Lộc và Âu Lâu đã mạnh dạn mở rộng sản xuất, thành lập tổ hợp tác sản xuất rau an toàn, tăng diện tích trồng rau, củ, quả, làm nhà lưới, vòm che thấp, sản phẩm sau khi thu hoạch có chất lượng tốt, sản lượng thu hoạch cao có thương hiệu, lao động tham gia sản xuất có thu nhập ổn định (trung bình từ 4,5 triệu/ người/ tháng trở lên).

Tại huyện Trấn Yên, đã có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp với quy mô lớn sau đào tạo nghề như: mô hình Trồng và sơ chế măng tre Bát Độ tại xã Kiên Thành (tổ hợp tác xã với 25 hội viên) với tổng diện tích 1.268 ha cho sản lượng 23.000 tấn, thu nhập 16 tỷ đồng/ năm. Ngoài ra còn nhiều mô hình khác như mô hình Trồng dâu nuôi tằm, Trồng cây ăn quả có múi và Chăn nuôi thú y.

Tại huyện Văn Yên, các mô hình có hiệu quả cao như mô hình xưởng chế biến gỗ rừng trồng tại xã Lâm Giang, mô hình sản xuất gạch theo công nghệ lò nung Tuynel tại xã Đông Cuông, lao động tại các xưởng này trước khi học nghề chủ yếu là lao động phổ thông, không có tay nghề, ý thức kỷ luật và kỹ năng tay nghề kém, năng suất sản xuất thấp, sau khi học nghề công nhân được đào tạo kỹ năng, tuân thủ quy trình lao động, an toàn lao động giúp xưởng hoạt động ổn định, số công nhân được duy trì trên 30 người và có mức thu nhập tốt (trung bình trên 5 triệu đồng/người/tháng).

Tại thị xã Nghĩa Lộ những năm gần đây, nhiều hộ gia đình tại xã Nghĩa An và Xã Nghĩa Lợi đã phát triển mô hình du lịch tại gia đình (Homestay), sau khi được đào tạo, đã góp phần giúp các hộ gia đình nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch (bao gồm cả khách trong nước và khách nước ngoài), góp phần tạo việc làm, cải thiện thu nhập cho lao động địa phương và quảng bá tốt hình ảnh về du lịch của tỉnh Yên Bái.

Có thể nói, từ khi Đề án 1956 được triển khai, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh Yên Bái luôn được ấp uỷ, chính quyền từ cấp tỉnh đến cấp xã quan tâm, chú trọng và đang phát huy hiệu quả thiết thực. Sau khi hoàn thành chương trình học tại các lớp đào tạo nghề, phần lớn các học viên đã phát huy áp dụng các kỹ thuật để phát triển nghề đã học, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho nhiều lao động khác.

Ban Biên tập