CTTĐT - 8 tháng năm 2019, toàn tỉnh đã chuyển dịch được 4.242/5.300 lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, đạt 80,03% so với kế hoạch. Ngành nghề thu hút chuyển dịch lao động chủ yếu là nghề may công nghiệp, du lịch, điện, điện tử, cơ khí…
Trong năm 2019, phấn đấu toàn tỉnh giải quyết việc làm cho 20.500 lao động
Trong đó, thành phố Yên Bái chuyển dịch được 248 lao động, đạt 82,7%; huyện Trấn Yên chuyển dịch được 586 lao động, đạt 74,2%; huyện Yên Bình chuyển dịch được 529 lao động, đạt 96,2%; huyện Văn Yên chuyển dịch được 667 lao động, đạt 80,4%; huyện Lục Yên chuyển dịch được 492 lao động, đạt 65,6%; huyện Văn Chấn chuyển dịch được 725 lao động, đạt 51,1%; thị xã Nghĩa Lộ chuyển dịch được 452 lao động, đạt 347,7% ; huyện Trạm Tấu chuyển dịch được 220 lao động, đạt 88%; huyện Mù Cang Chải chuyển dịch được 323 lao động, đạt 115,4%.
Trong 8 tháng, từ thu hút đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ sở trên địa bàn tỉnh đã thu hút giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động của tỉnh, góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp.
Cùng với đó, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã thông tin kịp thời, thường xuyên về thị trường lao động, kết nối giữa các địa phương và doanh nghiệp trong việc tuyển dụng lao động theo nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp, đồng thời kết nối doanh nghiệp xuất khẩu lao động để tuyển dụng lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định, chỉ đạo nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm từ nguồn vốn vay Quỹ quốc gia giải quyết việc làm.
Các địa phương đã tăng cường các giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động như: định hướng cho người lao động học nghề, tìm việc làm, tự tạo việc làm phù hợp. Gắn tạo việc làm với xây dựng nông thôn mới và gắn tạo việc làm với chuyển dịch cơ cấu lao động để người lao động có việc làm bền vững, thu nhập ổn định.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch điều tra cung-cầu lao động tỉnh Yên Bái năm 2019; tập huấn, hướng dẫn các địa phương tổ chức điều tra cung-cầu lao động nhằm xác định nguồn cung lao động, hiện trạng lao động đang làm việc và nhu cầu sử dụng lao động theo các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Hoạt động đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tiếp tục được củng cố và phát triển, một số thị trường trọng điểm có nhu cầu cao như Đài Loan, Nhật Bản, Trung Đông ...
8 tháng đầu năm, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm mới cho 16.617/20.500 lao động, (đạt 81,05% so với kế hoạch tỉnh giao), trong đó, từ các chương trình phát triển kinh tế xã hội: 9.340 người, xuất khẩu lao động: 759 người, đi làm việc ở tỉnh ngoài: 5.033 người; từ vay vốn Quỹ quốc gia về việc làm: 1.485 người (lao động đi làm việc ở nước ngoài chia theo các thị trường: Nhật Bản 103 lao động, Đài Loan 128 lao động, Hàn Quốc 14 lao động, Lào và Campuchia 223 lao động, Nga và các nước Trung Đông 123 lao động.
Trong năm 2019, phấn đấu toàn tỉnh giải quyết việc làm cho 20.500 lao động (đạt 100% kế hoạch 2019), trong đó: từ phát triển kinh tế xã hội: 12.400 người; từ xuất khẩu lao động: 1.040 người; từ vay vốn giải quyết việc làm 1.700 người; từ cung ứng lao động đi làm việc ngoài tỉnh: 5.360 người; phấn đấu chuyển dịch 2% lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp (tương đương 5.300 lao động), phấn đấu hết năm 2019, tỷ lệ lao động nông nghiệp còn khoảng 62,8% lao động tham gia hoạt động kinh tế của tỉnh.
Theo đó, Sở tiếp tục đẩy mạnh hoạt động phối hợp với các địa phương, các doanh nghiệp hỗ trợ tư vấn, kết nối cung cầu lao động, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu giải quyết việc làm đạt trên 20.000 người, vượt kế hoạch được giao; phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh giải ngân nguồn vốn cho vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm, tập trung vào hiệu quả của việc tạo việc làm mới thông qua nguồn vốn cho vay; rà soát phúc tra kết quả điều tra cơ sở dữ liệu cung - cầu lao, nhập dữ liệu vào phần mềm, cung cấp cho các địa phương để quản lý, khai thác.
Tiếp tục phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố trong công tác tuyển chọn lao động đi xuất khẩu lao động; đặc biệt triển khai Chương trình tuyển chọn lao động đi làm việc tại Hàn Quốc, Đài Loan và Chương trình tuyển chọn điều dưỡng viên đi học tập và làm việc tại CHLB Đức trong ngành Điều dưỡng. Rà soát tình hình hoạt động của các doanh nghiệp được cấp phép tuyển chọn lao động đi làm việc ở nước ngoài trên địa bàn tỉnh, xem xét chấm dứt hoạt động đối với những đơn vị không đủ năng lực hoặc hoạt động kém hiệu quả. Mời doanh nghiệp tham gia xuất khẩu lao động làm việc với Trường Cao đẳng Y tế Yên Bái để phối kết hợp đào tạo ngoại ngữ và giới thiệu, cung ứng học sinh sau khi tốt nghiệp chuyên ngành điều dưỡng tham gia xuất khẩu lao động.
Đề nghị Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tăng cường chỉ đạo, đôn đốc tuyển sinh dạy nghề nhằm hoàn thành chỉ tiêu được giao năm 2019, đặc biệt là tuyển sinh đào tạo trung cấp, cao đẳng cho học sinh tốt nghiệp THCS, THPT theo mục tiêu phân luồng của tỉnh; chú trọng tuyển sinh và nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956, tăng cường đào tạo nghề phi nông nghiệp; kịp thời thông tin thị trường lao động, thực hiện hiệu quả dự án vay vốn giải quyết việc làm từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm, chú trọng xuất khẩu lao động nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tuyển dụng lao động và tạo thuận lợi cho người lao động tìm việc làm.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - 8 tháng năm 2019, toàn tỉnh đã chuyển dịch được 4.242/5.300 lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, đạt 80,03% so với kế hoạch. Ngành nghề thu hút chuyển dịch lao động chủ yếu là nghề may công nghiệp, du lịch, điện, điện tử, cơ khí…Trong đó, thành phố Yên Bái chuyển dịch được 248 lao động, đạt 82,7%; huyện Trấn Yên chuyển dịch được 586 lao động, đạt 74,2%; huyện Yên Bình chuyển dịch được 529 lao động, đạt 96,2%; huyện Văn Yên chuyển dịch được 667 lao động, đạt 80,4%; huyện Lục Yên chuyển dịch được 492 lao động, đạt 65,6%; huyện Văn Chấn chuyển dịch được 725 lao động, đạt 51,1%; thị xã Nghĩa Lộ chuyển dịch được 452 lao động, đạt 347,7% ; huyện Trạm Tấu chuyển dịch được 220 lao động, đạt 88%; huyện Mù Cang Chải chuyển dịch được 323 lao động, đạt 115,4%.
Trong 8 tháng, từ thu hút đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ sở trên địa bàn tỉnh đã thu hút giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động của tỉnh, góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp.
Cùng với đó, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã thông tin kịp thời, thường xuyên về thị trường lao động, kết nối giữa các địa phương và doanh nghiệp trong việc tuyển dụng lao động theo nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp, đồng thời kết nối doanh nghiệp xuất khẩu lao động để tuyển dụng lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định, chỉ đạo nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm từ nguồn vốn vay Quỹ quốc gia giải quyết việc làm.
Các địa phương đã tăng cường các giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động như: định hướng cho người lao động học nghề, tìm việc làm, tự tạo việc làm phù hợp. Gắn tạo việc làm với xây dựng nông thôn mới và gắn tạo việc làm với chuyển dịch cơ cấu lao động để người lao động có việc làm bền vững, thu nhập ổn định.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch điều tra cung-cầu lao động tỉnh Yên Bái năm 2019; tập huấn, hướng dẫn các địa phương tổ chức điều tra cung-cầu lao động nhằm xác định nguồn cung lao động, hiện trạng lao động đang làm việc và nhu cầu sử dụng lao động theo các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Hoạt động đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tiếp tục được củng cố và phát triển, một số thị trường trọng điểm có nhu cầu cao như Đài Loan, Nhật Bản, Trung Đông ...
8 tháng đầu năm, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm mới cho 16.617/20.500 lao động, (đạt 81,05% so với kế hoạch tỉnh giao), trong đó, từ các chương trình phát triển kinh tế xã hội: 9.340 người, xuất khẩu lao động: 759 người, đi làm việc ở tỉnh ngoài: 5.033 người; từ vay vốn Quỹ quốc gia về việc làm: 1.485 người (lao động đi làm việc ở nước ngoài chia theo các thị trường: Nhật Bản 103 lao động, Đài Loan 128 lao động, Hàn Quốc 14 lao động, Lào và Campuchia 223 lao động, Nga và các nước Trung Đông 123 lao động.
Trong năm 2019, phấn đấu toàn tỉnh giải quyết việc làm cho 20.500 lao động (đạt 100% kế hoạch 2019), trong đó: từ phát triển kinh tế xã hội: 12.400 người; từ xuất khẩu lao động: 1.040 người; từ vay vốn giải quyết việc làm 1.700 người; từ cung ứng lao động đi làm việc ngoài tỉnh: 5.360 người; phấn đấu chuyển dịch 2% lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp (tương đương 5.300 lao động), phấn đấu hết năm 2019, tỷ lệ lao động nông nghiệp còn khoảng 62,8% lao động tham gia hoạt động kinh tế của tỉnh.
Theo đó, Sở tiếp tục đẩy mạnh hoạt động phối hợp với các địa phương, các doanh nghiệp hỗ trợ tư vấn, kết nối cung cầu lao động, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu giải quyết việc làm đạt trên 20.000 người, vượt kế hoạch được giao; phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh giải ngân nguồn vốn cho vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm, tập trung vào hiệu quả của việc tạo việc làm mới thông qua nguồn vốn cho vay; rà soát phúc tra kết quả điều tra cơ sở dữ liệu cung - cầu lao, nhập dữ liệu vào phần mềm, cung cấp cho các địa phương để quản lý, khai thác.
Tiếp tục phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố trong công tác tuyển chọn lao động đi xuất khẩu lao động; đặc biệt triển khai Chương trình tuyển chọn lao động đi làm việc tại Hàn Quốc, Đài Loan và Chương trình tuyển chọn điều dưỡng viên đi học tập và làm việc tại CHLB Đức trong ngành Điều dưỡng. Rà soát tình hình hoạt động của các doanh nghiệp được cấp phép tuyển chọn lao động đi làm việc ở nước ngoài trên địa bàn tỉnh, xem xét chấm dứt hoạt động đối với những đơn vị không đủ năng lực hoặc hoạt động kém hiệu quả. Mời doanh nghiệp tham gia xuất khẩu lao động làm việc với Trường Cao đẳng Y tế Yên Bái để phối kết hợp đào tạo ngoại ngữ và giới thiệu, cung ứng học sinh sau khi tốt nghiệp chuyên ngành điều dưỡng tham gia xuất khẩu lao động.
Đề nghị Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tăng cường chỉ đạo, đôn đốc tuyển sinh dạy nghề nhằm hoàn thành chỉ tiêu được giao năm 2019, đặc biệt là tuyển sinh đào tạo trung cấp, cao đẳng cho học sinh tốt nghiệp THCS, THPT theo mục tiêu phân luồng của tỉnh; chú trọng tuyển sinh và nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956, tăng cường đào tạo nghề phi nông nghiệp; kịp thời thông tin thị trường lao động, thực hiện hiệu quả dự án vay vốn giải quyết việc làm từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm, chú trọng xuất khẩu lao động nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tuyển dụng lao động và tạo thuận lợi cho người lao động tìm việc làm.