CTTĐT - Kết quả dạy nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng lao động nông thôn cũng như chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn tỉnh cuối năm 2016 đạt 47,5%.
Sau 7 năm triển khai thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đã có 33.327 lao động nông thôn có việc làm sau khi học nghề, đạt 88%.
Sau 7 năm triển khai thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đã có 33.327 lao động nông thôn (được hỗ trợ đào tạo) có việc làm sau khi học nghề, đạt 88% (33.327/37.923 người). Trong đó lao động có việc làm sau khi được đào tạo nghề ở lĩnh vực nông nghiệp là 22.766/25.279 người, đạt tỷ lệ 90% (bao gồm những người sau khi học nghề tiếp tục làm việc với năng suất và thu nhập cao hơn trước); lao động có việc làm sau khi được đào tạo nghề ở lĩnh vực phi nông nghiệp là 10.561/12.644 người, đạt tỷ lệ 83,5% (bao gồm những người được tạo việc làm mới).
Tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau khi học nghề ở các địa phương: thành phố Yên Bái 87,49%; huyện Trấn Yên 94,36%; huyện Văn Yên 86%; huyện Yên Bình 87%; huyện Lục Yên 84%; huyện Văn Chấn 80-85%; thị xã Nghĩa Lộ trên 80%; huyện Trạm Tấu 94%; huyện Mù Cang Chải 85,8%. Đã có 1.803 lượt người được doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng; 1.973 lượt người được doanh nghiệp, đơn vị bao tiêu sản phẩm, 29.196 lượt người tự tạo việc làm; 355 lượt người tự thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp; 868 lượt người thuộc hộ thoát nghèo sau 1 năm học nghề; 4.054 lượt người thuộc hộ có thu nhập khá sau 1 năm học nghề.
Kết quả dạy nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng lao động nông thôn cũng như chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn tỉnh cuối năm 2016 đạt 47,5%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 32,4%. Dạy nghề đã có đóng góp quan trọng trong việc tạo việc làm cho trên 17.000 lao động mỗi năm của tỉnh, góp phần chung vào công tác giảm nghèo tại tỉnh Yên Bái. Chất lượng nguồn nhân lực được cải thiện đã đóng góp quan trọng trong việc nâng cao năng suất, tạo việc làm, giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở từng địa phương và của tỉnh theo hướng hiệu quả, bền vững.
Qua 7 năm thực hiện Đề án, tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau khi học nghề vượt so với mục tiêu kế hoạch, chất lượng lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh đã có bước cải thiện đáng kể, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã góp phần giúp cho hàng ngàn lao động (đặc biệt là đối tượng chính sách, người dân tộc thiểu số, người nghèo...) được chuyển giao kiến thức khoa học kỹ thuật, kỹ năng nghề. Sau khi học nghề, nhiều lao động đã áp dụng có hiệu quả vào phát triển sản xuất, nhiều hộ gia đình đã xây dựng được các mô hình sản xuật hiệu quả, thu nhập cao. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã góp phần đem lại năng suất và thu nhập cao hơn, tạo việc làm cho nhiều lao động. Chất lượng lao động nông thôn ngày càng tăng đã thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động, giảm nghèo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Kết quả dạy nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng lao động nông thôn cũng như chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn tỉnh cuối năm 2016 đạt 47,5%.Sau 7 năm triển khai thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đã có 33.327 lao động nông thôn (được hỗ trợ đào tạo) có việc làm sau khi học nghề, đạt 88% (33.327/37.923 người). Trong đó lao động có việc làm sau khi được đào tạo nghề ở lĩnh vực nông nghiệp là 22.766/25.279 người, đạt tỷ lệ 90% (bao gồm những người sau khi học nghề tiếp tục làm việc với năng suất và thu nhập cao hơn trước); lao động có việc làm sau khi được đào tạo nghề ở lĩnh vực phi nông nghiệp là 10.561/12.644 người, đạt tỷ lệ 83,5% (bao gồm những người được tạo việc làm mới).
Tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau khi học nghề ở các địa phương: thành phố Yên Bái 87,49%; huyện Trấn Yên 94,36%; huyện Văn Yên 86%; huyện Yên Bình 87%; huyện Lục Yên 84%; huyện Văn Chấn 80-85%; thị xã Nghĩa Lộ trên 80%; huyện Trạm Tấu 94%; huyện Mù Cang Chải 85,8%. Đã có 1.803 lượt người được doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng; 1.973 lượt người được doanh nghiệp, đơn vị bao tiêu sản phẩm, 29.196 lượt người tự tạo việc làm; 355 lượt người tự thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp; 868 lượt người thuộc hộ thoát nghèo sau 1 năm học nghề; 4.054 lượt người thuộc hộ có thu nhập khá sau 1 năm học nghề.
Kết quả dạy nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng lao động nông thôn cũng như chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn tỉnh cuối năm 2016 đạt 47,5%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 32,4%. Dạy nghề đã có đóng góp quan trọng trong việc tạo việc làm cho trên 17.000 lao động mỗi năm của tỉnh, góp phần chung vào công tác giảm nghèo tại tỉnh Yên Bái. Chất lượng nguồn nhân lực được cải thiện đã đóng góp quan trọng trong việc nâng cao năng suất, tạo việc làm, giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở từng địa phương và của tỉnh theo hướng hiệu quả, bền vững.
Qua 7 năm thực hiện Đề án, tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau khi học nghề vượt so với mục tiêu kế hoạch, chất lượng lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh đã có bước cải thiện đáng kể, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã góp phần giúp cho hàng ngàn lao động (đặc biệt là đối tượng chính sách, người dân tộc thiểu số, người nghèo...) được chuyển giao kiến thức khoa học kỹ thuật, kỹ năng nghề. Sau khi học nghề, nhiều lao động đã áp dụng có hiệu quả vào phát triển sản xuất, nhiều hộ gia đình đã xây dựng được các mô hình sản xuật hiệu quả, thu nhập cao. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã góp phần đem lại năng suất và thu nhập cao hơn, tạo việc làm cho nhiều lao động. Chất lượng lao động nông thôn ngày càng tăng đã thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động, giảm nghèo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
Ban Biên tập