CTTĐT - Xác định công tác giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ quan trọng, những năm qua, các cấp, ngành trên địa bàn tỉnh đã triển khai thực hiện một cách đồng bộ và quyết liệt với nhiều chính sách, chương trình hành động thiết thực, tạo dấu ấn mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo bền vững.
Mô hình chăn nuôi bò tại huyện Văn Yên.
Lần đầu tiên Tỉnh ủy đã trực tiếp ban hành kế hoạch giảm nghèo, giao chỉ tiêu giảm nghèo đến các xã, phường, thị trấn, giao trách nhiệm cụ thể cho từng đồng chí trong Ban Thường vụ, các đồng chí đứng đầu cấp ủy và các cơ quan, đơn vị địa phương, qua đó huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị với một quyết tâm rất cao để thực hiện các nhiệm vụ về công tác giảm nghèo.
Dù còn nhiều khó khăn, nhưng tỉnh đã quan tâm ban hành một số chính sách đặc thù nhằm đẩy mạnh hỗ trợ sản xuất, thu hút đầu tư để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững. Bên cạnh đó tỉnh cũng ban hành một số chính sách trợ giúp xã hội đặc thù với mức hỗ trợ cao hơn quy định chung của Chính phủ.
Việc huy động nguồn lực từ ngân sách để thực hiện chính sách giảm nghèo được quan tâm, bố trí kịp thời, đầy đủ. Công tác huy động các nguồn xã hội hóa được quan tâm thực hiện và thu được nhiều kết quả quan trọng. Các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước ngày càng có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các hộ nghèo, đối tựng trợ giúp xã hội trên địa bàn tỉnh.
Trong 5 năm qua, toàn tỉnh đã huy động, lồng ghép các nguồn vốn ước đạt gần 17 nghìn tỷ đồng để đầu tư cho công tác giảm nghèo, trong đó: Ngân sách Trung ương gần 9 nghìn tỷ đồng, ngân sách địa phương gần 2.800 tỷ đồng, nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi trên 3.300 tỷ đồng, nguồn vốn huy động của các doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể, cộng đồng và người dân 415 tỷ đồng; nguồn vốn từ các chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ giảm nghèo khác là 1440 tỷ đồng. Đặc biêt năm 2019, các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị doanh nghiệp đã giúp đỡ hộ nghèo với tổng kinh phí thực hiện là trên 10,4 tỷ đồng, giúp đỡ 3.403 hộ thoát nghèo.
Với sự đầu tư nguồn lực lớn cho công tác giảm nghèo đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 32,21% năm 2016 xuống còn 11,56% năm 2019 (giảm 20,65%), bình quân mỗi năm giảm 5,16% đạt 147,42% so với mục tiêu giảm nghèo của tỉnh; giảm gấp 3,44 lần so với mục tiêu giảm nghèo của cả nước. Đối với 2 huyện 30a là Trạm Tấu và Mù Cang Chải, tỷ lệ hộ nghèo trong 4 năm qua giảm 33,3%, bình quân mỗi năm giảm 8,32% (giảm từ 75,12% đầu năm 2016 xuống còn 41,8% vào cuối năm 2019), đạt 138% so với mục tiêu giảm nghèo của tỉnh, giảm gấp 2,08 lần so với mục tiêu giảm nghèo của cả nước.
Nguồn lực thực hiện các chính sách giảm nghèo còn thấp so với nhu cầu và phần lớn phụ thuộc vào trung ương dẫn đến tình trạng bố trí nguồn lực để thực hiện một số chính sách còn chưa đầy đủ, kịp thời làm ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện chính sách.
Tỷ lệ giảm nghèo tuy đã giảm nhanh nhưng còn ở mức cao so với các tỉnh trong khu vực nhất là tại các huyện 30a và các xã đặc biệt khó khăn, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ thiếu bền vững, tỷ lệ hộ nghèo của các dân tộc thiểu số còn cao hơn 1,8 lần so với tỷ lệ chung toàn tỉnh.
Mức sống của người nghèo, nhất là người nghèo dân tộc thiểu số, người cư trú tại vùng đặc biệt khó khăn còn thấp; hộ mới thoát nghèo còn đối mặt với nhiều rủi ro trong cuộc sống, nhất là sau mỗi đợt thiên tai, dịch bệnh.
Vì vậy, công tác giảm nghèo thời gian tới cần phải coi đây là nhiệm vụ chính trị gắn với phát triển kinh tế xã hội; tiếp tục giao chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể về giảm nghèo đối với một số cơ quan, đơn vị, địa phương.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của các cấp, các ngành, các tập thể, cá nhân trên địa bàn tỉnh, qua đó tạo sự đồng thuận cao để phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội nhằm thực hiện tốt công tác giảm nghèo.
Tiếp tục ưu tiên nguồn lực phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu nhất là vùng cao, vùng khó khăn, tăng cường thu hút đầu tư, khuyến khích phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh, đồng thời chú trọng cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, nghiên cứu, ban hành các chính sách đặc thù để hỗ trợ các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn.
Tổ chức thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ của nhà nước về giảm nghèo, đẩy mạnh cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin gắn với tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong quá trình tổ chức thực hiện để đảm bảo công khai, minh bạch, giúp cho người dân tiếp cận chính sách được thuận lợi.
Thường xuyên quan tâm, nắm chắc tình hình đời sống nhân dân tại địa bàn khó khăn và đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, nhất là các địa phương xảy ra thiên tai dịch bệnh để kịp thời phát hiện và có biện pháp trợ giúp kịp thời, hiệu quả các trường hợp bị thiệt hại, rủi ro.
Tổ chức thực hiện hiệu quả phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau” theo tinh thần Chỉ thị 01 ngày 7/1/2017 của Thủ tướng Chính phủ, tăng cường huy động các nguồn lực xã hội hóa để đầu tư cho công tác giảm nghèo.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Xác định công tác giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ quan trọng, những năm qua, các cấp, ngành trên địa bàn tỉnh đã triển khai thực hiện một cách đồng bộ và quyết liệt với nhiều chính sách, chương trình hành động thiết thực, tạo dấu ấn mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo bền vững.Lần đầu tiên Tỉnh ủy đã trực tiếp ban hành kế hoạch giảm nghèo, giao chỉ tiêu giảm nghèo đến các xã, phường, thị trấn, giao trách nhiệm cụ thể cho từng đồng chí trong Ban Thường vụ, các đồng chí đứng đầu cấp ủy và các cơ quan, đơn vị địa phương, qua đó huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị với một quyết tâm rất cao để thực hiện các nhiệm vụ về công tác giảm nghèo.
Dù còn nhiều khó khăn, nhưng tỉnh đã quan tâm ban hành một số chính sách đặc thù nhằm đẩy mạnh hỗ trợ sản xuất, thu hút đầu tư để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững. Bên cạnh đó tỉnh cũng ban hành một số chính sách trợ giúp xã hội đặc thù với mức hỗ trợ cao hơn quy định chung của Chính phủ.
Việc huy động nguồn lực từ ngân sách để thực hiện chính sách giảm nghèo được quan tâm, bố trí kịp thời, đầy đủ. Công tác huy động các nguồn xã hội hóa được quan tâm thực hiện và thu được nhiều kết quả quan trọng. Các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước ngày càng có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các hộ nghèo, đối tựng trợ giúp xã hội trên địa bàn tỉnh.
Trong 5 năm qua, toàn tỉnh đã huy động, lồng ghép các nguồn vốn ước đạt gần 17 nghìn tỷ đồng để đầu tư cho công tác giảm nghèo, trong đó: Ngân sách Trung ương gần 9 nghìn tỷ đồng, ngân sách địa phương gần 2.800 tỷ đồng, nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi trên 3.300 tỷ đồng, nguồn vốn huy động của các doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể, cộng đồng và người dân 415 tỷ đồng; nguồn vốn từ các chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ giảm nghèo khác là 1440 tỷ đồng. Đặc biêt năm 2019, các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị doanh nghiệp đã giúp đỡ hộ nghèo với tổng kinh phí thực hiện là trên 10,4 tỷ đồng, giúp đỡ 3.403 hộ thoát nghèo.
Với sự đầu tư nguồn lực lớn cho công tác giảm nghèo đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 32,21% năm 2016 xuống còn 11,56% năm 2019 (giảm 20,65%), bình quân mỗi năm giảm 5,16% đạt 147,42% so với mục tiêu giảm nghèo của tỉnh; giảm gấp 3,44 lần so với mục tiêu giảm nghèo của cả nước. Đối với 2 huyện 30a là Trạm Tấu và Mù Cang Chải, tỷ lệ hộ nghèo trong 4 năm qua giảm 33,3%, bình quân mỗi năm giảm 8,32% (giảm từ 75,12% đầu năm 2016 xuống còn 41,8% vào cuối năm 2019), đạt 138% so với mục tiêu giảm nghèo của tỉnh, giảm gấp 2,08 lần so với mục tiêu giảm nghèo của cả nước.
Nguồn lực thực hiện các chính sách giảm nghèo còn thấp so với nhu cầu và phần lớn phụ thuộc vào trung ương dẫn đến tình trạng bố trí nguồn lực để thực hiện một số chính sách còn chưa đầy đủ, kịp thời làm ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện chính sách.
Tỷ lệ giảm nghèo tuy đã giảm nhanh nhưng còn ở mức cao so với các tỉnh trong khu vực nhất là tại các huyện 30a và các xã đặc biệt khó khăn, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ thiếu bền vững, tỷ lệ hộ nghèo của các dân tộc thiểu số còn cao hơn 1,8 lần so với tỷ lệ chung toàn tỉnh.
Mức sống của người nghèo, nhất là người nghèo dân tộc thiểu số, người cư trú tại vùng đặc biệt khó khăn còn thấp; hộ mới thoát nghèo còn đối mặt với nhiều rủi ro trong cuộc sống, nhất là sau mỗi đợt thiên tai, dịch bệnh.
Vì vậy, công tác giảm nghèo thời gian tới cần phải coi đây là nhiệm vụ chính trị gắn với phát triển kinh tế xã hội; tiếp tục giao chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể về giảm nghèo đối với một số cơ quan, đơn vị, địa phương.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của các cấp, các ngành, các tập thể, cá nhân trên địa bàn tỉnh, qua đó tạo sự đồng thuận cao để phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội nhằm thực hiện tốt công tác giảm nghèo.
Tiếp tục ưu tiên nguồn lực phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu nhất là vùng cao, vùng khó khăn, tăng cường thu hút đầu tư, khuyến khích phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh, đồng thời chú trọng cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, nghiên cứu, ban hành các chính sách đặc thù để hỗ trợ các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn.
Tổ chức thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ của nhà nước về giảm nghèo, đẩy mạnh cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin gắn với tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong quá trình tổ chức thực hiện để đảm bảo công khai, minh bạch, giúp cho người dân tiếp cận chính sách được thuận lợi.
Thường xuyên quan tâm, nắm chắc tình hình đời sống nhân dân tại địa bàn khó khăn và đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, nhất là các địa phương xảy ra thiên tai dịch bệnh để kịp thời phát hiện và có biện pháp trợ giúp kịp thời, hiệu quả các trường hợp bị thiệt hại, rủi ro.
Tổ chức thực hiện hiệu quả phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau” theo tinh thần Chỉ thị 01 ngày 7/1/2017 của Thủ tướng Chính phủ, tăng cường huy động các nguồn lực xã hội hóa để đầu tư cho công tác giảm nghèo.