CTTĐT - Năm 2023 là năm diễn ra đại hội Công đoàn các cấp nhiệm kỳ 2023 - 2028, bên cạnh nhiệm vụ quan trọng là tổ chức đại hội theo đúng quy định, đảm bảo tiến độ đề ra, các cấp công đoàn vẫn tập trung thực hiện tốt công tác chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động, đặc biệt là tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về ATVSLÐ, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Một buổi tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động cho người lao động ở Yên Bái
Trong 6 tháng đầu năm 2023, Liên đoàn Lao động tỉnh phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức thành công lễ phát động “Tháng Công nhân”, “Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động” năm 2023. Nhân dịp này, LĐLĐ tỉnh đã tặng 320 suất quà cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn, bị tai nạn lao động và trao hỗ trợ 06 nhà Mái ấm Công đoàn, với tổng số tiền 344,5 triệu đồng. Tích cực hưởng ứng “Tháng Công nhân”, “Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động” năm 2023, Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và CĐCS trong tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa chăm lo cho đoàn viên, người lao động, với tổng số tiền tổ chức các hoạt động là trên 900 triệu đồng.
Ngay trong 6 tháng đầu năm, chưa đầy 2 tháng, Yên Bái xảy ra 3 vụ tai nạn mỏ đá khiến 3 công nhân tử vong, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn đã ra chỉ thị số 08/CT-UBND tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. Theo đó, lãnh đạo UBND tỉnh Yên Bái nhận xét trong 4 tháng đầu năm 2023, công tác an toàn, vệ sinh lao động còn bộc lộ nhiều thiếu sót như việc chấp hành pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, đặc biệt trong các lĩnh vực khai thác khoáng sản đã có 3 vụ tai nạn lao động xảy ra ở mỏ đá xã Liễu Đô, mỏ đá núi Chuông xã Tân Lĩnh và mỏ đá tại thị trấn Yên Thế của huyện Lục Yên làm 3 người chết.
Nguyên nhân xảy ra các vụ tai nạn chủ yếu do người sử dụng lao động chưa chủ động, thường xuyên kiểm tra, giám sát sự tuân thủ pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, người lao động chưa được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng, ý thức chấp hành pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, còn tình trạng vi phạm các quy định về an toàn, vệ sinh lao động, thiếu chủ động trong phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Để phòng ngừa, giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động và sức khỏe cho người lao động, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật lao động của người sử dụng lao động, góp phần ổn định và phát triển sản xuất, UBND tỉnh Yên Bái yêu cầu các sở, ban, ngành, các địa phương và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
Cụ thể, Sở Lao động - Thương binh và xã hội tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thường xuyên và đột xuất việc thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động của các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực thường xảy ra tai nạn như khai thác khoáng sản, xây dựng, chế biến và các doanh nghiệp có sử dụng nhiều thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, thông báo công khai các vi phạm nghiêm trọng trong công tác an toàn, vệ sinh lao động, xem xét kiến nghị khởi tố vụ án, truy tố người vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng làm chết người.
Sở Y Tế chỉ đạo tổ chức hoạt động thông tin giáo dục truyền thông, hướng dẫn, giám sát, tập huấn, huấn luyện chuyên môn, kỹ thuật về vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động, kỹ năng sơ cứu, cấp cứu người lao động cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.
Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tổ chức thực hiện các chương trình hành động cụ thể về an toàn, vệ sinh lao động. Xây dựng và thực hiện đầy đủ nội quy, quy trình làm việc bảo đảm an toàn của thiết bị và nơi làm việc, trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động, cải thiện điều kiện lao động, kiểm định và khai báo sử dụng máy móc, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, định kỳ hàng năm tổ chức các lớp huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động cho các nhóm đối tượng theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
Đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động trong ngành, nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải lập kế hoạch, triển khai, tổng hợp kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động và đưa vào trong nội quy, quy trình làm việc, phải tổ chức tự kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động toàn diện ít nhất 6 tháng 1 lần.
Nhằm góp phần bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng và môi trường làm việc an toàn cho người lao động, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã xây dựng Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động, Luật Việc làm, Luật An toàn vệ sinh lao động, Luật Bảo hiểm xã hội cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp. Từ năm 2019 đến tháng 5/2023, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tổ chức tổ chức được 22 hội nghị tuyên truyền phổ biến pháp luật lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Việc làm cho 1.828 người lao động và người sử dụng lao động của 751 đơn vị, doanh nghiệp trong tỉnh. Tại các hội nghị tập huấn, doanh nghiệp và người lao động được cung cấp thông tin tổng quan về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ATVSLÐ; chính sách phòng ngừa và chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; công tác tuyên truyền, huấn luyện, tư vấn hỗ trợ áp dụng các biện pháp phòng, chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hỗ trợ huấn luyện ATVSLÐ; chế độ chính sách chi trả cho người bị tai nạn lao động. Từ đó, trang bị kiến thức cần thiết về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức, người sử dụng lao động trong công tác đảm bảo an toàn lao động, góp phần giảm tỷ lệ tai nạn lao động hàng năm trên địa bàn.
Đồng thời Sở tổ chức họp Hội đồng An toàn, vệ sinh lao động tỉnh với sự tham dự của các ngành thành viên và phóng viên các cơ quan báo, đài để thông tin tuyên truyền rộng rãi về chủ đề, nội dung của Tháng hành động; phát miễn phí các ấn phẩm truyền thông đến các địa phương, doanh nghiệp; phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình, cơ quan báo, đăng, phát nhiều tin bài, phóng sự phản ánh những vấn đề nổi cộm về tình hình thực tế tại các cơ sở, doanh nghiệp trong công tác an toàn vệ sinh lao động; ý thức, trách nhiệm của doanh nghiệp, người lao động, chính quyền địa phương đối với công tác này.
Năm 2023, công tác thông tin tuyên truyền về chủ đề “Tăng cường xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn và cải thiện điều kiện lao động, giảm căng thẳng tại nơi làm việc” đã được triển khai sớm và đã huy động được sự vào cuộc rất tích cực và có hiệu quả của các cơ quan thông tin đại chúng với số lượng tin, bài ngày càng tăng. Nhiều báo, tạp chí đã dành cả chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền về chủ điểm Tháng hành động an toàn vệ sinh lao động - phòng cháy chữa cháy góp phần tạo hiệu ứng tuyên truyền rất tốt trong cộng đồng.
Các hoạt động thông tin, tuyên truyền, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và người lao động về công tác này. Các bộ, ngành, địa phương đã quan tâm, tổ chức tốt hơn các hoạt động về huấn luyện, thanh tra, kiểm tra an toàn vệ sinh lao động góp phần kịp thời phát hiện, phòng ngừa các nguy cơ tai nạn lao động xảy ra.
Nhiều doanh nghiệp đã tích cực cải thiện điều kiện làm việc, môi trường lao động; từng bước xây dựng văn hóa về an toàn lao động; chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, phòng chống cháy nổ; bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe cho người lao động, tài sản của Nhà nước, tài sản của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.
Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về ATVSLÐ, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tỉnh Yên Bái quan tâm đẩy mạnh đã góp phần quan trọng nâng cao nhận thức cho người sử dụng lao động và người lao động; các doanh nghiệp ngày càng ý thức, quan tâm đến tính mạng, sức khỏe của người lao động, thực hiện tốt quy định của pháp luật về ATVSLÐ, BHXH, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động./.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Năm 2023 là năm diễn ra đại hội Công đoàn các cấp nhiệm kỳ 2023 - 2028, bên cạnh nhiệm vụ quan trọng là tổ chức đại hội theo đúng quy định, đảm bảo tiến độ đề ra, các cấp công đoàn vẫn tập trung thực hiện tốt công tác chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động, đặc biệt là tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về ATVSLÐ, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.Trong 6 tháng đầu năm 2023, Liên đoàn Lao động tỉnh phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức thành công lễ phát động “Tháng Công nhân”, “Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động” năm 2023. Nhân dịp này, LĐLĐ tỉnh đã tặng 320 suất quà cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn, bị tai nạn lao động và trao hỗ trợ 06 nhà Mái ấm Công đoàn, với tổng số tiền 344,5 triệu đồng. Tích cực hưởng ứng “Tháng Công nhân”, “Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động” năm 2023, Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và CĐCS trong tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa chăm lo cho đoàn viên, người lao động, với tổng số tiền tổ chức các hoạt động là trên 900 triệu đồng.
Ngay trong 6 tháng đầu năm, chưa đầy 2 tháng, Yên Bái xảy ra 3 vụ tai nạn mỏ đá khiến 3 công nhân tử vong, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn đã ra chỉ thị số 08/CT-UBND tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. Theo đó, lãnh đạo UBND tỉnh Yên Bái nhận xét trong 4 tháng đầu năm 2023, công tác an toàn, vệ sinh lao động còn bộc lộ nhiều thiếu sót như việc chấp hành pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, đặc biệt trong các lĩnh vực khai thác khoáng sản đã có 3 vụ tai nạn lao động xảy ra ở mỏ đá xã Liễu Đô, mỏ đá núi Chuông xã Tân Lĩnh và mỏ đá tại thị trấn Yên Thế của huyện Lục Yên làm 3 người chết.
Nguyên nhân xảy ra các vụ tai nạn chủ yếu do người sử dụng lao động chưa chủ động, thường xuyên kiểm tra, giám sát sự tuân thủ pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, người lao động chưa được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng, ý thức chấp hành pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, còn tình trạng vi phạm các quy định về an toàn, vệ sinh lao động, thiếu chủ động trong phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Để phòng ngừa, giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động và sức khỏe cho người lao động, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật lao động của người sử dụng lao động, góp phần ổn định và phát triển sản xuất, UBND tỉnh Yên Bái yêu cầu các sở, ban, ngành, các địa phương và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
Cụ thể, Sở Lao động - Thương binh và xã hội tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thường xuyên và đột xuất việc thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động của các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực thường xảy ra tai nạn như khai thác khoáng sản, xây dựng, chế biến và các doanh nghiệp có sử dụng nhiều thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, thông báo công khai các vi phạm nghiêm trọng trong công tác an toàn, vệ sinh lao động, xem xét kiến nghị khởi tố vụ án, truy tố người vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng làm chết người.
Sở Y Tế chỉ đạo tổ chức hoạt động thông tin giáo dục truyền thông, hướng dẫn, giám sát, tập huấn, huấn luyện chuyên môn, kỹ thuật về vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động, kỹ năng sơ cứu, cấp cứu người lao động cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.
Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tổ chức thực hiện các chương trình hành động cụ thể về an toàn, vệ sinh lao động. Xây dựng và thực hiện đầy đủ nội quy, quy trình làm việc bảo đảm an toàn của thiết bị và nơi làm việc, trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động, cải thiện điều kiện lao động, kiểm định và khai báo sử dụng máy móc, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, định kỳ hàng năm tổ chức các lớp huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động cho các nhóm đối tượng theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
Đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động trong ngành, nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải lập kế hoạch, triển khai, tổng hợp kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động và đưa vào trong nội quy, quy trình làm việc, phải tổ chức tự kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động toàn diện ít nhất 6 tháng 1 lần.
Nhằm góp phần bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng và môi trường làm việc an toàn cho người lao động, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã xây dựng Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động, Luật Việc làm, Luật An toàn vệ sinh lao động, Luật Bảo hiểm xã hội cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp. Từ năm 2019 đến tháng 5/2023, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tổ chức tổ chức được 22 hội nghị tuyên truyền phổ biến pháp luật lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Việc làm cho 1.828 người lao động và người sử dụng lao động của 751 đơn vị, doanh nghiệp trong tỉnh. Tại các hội nghị tập huấn, doanh nghiệp và người lao động được cung cấp thông tin tổng quan về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ATVSLÐ; chính sách phòng ngừa và chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; công tác tuyên truyền, huấn luyện, tư vấn hỗ trợ áp dụng các biện pháp phòng, chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hỗ trợ huấn luyện ATVSLÐ; chế độ chính sách chi trả cho người bị tai nạn lao động. Từ đó, trang bị kiến thức cần thiết về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức, người sử dụng lao động trong công tác đảm bảo an toàn lao động, góp phần giảm tỷ lệ tai nạn lao động hàng năm trên địa bàn.
Đồng thời Sở tổ chức họp Hội đồng An toàn, vệ sinh lao động tỉnh với sự tham dự của các ngành thành viên và phóng viên các cơ quan báo, đài để thông tin tuyên truyền rộng rãi về chủ đề, nội dung của Tháng hành động; phát miễn phí các ấn phẩm truyền thông đến các địa phương, doanh nghiệp; phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình, cơ quan báo, đăng, phát nhiều tin bài, phóng sự phản ánh những vấn đề nổi cộm về tình hình thực tế tại các cơ sở, doanh nghiệp trong công tác an toàn vệ sinh lao động; ý thức, trách nhiệm của doanh nghiệp, người lao động, chính quyền địa phương đối với công tác này.
Năm 2023, công tác thông tin tuyên truyền về chủ đề “Tăng cường xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn và cải thiện điều kiện lao động, giảm căng thẳng tại nơi làm việc” đã được triển khai sớm và đã huy động được sự vào cuộc rất tích cực và có hiệu quả của các cơ quan thông tin đại chúng với số lượng tin, bài ngày càng tăng. Nhiều báo, tạp chí đã dành cả chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền về chủ điểm Tháng hành động an toàn vệ sinh lao động - phòng cháy chữa cháy góp phần tạo hiệu ứng tuyên truyền rất tốt trong cộng đồng.
Các hoạt động thông tin, tuyên truyền, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và người lao động về công tác này. Các bộ, ngành, địa phương đã quan tâm, tổ chức tốt hơn các hoạt động về huấn luyện, thanh tra, kiểm tra an toàn vệ sinh lao động góp phần kịp thời phát hiện, phòng ngừa các nguy cơ tai nạn lao động xảy ra.
Nhiều doanh nghiệp đã tích cực cải thiện điều kiện làm việc, môi trường lao động; từng bước xây dựng văn hóa về an toàn lao động; chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, phòng chống cháy nổ; bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe cho người lao động, tài sản của Nhà nước, tài sản của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.
Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về ATVSLÐ, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tỉnh Yên Bái quan tâm đẩy mạnh đã góp phần quan trọng nâng cao nhận thức cho người sử dụng lao động và người lao động; các doanh nghiệp ngày càng ý thức, quan tâm đến tính mạng, sức khỏe của người lao động, thực hiện tốt quy định của pháp luật về ATVSLÐ, BHXH, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động./.