Welcome to Yen Bai Portal
  • Đường dây nóng: 02163.818.555
  • English

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025

28/10/2019 08:29:00 Xem cỡ chữ
UBND tỉnh ban hành Quyết định 1076/QĐ-UBND Phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025”.

Đến năm 2020, bình quân mỗi năm chuyển dịch 1,6% lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp

Mục tiêu chung của Đề án là: Tăng dần tỷ trọng lao động làm việc trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm hình thành cơ cấu lao động hợp lý, phù hợp với sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế của tỉnh, đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật theo nhu cầu sử dụng của các ngành kinh tế, góp phần tăng năng suất, lao động, nâng cao giá trị các ngành kinh tế, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động, qua đó, đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Cụ thể: Đến năm 2020, lao động nông nghiệp còn khoảng 61,9% lao động tham gia hoạt động kinh tế của tỉnh, bình quân mỗi năm chuyển dịch 1,6% lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp, tương ứng với khoảng 4.060 lao động/năm.

Đến năm 2025, lao động nông nghiệp còn khoảng 51,9% lao động tham gia hoạt động kinh tế của tỉnh; giai đoạn 2021 - 2025, bình quân mỗi năm chuyển dịch 2% lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp, tương ứng với khoảng 6.600 lao động/năm.

Để đạt được mục tiêu trên, Đề án tập trung vào những nhiệm vụ như: Tăng cường sự lãnh đạo, quản lý của cấp ủy, chính quyền các cấp và vai trò của Mặt trận Tquốc, các tổ chức đoàn thể các cấp trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ về chuyển dịch cấu lao động

Tăng cường hoạt động thông tin tuyên truyền nhằm nâng cao trách nhiệm phối hợp các cấp, các ngành, doanh nghiệp và người lao động trong tổ chức thực hiện Đề án.

Đào tạo nâng cao chất lượng lao động, chú trọng đào tạo ngành nghề phi nông nghiệp cung ứng cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh và thtrường lao động ngoài tnh. Giai đoạn 2018 - 2020, đào tạo nghề cho 47.400 người, giai đoạn 2021-2025, đào tạo nghề cho 82.500 người.

Giải quyết việc làm cho lao động tại các khu công nghiệp, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tnh; khu công nghiệp, doanh nghiệp ngoài tỉnh và xuất khu lao động. Trong đó, xây dựng kế hoạch nhu cầu sử dụng lao động của các ngành trên địa bàn tỉnhGiai đoạn 2018 - 2020, giải quyết việc làm cho 54.000 lao động; giai đoạn 2021 - 2025, giải quyết việc làm cho 90.000 lao động.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển các loại hình doanh nghiệp, ngành nghề sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh nhằm thu hút, tạo việc làm cho lao động lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dịch v, du lịch

Phát trin các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung và các ngành sản xuất công nghiệp, dịch vụ nhm thu hút sử dụng nhiều lao động gắn với chính sách đào tạo, giải quyết việc làm phù hợp theo từng vùng, từng ngành, từng nhóm đối tượng. Trong đó, xây dựng chính sách đào tạo, giải quyết việc làm phù hợp theo từng vùng, từng ngành, từng nhóm đối tượng. Đối với lao động tiếp tục làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, mỗi năm thu hút khoảng 500 - 1.000 lao động nông nghiệp chuyển sang làm việc ở các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp; đối với lao động thuộc các vùng tập trung phát triển sản xuất công nghiệp, dịch vụ như khu công nghiệp phía Nam, khu công nghiệp Âu Lâu, khu công nghiệp Minh Quân, khu công nghiệp Mông Sơn và các cụm công nghiệp: có chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động để chuyển đổi sang làm việc ở lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ. Mỗi năm chuyển dịch khoảng 2.000 - 3.000 lao động nông nghiệp sang làm việc ở lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ; Đối với lao động thuộc các vùng khác, mỗi năm chuyển dịch khoảng 1.600 - 2.500 lao động nông nghiệp sang làm việc ở lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ.

Ban hành chính sách đặc thù của tỉnh nhằm khuyến khích chuyển dịch cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp; Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh nhằm tăng năng suất lao động, thu hút lao động từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ; Đầu tư phát triển khu vực nông thôn, phát triển ngành nghề sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm nông thôn gắn với yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Ban Biên tập