Song song với tình hình đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc đang dần khởi sắc là cạm bẫy lừa đảo của kẻ gian.
Công an Yên Bái nắm tình hình, làm việc với các nạn nhân bị “sập bẫy” việc làm ở Campuchia trở về được nhà.
Thủ đoạn phổ biến của các đường dây này thường là đăng tải thông tin kết bạn trên mạng xã hội, ứng dụng điện thoại phổ biến như Facebook, Wechat, Viber... Sau đó, với chiêu bài quảng cáo "việc nhẹ lương cao", chúng lôi kéo, "tuyển dụng" lao động với mức lương hứa hẹn khoảng 800-2.000 USD/tháng, chế độ đãi ngộ tốt mà không đòi hỏi trình độ chuyên môn, bằng cấp nào, thậm chí còn sẵn sàng hỗ trợ chi phí, thủ tục nhập cảnh.
Tình trạng lừa đảo người lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài diễn ra từ nhiều năm nay. Cơ quan chức năng và chính quyền địa phương cũng đã đưa ra nhiều cảnh báo và khuyến cáo nhằm giúp người lao động tránh được cảnh “tiền mất, nghèo lại càng nghèo do vay mượn, nợ nần để được đi làm việc ở nước ngoài”. Tuy nhiên, do thiếu thông tin, nhiều lao động vẫn rơi vào bẫy “lừa đảo” của một số tổ chức, cá nhân. Thực tế về mặt quản lý Bộ LĐTBXH đã có nhiều hoạt động thanh tra, kiểm tra các DN, đơn vị đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài đồng thời có những khuyến cáo đến người lao động, tuy nhiên nhiều người với tâm lý “ đi nhanh và có thu nhập cao” đã không tìm hiểu kỹ thông tin, tin vào lời quảng cáo trên mạng xã hội để rồi mắc bẫy và trở thành con nợ vì tiền phí đặt cọc.
Đơn cử như chương trình đưa lao động đi làm thời vụ tại Hàn Quốc, đây là chương trình phi lợi nhuận giữa địa phương của Việt Nam và Hàn Quốc do cơ quan chức năng của địa phương tổ chức triển khai thực hiện, không có sự tham gia của bất kỳ DN nào. Nhưng nhiều đối tượng “cò mồi” trung gian đã lập trang mạng tuyển dụng chiếm đoạt tiền của người dân. “Trước thực tế này, chúng tôi đã liên tục có những cảnh báo đến người dân qua nhiều hình thức đồng thời tăng cường kiểm tra, siết về mặt quản lý song vẫn khó kiểm soát hết vì các đối tượng sử dụng mạng xã hội với nhiều hình thức rất tinh vi. Đáng nói là rất ít người lao động khi phát hiện bị lừa gửi đơn tố giác mà sau một thời gian dài khi không lấy lại được tiền mới tố giác. Điều này khiến việc kịp thời xử lý gặp nhiều khó khăn hơn” - đại diện Bộ LĐTBXH cho biết.
Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng nhiều thị trường tăng cao xong người lao động cũng cần phải tỉnh táo khi lựa chọn doanh nghiệp đầu mối khi đi làm việc ở nước ngoài. Đối với chương trình làm thời vụ, để tham gia và tìm hiểu về chương trình, người lao động chỉ liên hệ với Sở LĐTBXH địa phương nơi cư trú và không đăng ký tham gia với bất kỳ tổ chức cá nhân môi giới. Với những chương trình khác cần tìm hiểu kỹ thông tin DN khi nộp hồ sơ đăng ký.
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), thời gian qua, tình trạng một số tổ chức, cá nhân không có chức năng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đã lợi dụng nhu cầu muốn đi làm việc ở nước ngoài của người lao động để lừa đảo tuyển chọn, đào tạo và thu tiền trái pháp luật. Về vấn đề này, Cục đã thường xuyên thông qua cơ quan thông tin truyền thông, các báo, đài cảnh báo đến người lao động; phối hợp chính quyền, cơ quan chức năng ở các địa phương xác minh, thanh tra, kiểm tra và điều tra xử lý theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, do người lao động thiếu thông tin hoặc không tìm hiểu kỹ các quy định pháp luật về người lao động đi làm việc ở nước ngoài, dẫn đến tình trạng bị các tổ chức, cá nhân không có chức năng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài lừa đảo thu tiền trái pháp luật. Cục đã có văn bản đề nghị cơ quan công an điều tra và xử lý theo quy định pháp luật đối với một số doanh nghiệp.
Thực tế tại tỉnh Yên Bái
Thời gian qua, nhiều người dân ở tỉnh miền núi Yên Bái đã bị các đối tượng lừa đảo, dụ dỗ, lôi kéo xuất cảnh sang nước bạn Campuchia làm việc, với lời hứa mức thu nhập lên đến cả trăm triệu đồng mỗi tháng, công việc nhàn hạ, nơi ở sinh hoạt sang trọng… Tuy nhiên, thực thế chỉ là “cái bẫy” mà các đối tượng lừa đảo tạo ra để dụ “con mồi” ở Việt Nam, trong đó có nhiều công dân ở Yên Bái “dính bẫy” kéo theo những hệ lụy đau lòng. “Đội của em gồm 6 người bàn nhau bảo không làm được nữa thì chạy trốn đi, sau đó em và đứa em của cùng ông anh ở Thanh Hóa trốn được, 3 người còn lại bị bắt được bị đánh gẫy chân và ngất luôn tại chỗ”. Đó là tâm sự của một trong số hàng chục người dân Yên Bái bị lừa xuất cảnh sang Campuchia lao động rồi trở về được Việt Nam nhờ chạy trốn được hoặc được giải cứu và gia đình bỏ tiền chuộc.
Dù đã được giải cứu về nhà, nhưng Nguyễn Văn Cường, ở xã Nghĩa Tâm, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái vẫn chưa hết hoang mang, ám ảnh những ngày tháng kinh hoàng ở Campuchia: “Khoảng 3 đến 4 người Việt Nam và 3,4 người Trung Quốc cùng chạy trốn thì bị bọn bảo vệ bắt được. Chúng đánh đập chết luôn tại cửa, chúng tôi đều được chứng kiến. Thực sự quá dã man, độc ác!”
Vợ chồng chị Vương Thị Xi ở xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn vừa lấy nhau nên cuộc sống còn nhiều khó khăn. Nghe theo lời đối tượng xấu dụ dỗ, lôi kéo, vợ chồng chị Xi đã khăn gói tìm đường xuất cảnh sang Campuchia với hy vọng đổi đời từ khoản thu nhập 20 đến 30 triệu đồng/người/tháng mà các đối tượng lừa đảo vẽ ra.
Tuy nhiên, khi sang đến nơi mới biết mình đã bị lừa, nhưng cũng đã quá muộn. Để có thể trở lại Việt Nam, chị Xi phải gọi về gia đình cầm cố, vay mượn một khoản tiền lớn để gửi cho chúng theo như yêu cầu.
Giờ đây dù cả hai vợ chồng đã “xuất khẩu lao động” trở về, nhưng không những không kiếm được tiền để đổi đời, mà vợ chồng Xi còn mang trên vai khoản nợ “chuộc thân” cả trăm triệu đồng. Chị Vương Thị Xi nói: “Áp lực quá vợ chồng em không làm được nên xin về, nhưng ông chủ không cho và bảo muốn về phải bỏ ra hơn 240 triệu để chuộc. Nếu như mình không có tiền chuộc thì sẽ bị bán sang đảo khác, bị đánh đập, có người còn mất mạng không về được”.
Tháng 3 năm 2022, Hoàng Văn Trường và người em họ Trương Văn Phương ở xã Đông An, huyện Văn Yên thông qua một người phụ nữ môi giới trên mạng xã hội cũng bị lừa bán đưa sang đất Campuchia.
ại đây, các em cùng nhiều người Việt Nam khác bị đưa vào những tòa nhà biệt lập với đội quân canh gác ngày đêm dày đặc, bị hạn chế quyền tự do cá nhân… Mỗi ngày phải làm việc từ 15 đến 17 tiếng, giao khoán doanh thu 500 – 700 triệu/người/tháng thông qua hình thức nhắn lôi kéo, dụ dỗ, mời gọi khách vào các sàn chơi chứng khoán, trò chơi điện tử, lôi kéo người khác sang Camphuchia và các việc làm bất hợp pháp khác… không làm đủ chỉ tiêu thì bị đánh đập, bỏ đói.
Mới đây, em Trương Văn Phương đã thoát ra được qua một cuộc chạy trốn, còn Hoàng Văn Trường về được khi gia đình phải bỏ ra 160 triệu đồng để chuộc.
Tại Yên Bái hiện có 31 công dân bị lôi kéo, lừa đảo xuất cảnh sang Campuchia qua con đường hợp pháp và bất hợp pháp. Hiện có 26 công dân đã về nước thông qua hình thức chạy trốn, giải cứu và gia đình bỏ ra một khoản tiền lớn để “chuộc thân”, số còn lại đang mắc kẹt.
Theo đại tá Đinh Xuân Thiệp, Phó Giám đốc Công an tỉnh Yên Bái: Phương thức, thủ đoạn chủ yếu của các đối tượng lừa đảo là lập ra các trang tuyển dụng trên mạng xã hội như Facebook, Zalo… với cái tên như: Việc làm Cambodia, Việc làm Campuchia, Hội người Việt ở Campuchia, các tên, địa chỉ, công ty ảo… nhằm lôi kéo, dẫn dắt người lao động xuất cảnh sang Campuchia để làm việc bất hợp pháp. Số nạn nhân bị lừa đều có tuổi đời rất trẻ, không có việc làm ổn định, nhận thức hạn chế và gia đình có hoàn cảnh khó khăn…
Đại tá Đinh Xuân Thiệp cho biết: “Công an tỉnh tiếp tục tham mưu với UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tăng cường các hoạt động tuyên truyền để người dân nắm được phương thức, thủ đoạn của các đối tượng tổ chức xuất cảnh, lừa bán người xuất cảnh trái phép. Hướng dẫn người dân khi có nhu cầu xuất khẩu lao động phải thực hiện đúng theo quy định của nhà nước, cần tìm hiểu kỹ thông tin; khi có khó khăn, vướng mắc cần liên hệ với các đơn vị được nhà nước cấp phép. Chúng tôi cũng chỉ đạo đẩy mạnh công tác nghiệp vụ, nắm chắc tình hình, qua đó tổ chức xác minh, điều tra, xử lý các vụ việc để từng bước ngăn chặn tình người dân bị lừa xuất cảnh trái phép”.
Tìm kiếm việc làm có thu nhập cao là nhu cầu chính đáng của mỗi người, tuy nhiên người dân cần hết sức cảnh giác, tỉnh táo khi tìm việc làm, nhất là xuất cảnh ra nước ngoài lao động… tránh việc như nhiều người đã bị “sập bẫy” việc làm ở Campuchia, đổi đời không thấy, chỉ thấy mang nợ vào thân.
Ban Biên tập
Song song với tình hình đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc đang dần khởi sắc là cạm bẫy lừa đảo của kẻ gian.Thủ đoạn phổ biến của các đường dây này thường là đăng tải thông tin kết bạn trên mạng xã hội, ứng dụng điện thoại phổ biến như Facebook, Wechat, Viber... Sau đó, với chiêu bài quảng cáo "việc nhẹ lương cao", chúng lôi kéo, "tuyển dụng" lao động với mức lương hứa hẹn khoảng 800-2.000 USD/tháng, chế độ đãi ngộ tốt mà không đòi hỏi trình độ chuyên môn, bằng cấp nào, thậm chí còn sẵn sàng hỗ trợ chi phí, thủ tục nhập cảnh.
Tình trạng lừa đảo người lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài diễn ra từ nhiều năm nay. Cơ quan chức năng và chính quyền địa phương cũng đã đưa ra nhiều cảnh báo và khuyến cáo nhằm giúp người lao động tránh được cảnh “tiền mất, nghèo lại càng nghèo do vay mượn, nợ nần để được đi làm việc ở nước ngoài”. Tuy nhiên, do thiếu thông tin, nhiều lao động vẫn rơi vào bẫy “lừa đảo” của một số tổ chức, cá nhân. Thực tế về mặt quản lý Bộ LĐTBXH đã có nhiều hoạt động thanh tra, kiểm tra các DN, đơn vị đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài đồng thời có những khuyến cáo đến người lao động, tuy nhiên nhiều người với tâm lý “ đi nhanh và có thu nhập cao” đã không tìm hiểu kỹ thông tin, tin vào lời quảng cáo trên mạng xã hội để rồi mắc bẫy và trở thành con nợ vì tiền phí đặt cọc.
Đơn cử như chương trình đưa lao động đi làm thời vụ tại Hàn Quốc, đây là chương trình phi lợi nhuận giữa địa phương của Việt Nam và Hàn Quốc do cơ quan chức năng của địa phương tổ chức triển khai thực hiện, không có sự tham gia của bất kỳ DN nào. Nhưng nhiều đối tượng “cò mồi” trung gian đã lập trang mạng tuyển dụng chiếm đoạt tiền của người dân. “Trước thực tế này, chúng tôi đã liên tục có những cảnh báo đến người dân qua nhiều hình thức đồng thời tăng cường kiểm tra, siết về mặt quản lý song vẫn khó kiểm soát hết vì các đối tượng sử dụng mạng xã hội với nhiều hình thức rất tinh vi. Đáng nói là rất ít người lao động khi phát hiện bị lừa gửi đơn tố giác mà sau một thời gian dài khi không lấy lại được tiền mới tố giác. Điều này khiến việc kịp thời xử lý gặp nhiều khó khăn hơn” - đại diện Bộ LĐTBXH cho biết.
Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng nhiều thị trường tăng cao xong người lao động cũng cần phải tỉnh táo khi lựa chọn doanh nghiệp đầu mối khi đi làm việc ở nước ngoài. Đối với chương trình làm thời vụ, để tham gia và tìm hiểu về chương trình, người lao động chỉ liên hệ với Sở LĐTBXH địa phương nơi cư trú và không đăng ký tham gia với bất kỳ tổ chức cá nhân môi giới. Với những chương trình khác cần tìm hiểu kỹ thông tin DN khi nộp hồ sơ đăng ký.
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), thời gian qua, tình trạng một số tổ chức, cá nhân không có chức năng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đã lợi dụng nhu cầu muốn đi làm việc ở nước ngoài của người lao động để lừa đảo tuyển chọn, đào tạo và thu tiền trái pháp luật. Về vấn đề này, Cục đã thường xuyên thông qua cơ quan thông tin truyền thông, các báo, đài cảnh báo đến người lao động; phối hợp chính quyền, cơ quan chức năng ở các địa phương xác minh, thanh tra, kiểm tra và điều tra xử lý theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, do người lao động thiếu thông tin hoặc không tìm hiểu kỹ các quy định pháp luật về người lao động đi làm việc ở nước ngoài, dẫn đến tình trạng bị các tổ chức, cá nhân không có chức năng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài lừa đảo thu tiền trái pháp luật. Cục đã có văn bản đề nghị cơ quan công an điều tra và xử lý theo quy định pháp luật đối với một số doanh nghiệp.
Thực tế tại tỉnh Yên Bái
Thời gian qua, nhiều người dân ở tỉnh miền núi Yên Bái đã bị các đối tượng lừa đảo, dụ dỗ, lôi kéo xuất cảnh sang nước bạn Campuchia làm việc, với lời hứa mức thu nhập lên đến cả trăm triệu đồng mỗi tháng, công việc nhàn hạ, nơi ở sinh hoạt sang trọng… Tuy nhiên, thực thế chỉ là “cái bẫy” mà các đối tượng lừa đảo tạo ra để dụ “con mồi” ở Việt Nam, trong đó có nhiều công dân ở Yên Bái “dính bẫy” kéo theo những hệ lụy đau lòng. “Đội của em gồm 6 người bàn nhau bảo không làm được nữa thì chạy trốn đi, sau đó em và đứa em của cùng ông anh ở Thanh Hóa trốn được, 3 người còn lại bị bắt được bị đánh gẫy chân và ngất luôn tại chỗ”. Đó là tâm sự của một trong số hàng chục người dân Yên Bái bị lừa xuất cảnh sang Campuchia lao động rồi trở về được Việt Nam nhờ chạy trốn được hoặc được giải cứu và gia đình bỏ tiền chuộc.
Dù đã được giải cứu về nhà, nhưng Nguyễn Văn Cường, ở xã Nghĩa Tâm, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái vẫn chưa hết hoang mang, ám ảnh những ngày tháng kinh hoàng ở Campuchia: “Khoảng 3 đến 4 người Việt Nam và 3,4 người Trung Quốc cùng chạy trốn thì bị bọn bảo vệ bắt được. Chúng đánh đập chết luôn tại cửa, chúng tôi đều được chứng kiến. Thực sự quá dã man, độc ác!”
Vợ chồng chị Vương Thị Xi ở xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn vừa lấy nhau nên cuộc sống còn nhiều khó khăn. Nghe theo lời đối tượng xấu dụ dỗ, lôi kéo, vợ chồng chị Xi đã khăn gói tìm đường xuất cảnh sang Campuchia với hy vọng đổi đời từ khoản thu nhập 20 đến 30 triệu đồng/người/tháng mà các đối tượng lừa đảo vẽ ra.
Tuy nhiên, khi sang đến nơi mới biết mình đã bị lừa, nhưng cũng đã quá muộn. Để có thể trở lại Việt Nam, chị Xi phải gọi về gia đình cầm cố, vay mượn một khoản tiền lớn để gửi cho chúng theo như yêu cầu.
Giờ đây dù cả hai vợ chồng đã “xuất khẩu lao động” trở về, nhưng không những không kiếm được tiền để đổi đời, mà vợ chồng Xi còn mang trên vai khoản nợ “chuộc thân” cả trăm triệu đồng. Chị Vương Thị Xi nói: “Áp lực quá vợ chồng em không làm được nên xin về, nhưng ông chủ không cho và bảo muốn về phải bỏ ra hơn 240 triệu để chuộc. Nếu như mình không có tiền chuộc thì sẽ bị bán sang đảo khác, bị đánh đập, có người còn mất mạng không về được”.
Tháng 3 năm 2022, Hoàng Văn Trường và người em họ Trương Văn Phương ở xã Đông An, huyện Văn Yên thông qua một người phụ nữ môi giới trên mạng xã hội cũng bị lừa bán đưa sang đất Campuchia.
ại đây, các em cùng nhiều người Việt Nam khác bị đưa vào những tòa nhà biệt lập với đội quân canh gác ngày đêm dày đặc, bị hạn chế quyền tự do cá nhân… Mỗi ngày phải làm việc từ 15 đến 17 tiếng, giao khoán doanh thu 500 – 700 triệu/người/tháng thông qua hình thức nhắn lôi kéo, dụ dỗ, mời gọi khách vào các sàn chơi chứng khoán, trò chơi điện tử, lôi kéo người khác sang Camphuchia và các việc làm bất hợp pháp khác… không làm đủ chỉ tiêu thì bị đánh đập, bỏ đói.
Mới đây, em Trương Văn Phương đã thoát ra được qua một cuộc chạy trốn, còn Hoàng Văn Trường về được khi gia đình phải bỏ ra 160 triệu đồng để chuộc.
Tại Yên Bái hiện có 31 công dân bị lôi kéo, lừa đảo xuất cảnh sang Campuchia qua con đường hợp pháp và bất hợp pháp. Hiện có 26 công dân đã về nước thông qua hình thức chạy trốn, giải cứu và gia đình bỏ ra một khoản tiền lớn để “chuộc thân”, số còn lại đang mắc kẹt.
Theo đại tá Đinh Xuân Thiệp, Phó Giám đốc Công an tỉnh Yên Bái: Phương thức, thủ đoạn chủ yếu của các đối tượng lừa đảo là lập ra các trang tuyển dụng trên mạng xã hội như Facebook, Zalo… với cái tên như: Việc làm Cambodia, Việc làm Campuchia, Hội người Việt ở Campuchia, các tên, địa chỉ, công ty ảo… nhằm lôi kéo, dẫn dắt người lao động xuất cảnh sang Campuchia để làm việc bất hợp pháp. Số nạn nhân bị lừa đều có tuổi đời rất trẻ, không có việc làm ổn định, nhận thức hạn chế và gia đình có hoàn cảnh khó khăn…
Đại tá Đinh Xuân Thiệp cho biết: “Công an tỉnh tiếp tục tham mưu với UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tăng cường các hoạt động tuyên truyền để người dân nắm được phương thức, thủ đoạn của các đối tượng tổ chức xuất cảnh, lừa bán người xuất cảnh trái phép. Hướng dẫn người dân khi có nhu cầu xuất khẩu lao động phải thực hiện đúng theo quy định của nhà nước, cần tìm hiểu kỹ thông tin; khi có khó khăn, vướng mắc cần liên hệ với các đơn vị được nhà nước cấp phép. Chúng tôi cũng chỉ đạo đẩy mạnh công tác nghiệp vụ, nắm chắc tình hình, qua đó tổ chức xác minh, điều tra, xử lý các vụ việc để từng bước ngăn chặn tình người dân bị lừa xuất cảnh trái phép”.
Tìm kiếm việc làm có thu nhập cao là nhu cầu chính đáng của mỗi người, tuy nhiên người dân cần hết sức cảnh giác, tỉnh táo khi tìm việc làm, nhất là xuất cảnh ra nước ngoài lao động… tránh việc như nhiều người đã bị “sập bẫy” việc làm ở Campuchia, đổi đời không thấy, chỉ thấy mang nợ vào thân.