Hiện nay, trên cả nước có khoảng 313.000 thanh niên nông thôn đang thiếu việc làm và thất nghiệp. Hiện nhiều thanh niên nông thôn, trong đó có thanh niên dân tộc thiểu số tốt nghiệp ra trường gặp khó khăn. Thời gian qua, Bộ LĐ-TB&XH đã tăng cường các giải pháp để liên kết, kết nối các trường nghề của các tỉnh miền núi với các doanh nghiệp.
Lớp học nghề thêu thổ cẩm tại xã Phù Nham.
Về giải pháp tạo việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số, hiện chúng ta có 116 chính sách khác nhau, trong đó có 7 chính sách hỗ trợ thanh niên dân tộc miền núi học nghề và nâng cao trình độ đào tạo từ bồi dưỡng, đến sơ cấp, trung cấp.
Trước tình hình này chúng ta phải thực hiện tốt hai chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là vấn đề kết nối và đầu tư kinh phí cho chương trình này. Riêng Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới tỷ lệ đầu tư gấp 4 lần bình quân chung, trong đó rất quan tâm đến việc đào tạo nghề và hỗ trợ việc làm cho thanh niên. Tới đây theo đề xuất của Chính phủ, Thường vụ Quốc hội đã quyết định bổ sung kinh phí cho chương trình này. Đây là cơ hội rất tốt để giải quyết vấn đề này.
Giải pháp thứ ba là chúng ta phải tập trung đổi mới chương trình kết nối doanh nghiệp; tập trung chính sách xuất khẩu lao động cho khu vực đặc biệt khó khăn. Từ đầu năm 2018 đến nay, chúng ta đã đưa được 613 người thanh niên dân tộc thiểu số đi làm việc ở nước ngoài. Về mặt chính sách, chúng ta đã có rất nhiều chính sách hỗ trợ cho thanh niên dân tộc thiểu số đi xuất khẩu lao động như: hỗ trợ toàn bộ phần đào tạo, hỗ trợ di chuyển và chính sách hỗ trợ ban đầu. Tuy nhiên, hiện nay, khu vực miền Trung và Tây Nguyên làm tốt, nhưng với thanh niên khu vực miền núi phía Bắc thì đang gặp khó khăn.
Trong thời gian tới Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ tập trung về vấn đề này nhưng sẽ có sự thay đổi, ví dụ như sắp tới sẽ đào tạo dài hơn, yêu cầu thấp hơn, lựa chọn công việc phù hợp hơn và phù hợp với tâm lý của các em. Nhìn chung, tâm lý của các em là không muốn ở một mình, về kỷ cương, nguyên tắc, tập quán cũng có sự khác biệt.
Ban Biên tập
Hiện nay, trên cả nước có khoảng 313.000 thanh niên nông thôn đang thiếu việc làm và thất nghiệp. Hiện nhiều thanh niên nông thôn, trong đó có thanh niên dân tộc thiểu số tốt nghiệp ra trường gặp khó khăn. Thời gian qua, Bộ LĐ-TB&XH đã tăng cường các giải pháp để liên kết, kết nối các trường nghề của các tỉnh miền núi với các doanh nghiệp.Về giải pháp tạo việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số, hiện chúng ta có 116 chính sách khác nhau, trong đó có 7 chính sách hỗ trợ thanh niên dân tộc miền núi học nghề và nâng cao trình độ đào tạo từ bồi dưỡng, đến sơ cấp, trung cấp.
Trước tình hình này chúng ta phải thực hiện tốt hai chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là vấn đề kết nối và đầu tư kinh phí cho chương trình này. Riêng Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới tỷ lệ đầu tư gấp 4 lần bình quân chung, trong đó rất quan tâm đến việc đào tạo nghề và hỗ trợ việc làm cho thanh niên. Tới đây theo đề xuất của Chính phủ, Thường vụ Quốc hội đã quyết định bổ sung kinh phí cho chương trình này. Đây là cơ hội rất tốt để giải quyết vấn đề này.
Giải pháp thứ ba là chúng ta phải tập trung đổi mới chương trình kết nối doanh nghiệp; tập trung chính sách xuất khẩu lao động cho khu vực đặc biệt khó khăn. Từ đầu năm 2018 đến nay, chúng ta đã đưa được 613 người thanh niên dân tộc thiểu số đi làm việc ở nước ngoài. Về mặt chính sách, chúng ta đã có rất nhiều chính sách hỗ trợ cho thanh niên dân tộc thiểu số đi xuất khẩu lao động như: hỗ trợ toàn bộ phần đào tạo, hỗ trợ di chuyển và chính sách hỗ trợ ban đầu. Tuy nhiên, hiện nay, khu vực miền Trung và Tây Nguyên làm tốt, nhưng với thanh niên khu vực miền núi phía Bắc thì đang gặp khó khăn.
Trong thời gian tới Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ tập trung về vấn đề này nhưng sẽ có sự thay đổi, ví dụ như sắp tới sẽ đào tạo dài hơn, yêu cầu thấp hơn, lựa chọn công việc phù hợp hơn và phù hợp với tâm lý của các em. Nhìn chung, tâm lý của các em là không muốn ở một mình, về kỷ cương, nguyên tắc, tập quán cũng có sự khác biệt.