CTTĐT - Đề án 71 là chính sách ưu đãi đặc biệt về XKLĐ dành cho các huyện nghèo (huyện “30a”) trên cả nước và Yên Bái có hai huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải được hưởng lợi từ chính sách này.
Người lao động ở các huyện nghèo sẽ được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ như: hỗ trợ chi phí học văn hóa, 100% học phí học nghề, ngoại ngữ, vay vốn... trước khi xuất khẩu lao động đi các nước.
Tháng 4-2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 71/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động, góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020 nhằm nâng cao chất lượng lao động và tăng số lao động ở các huyện nghèo đi xuất khẩu lao động, qua đó tăng thu nhập và giảm nghèo bền vững. Mục tiêu của Đề án là đưa 10.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài để góp phần giảm 8.000 hộ nghèo trong giai đoạn 2009-2010; xuất khẩu 50.000 lao động trong 5 năm tiếp theo (2011-2015) để có thể giảm được 45.000 hộ nghèo.
Với chính sách hỗ trợ hộ nghèo xuất khẩu lao động ở các huyện nghèo theo Quyết định 71 của Thủ tướng Chính phủ, nhiều người nghèo đã háo hức xuất ngoại, mong ước được thoát nghèo. Người lao động ở các huyện nghèo sẽ được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ như: hỗ trợ chi phí học văn hóa, 100% học phí học nghề, ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức cần thiết, hỗ trợ vay vốn với lãi suất ưu đãi bằng 50% lãi suất cho vay hiện hành cho người lao động thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, hỗ trợ người lao động thuộc đối tượng của Đề án khi tham gia XKLĐ gặp rủi ro... Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều khó khăn.
Theo tổng hợp báo cáo của huyện Trạm Tấu, công tác XKLĐ theo Đề án 71 còn nhiều khó khăn, trong đó phải kể đến thị trường lao động các nước có nhiều biến động. Nhưng hơn cả là do tập quán, nhận thức của người dân không muốn cho người thân đi làm ăn xa nên đã có nhiều trường hợp tự ý bỏ về trước thời hạn, số lao động xuất khẩu đã giảm so với các năm trước. Đặc biệt là do lực lượng lao động nhiều nhưng chất lượng lao động thấp, ý thức tổ chức kỷ luật chưa cao làm ảnh hưởng đến tư tưởng số lao động đang học hoặc chuẩn bị tham gia XKLĐ. Năm 2016, trên địa bàn huyện Trạm Tấu không có một trường hợp nào xuất khẩu lao động. Năm 2017, huyện Mù Cang Chải, đã hoàn thiện hồ sơ cho 7 lao động tham gia đào tạo tiếng Hàn và đào tạo nghề để xuất khẩu lao động. Tuy nhiên vì không hỗ trợ chi phí đào tạo tiếng Hàn nên một số lao động không muốn đi xuất khẩu nữa.
Bên cạnh một số hạn chế trên, công tác thông tin tuyên truyền, tập huấn đào tạo và nâng cao năng lực cán bộ đã được các huyện nghèo triển khai rất tích cực qua các năm từ nguồn kinh phí theo Đề án 71, Chương trình 30a. Tuy nhiên, nội dung, hình thức tuyên truyền chưa thực sự đa dạng, phù hợp với đặc điểm địa hình, tâm lý, trình độ, phong tục, tập quán cũng như văn hóa của số đông đối tượng thụ hưởng chính sách là người dân tộc.
Thời gian tới cần tập trung xây dựng nguồn lao động xuất khẩu, vận động những người trong độ tuổi lao động tự giác tham gia học nghề, học ngoại ngữ; nâng cao năng lực dạy nghề cho các trường dạy nghề trong tỉnh để đào tạo công nhân kỹ thuật có trình độ tay nghề tạo nguồn cho hoạt động XKLĐ; đổi mới hoạt động của các ban chỉ đạo cấp huyện trong chỉ đạo, giám sát, hỗ trợ các doanh nghiệp đến địa bàn tuyển chọn lao động và người lao động khi tham gia XKLĐ; mời gọi các doanh nghiệp XKLĐ có uy tín, năng lực tài chính, có thị trường đa dạng, phong phú để hợp tác tuyển lao động tại địa phương đưa đi xuất khẩu...
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Đề án 71 là chính sách ưu đãi đặc biệt về XKLĐ dành cho các huyện nghèo (huyện “30a”) trên cả nước và Yên Bái có hai huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải được hưởng lợi từ chính sách này. Tháng 4-2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 71/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động, góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020 nhằm nâng cao chất lượng lao động và tăng số lao động ở các huyện nghèo đi xuất khẩu lao động, qua đó tăng thu nhập và giảm nghèo bền vững. Mục tiêu của Đề án là đưa 10.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài để góp phần giảm 8.000 hộ nghèo trong giai đoạn 2009-2010; xuất khẩu 50.000 lao động trong 5 năm tiếp theo (2011-2015) để có thể giảm được 45.000 hộ nghèo.
Với chính sách hỗ trợ hộ nghèo xuất khẩu lao động ở các huyện nghèo theo Quyết định 71 của Thủ tướng Chính phủ, nhiều người nghèo đã háo hức xuất ngoại, mong ước được thoát nghèo. Người lao động ở các huyện nghèo sẽ được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ như: hỗ trợ chi phí học văn hóa, 100% học phí học nghề, ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức cần thiết, hỗ trợ vay vốn với lãi suất ưu đãi bằng 50% lãi suất cho vay hiện hành cho người lao động thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, hỗ trợ người lao động thuộc đối tượng của Đề án khi tham gia XKLĐ gặp rủi ro... Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều khó khăn.
Theo tổng hợp báo cáo của huyện Trạm Tấu, công tác XKLĐ theo Đề án 71 còn nhiều khó khăn, trong đó phải kể đến thị trường lao động các nước có nhiều biến động. Nhưng hơn cả là do tập quán, nhận thức của người dân không muốn cho người thân đi làm ăn xa nên đã có nhiều trường hợp tự ý bỏ về trước thời hạn, số lao động xuất khẩu đã giảm so với các năm trước. Đặc biệt là do lực lượng lao động nhiều nhưng chất lượng lao động thấp, ý thức tổ chức kỷ luật chưa cao làm ảnh hưởng đến tư tưởng số lao động đang học hoặc chuẩn bị tham gia XKLĐ. Năm 2016, trên địa bàn huyện Trạm Tấu không có một trường hợp nào xuất khẩu lao động. Năm 2017, huyện Mù Cang Chải, đã hoàn thiện hồ sơ cho 7 lao động tham gia đào tạo tiếng Hàn và đào tạo nghề để xuất khẩu lao động. Tuy nhiên vì không hỗ trợ chi phí đào tạo tiếng Hàn nên một số lao động không muốn đi xuất khẩu nữa.
Bên cạnh một số hạn chế trên, công tác thông tin tuyên truyền, tập huấn đào tạo và nâng cao năng lực cán bộ đã được các huyện nghèo triển khai rất tích cực qua các năm từ nguồn kinh phí theo Đề án 71, Chương trình 30a. Tuy nhiên, nội dung, hình thức tuyên truyền chưa thực sự đa dạng, phù hợp với đặc điểm địa hình, tâm lý, trình độ, phong tục, tập quán cũng như văn hóa của số đông đối tượng thụ hưởng chính sách là người dân tộc.
Thời gian tới cần tập trung xây dựng nguồn lao động xuất khẩu, vận động những người trong độ tuổi lao động tự giác tham gia học nghề, học ngoại ngữ; nâng cao năng lực dạy nghề cho các trường dạy nghề trong tỉnh để đào tạo công nhân kỹ thuật có trình độ tay nghề tạo nguồn cho hoạt động XKLĐ; đổi mới hoạt động của các ban chỉ đạo cấp huyện trong chỉ đạo, giám sát, hỗ trợ các doanh nghiệp đến địa bàn tuyển chọn lao động và người lao động khi tham gia XKLĐ; mời gọi các doanh nghiệp XKLĐ có uy tín, năng lực tài chính, có thị trường đa dạng, phong phú để hợp tác tuyển lao động tại địa phương đưa đi xuất khẩu...