Đền Đông Cuông có từ lâu đời, qua sử sách thư tịch được biết Đền có muộn nhất vào đời Lê, được phát triển từ một Miếu cổ. Đền sơ khởi là Miếu thờ Đông Quang công chúa do các dòng họ Hà, Hoàng là người Tày Khao sáng lập và thay nhau đảm lãnh công vụ chính quyền, đồng thời là nơi làm việc của Thổ Tù, chức dịch, phiên quan và đảm chức năng “Đinh Trạm” chuyển tống đạt công văn hai chiều giữa triều đình trung ương và cơ sở.
(Ngày 03/02/2009, Đền Đông Cuông đã đón nhận bằng công nhận Di tích lịch sử cấp quốc gia. Nguồn internet)
Đền Đông Cuông được xây dựng trên một thế đất rộng, tọa sát bên đôi bờ sông Hồng, xung quanh là đồng ruộng và núi rừng bao bọc. Đền là một trong hai đền lớn ở thượng lưu sông Hồng, đã tồn tại từ lâu đời, tọa lạc tại xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Năm 1995, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ra quyết định cho phép nhân dân xã Đông Cuông dựng lại ngôi đền Đông Cuông ngay trên nền của ngôi đền cũ. Năm 2000, đền được Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái công nhận là Di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh. Ngày 22 tháng 01 năm 2009, đền được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia tại Quyết định số 296/QĐ-BVHTTDL.
Trung tâm Lưu trữ Lịch sử tỉnh Yên Bái, xin giới thiệu đến quý độc giả Quyết định cho phép xây dựng lại Đền Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái:
Quyết định này đang được lưu trữ và bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Lịch sử tỉnh, thuộc phông Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái. Kính mời quý độc giả đến khai thác, sử dụng./.
Đoàn Thị Khánh
0 lượt xem