CTTĐT - Xuất khẩu lao động (XKLĐ) là giải pháp hiệu quả để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho người dân và đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Vì vậy, nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chính là sự tiếp sức, giúp bà con giảm bớt gánh nặng tài chính để có thể đi làm việc ngoài nước.
Huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị tư vấn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại 18 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số
NHCSXH hiện đang thực hiện cho vay đi làm việc ở nước ngoài theo Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 7/5/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm; Quyết định số 27/2019/QĐ-TTg, ngày 9/9/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với NLĐ tại huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài; Văn bản số 7886/NHCS-TDNN ngày 24/10/2019 của NHCSXH Việt Nam về việc hướng dẫn nghiệp vụ cho vay đối với NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 - 2020…
Đây là kênh tín dụng giúp các hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ gia đình sinh sống tại các huyện nghèo, đặc biệt với đối tượng vay là người dân tộc thiểu số có điều kiện cải thiện cuộc sống, thoát nghèo, nâng cao trình độ. Nguồn vốn được người dân đón nhận và đồng tình ủng hộ, góp phần đáng kể vào chương trình giảm nghèo tại địa phương nói riêng và của Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo nói chung.
Theo NHCSXH Chi nhánh tỉnh, giai đoạn 2012-2022, đơn vị đã giải ngân cho 254 lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh số đạt 19,35 tỷ đồng. Trong đó, cho vay xuất khẩu lao động tại huyện nghèo theo Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg và Quyết định số 27/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là 15,106 tỷ đồng.
Chỉ tính riêng năm 2022, Chi nhánh cho vay 14 khách hàng đi XKLĐ với số tiền 1 tỷ đồng. Dư nợ chương trình đạt 5,5 tỷ đồng với 108 khách hàng còn dư nợ. Nhiều làng quê, gia đình có cuộc sống khấm khá nhờ có người thân đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Vì vậy, để tiếp tục thực hiện công tác XKLĐ có hiệu quả, bên cạnh sự tiếp sức về vốn của NHCSXH trên địa bàn, các địa phương trong tỉnh cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác XKLĐ; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến sâu rộng chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và địa phương về hoạt động XKLĐ; giúp NLĐ nhận thức, nắm rõ thông tin về thị trường lao động ngoài nước.
Đồng thời, chủ động lựa chọn những doanh nghiệp có đủ tư cách pháp nhân, có uy tín trong lĩnh vực XKLĐ, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực XKLĐ và phòng tránh thiệt hại cho người lao động.
Cùng với đó, các phòng lao động - thương binh và xã hội địa phương, các ngân hàng cần có chính sách hỗ trợ như: hỗ trợ đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết; chi phí làm thủ tục hộ chiếu, thị thực, khám sức khỏe, vay vốn... Qua đó, góp phần giảm nghèo bền vững trên địa bàn.
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Xuất khẩu lao động (XKLĐ) là giải pháp hiệu quả để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho người dân và đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Vì vậy, nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chính là sự tiếp sức, giúp bà con giảm bớt gánh nặng tài chính để có thể đi làm việc ngoài nước.NHCSXH hiện đang thực hiện cho vay đi làm việc ở nước ngoài theo Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 7/5/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm; Quyết định số 27/2019/QĐ-TTg, ngày 9/9/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với NLĐ tại huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài; Văn bản số 7886/NHCS-TDNN ngày 24/10/2019 của NHCSXH Việt Nam về việc hướng dẫn nghiệp vụ cho vay đối với NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 - 2020…
Đây là kênh tín dụng giúp các hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ gia đình sinh sống tại các huyện nghèo, đặc biệt với đối tượng vay là người dân tộc thiểu số có điều kiện cải thiện cuộc sống, thoát nghèo, nâng cao trình độ. Nguồn vốn được người dân đón nhận và đồng tình ủng hộ, góp phần đáng kể vào chương trình giảm nghèo tại địa phương nói riêng và của Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo nói chung.
Theo NHCSXH Chi nhánh tỉnh, giai đoạn 2012-2022, đơn vị đã giải ngân cho 254 lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh số đạt 19,35 tỷ đồng. Trong đó, cho vay xuất khẩu lao động tại huyện nghèo theo Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg và Quyết định số 27/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là 15,106 tỷ đồng.
Chỉ tính riêng năm 2022, Chi nhánh cho vay 14 khách hàng đi XKLĐ với số tiền 1 tỷ đồng. Dư nợ chương trình đạt 5,5 tỷ đồng với 108 khách hàng còn dư nợ. Nhiều làng quê, gia đình có cuộc sống khấm khá nhờ có người thân đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Vì vậy, để tiếp tục thực hiện công tác XKLĐ có hiệu quả, bên cạnh sự tiếp sức về vốn của NHCSXH trên địa bàn, các địa phương trong tỉnh cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác XKLĐ; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến sâu rộng chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và địa phương về hoạt động XKLĐ; giúp NLĐ nhận thức, nắm rõ thông tin về thị trường lao động ngoài nước.
Đồng thời, chủ động lựa chọn những doanh nghiệp có đủ tư cách pháp nhân, có uy tín trong lĩnh vực XKLĐ, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực XKLĐ và phòng tránh thiệt hại cho người lao động.
Cùng với đó, các phòng lao động - thương binh và xã hội địa phương, các ngân hàng cần có chính sách hỗ trợ như: hỗ trợ đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết; chi phí làm thủ tục hộ chiếu, thị thực, khám sức khỏe, vay vốn... Qua đó, góp phần giảm nghèo bền vững trên địa bàn.