Vươn lên thoát nghèo, làm giàu luôn là nhu cầu thiết thân của chị em phụ nữ. Trong quá trình nhiều khó khăn ấy, nhiều hội viên, phụ nữ ở Văn Chấn đã được tổ chức hội trao điểm tựa, tạo thêm động lực, theo những cách khác nhau, để mạnh mẽ vươn lên.
Hội viên Chi hội Phụ nữ thị trấn Sơn Thịnh (Văn Chấn) sử dụng hiệu quả vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội đầu tư chăn nuôi.
Thiếu vốn là một trong những khó khăn, trở ngại đầu tiên đối với phụ nữ trong phát triển kinh tế. Hỗ trợ phụ nữ tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) là điều mà Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Bình Thuận đã thực hiện hiệu quả trong những năm qua. Chị Nguyễn Thị Lành ở thôn Chiềng vốn là hộ cận nghèo, đã được Chi hội Phụ nữ thôn Chiềng tạo điều kiện vay vốn chính sách 50 triệu đồng.
"Có vốn, tôi đầu tư cải tạo cánh đồng trũng thành vườn bưởi da xanh và ruộng rau sạch cùng đầu tư làm xay xát thóc gạo và chăn nuôi VAC. Năm vừa qua, gia đình thu lãi 200 triệu đồng” - chị Lành phấn khởi chia sẻ.
Cũng giống với hoàn cảnh của chị Lành, gia đình chị Nguyễn Thị Nhung ở thôn Trung Tâm khởi đầu với một cặp bò sinh sản mua bằng vốn vay của NHCSXH huyện. Đến nay, đàn bò của gia đình không chỉ tăng số lượng mà còn được đầu tư nhân rộng theo mô hình kinh tế trang trại với đủ loại bò sinh sản, bê giống. Số tiền lãi thu được từ bán bò chị đã trả xong nợ vay ngân hàng và vươn lên thoát nghèo bền vững.
Theo Hội Phụ nữ xã Bình Thuận, sau 12 năm thực hiện ủy thác vay vốn chính sách, Hội hiện đang quản lý 6 tổ tiết kiệm và vay vốn theo địa bàn dân cư với 194 tổ viên. Từ khi mới nhận ủy thác là 1,1 tỷ đồng đến nay tổng dư nợ đạt 8,847 tỷ đồng.
Cùng với việc bình xét hộ vay dân chủ, công khai, đôn đốc hộ vay trả gốc, nộp lãi đúng kỳ hạn, Hội Phụ nữ xã đã chỉ đạo triển khai khá tốt công tác huy động tiết kiệm. Số tổ tiết kiệm và vay vốn cũng như số hội viên vay vốn chính sách thuộc Hội Phụ nữ xã quản lý đã tham gia tiết kiệm đạt 100% với số tiền gửi tiết kiệm hơn 600 triệu đồng cùng 10 khách hàng tự nguyện gửi tiết kiệm dân cư tại Điểm giao dịch xã trong năm qua 350 triệu đồng.
"Không dừng lại việc quản lý chặt chẽ nguồn vốn ủy thác, Hội Phụ nữ xã đã thường xuyên phối hợp tốt với các hội, đoàn thể khác tích cực hướng dẫn giúp các hộ vay vốn chính sách lựa chọn xây dựng mô hình sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao; thường xuyên theo dõi, xem xét kỹ từng hồ sơ vay vốn, qua đó đánh giá chính xác tính khả thi của dự án và khả năng hoàn trả nợ của hội viên rồi mới đề xuất với UBND xã và NHCSXH huyện duyệt mức cho vay hợp lý” - chị Trần Thị Lượt - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Bình Thuận cho biết.
Từ nguồn vốn chính sách do Hội Phụ nữ xã nhận ủy thác, nhiều hội viên phụ nữ đã chuyển đổi giống cây trồng, thâm canh tăng vụ, xây dựng các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm hiệu quả, vươn lên thoát nghèo bền vững. Trong số 69 hộ nghèo của xã Nghĩa Tâm thì có 23 hộ có hội viên phụ nữ. Làm thế nào để hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế luôn là vấn đề được Hội LHPN xã quan tâm.
"Ngay từ đầu nhiệm kỳ 2016 - 2021, Ban Chấp hành Hội đã tổ chức các buổi họp, thảo luận, các hoạt động trải nghiệm, thăm hộ gia đình, tham quan mô hình để định hướng phương án sản xuất và cùng hội viên bàn bạc các giải pháp phát triển kinh tế ngay trên những mảnh vườn, thửa ruộng, ao nuôi, chuồng trại của các chị em. Chúng tôi cũng tích cực vận động chị em thay đổi tư duy, tập quán sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa cây trồng vật nuôi có giá trị, chất lượng cao vào sản xuất với quy mô lớn” - Chủ tịch Hội LHPN xã Đỗ Thị Chình cho hay.
Tác động đến nhận thức, tư duy của hội viên thôi là chưa đủ, bởi vậy, Hội còn hỗ trợ đào tạo nghề, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ hội viên vay vốn và đặc biệt là xây dựng, triển khai mô hình "3 trong 1” tức 3 hộ khá, giàu giúp 1 hộ nghèo thoát nghèo bền vững, bằng hỗ trợ về kiến thức, ngày công lao động.
Với những cách thức đó không chỉ tạo điều kiện, yếu tố để nhiều phụ nữ nghèo biết cách, có hướng phát triển kinh tế mà quan trọng hơn có lẽ chính là khơi dậy được ý chí vươn lên của họ. Bởi vậy, đã có những hội viên không chỉ thoát nghèo mà còn có thu nhập khá.
Điển hình như chị Nguyễn Thị Hồng ở Chi hội Khe Tho đầu tư chăn nuôi lợn, trồng cam, nuôi cá bình quân thu nhập 150 triệu đồng/năm; chị Nguyễn Thị Hương ở Chi hội Tiên Đồng chăn nuôi lợn thịt, trồng cam, nuôi bò bình quân thu nhập trên 200 triệu đồng/năm; chị Hà Thị Bảo ở Chi hội Đuông chăn nuôi lợn, trâu bò, trồng cây lâm nghiệp thu nhập 300 triệu đồng/năm…
"Tự chủ về kinh tế là điều vô cùng quan trọng đối với phụ nữ trong cuộc sống. Bởi vậy, trong nhiệm kỳ qua, các cấp Hội Phụ nữ trên địa bàn huyện đã thực hiện hiệu quả các hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, trong đó Phong trào "Phụ nữ làm kinh tế giỏi”, giúp phụ nữ nghèo phát triển kinh tế đã gặt hái được nhiều thành quả” - Chủ tịch Hội LHPN huyện Văn Chấn Hà Thị Thúy khẳng định.
Thực hiện Phong trào "Phụ nữ làm kinh tế giỏi", Hội tập trung tuyên truyền, vận động và phối hợp tổ chức các lớp đào tạo nghề, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, giúp hội viên có kiến thức, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tận dụng thế mạnh của địa phương, tham gia vào các chương trình phát triển kinh tế trọng điểm của huyện như: trồng rừng FSC, trồng lúa, trồng chè chất lượng cao, trồng cây ăn quả có múi, trồng dâu, nuôi tằm, trồng quế, chăn nuôi ba ba, gia súc, gia cầm...
Qua đó, đã có những điển hình phụ nữ làm kinh tế hộ rất mạnh mẽ, mang lại thu nhập cao, như chị Sa Thị Lý, xã Đồng Khê chăn nuôi quy mô trang trại thu nhập 500 triệu đồng/năm; chị Đặng Thị Ghến, xã Nậm Mười, thu nhập 850 triệu đồng/năm; chị Đỗ Thị Chình, xã Nghĩa Tâm, thu nhập 1 tỷ đồng/năm; chị Sa Thị Thúy Kiều, xã Thượng Bằng La thu nhập 800 triệu đồng/năm; chị Hoàng Thị Hương, xã Bình Thuận, thu nhập trên 2 tỷ đồng/năm từ phát triển kinh tế tổng hợp…
Để hỗ trợ phụ nữ nghèo phát triển kinh tế, Hội tích cực phối hợp triển khai các chương trình, dự án sinh kế; hỗ trợ phụ nữ tiếp cận nguồn vốn vay qua ủy thác với NHCSXH hay hướng dẫn thành lập và vận hành hiệu quả các mô hình tiết kiệm tại các thôn bản tạo nguồn vốn vay chủ động cho hội viên; hỗ trợ, giúp đỡ hội viên phụ nữ thoát nghèo có địa chỉ.
Với hoạt động hỗ trợ phụ nữ thoát nghèo có địa chỉ, hàng năm, Hội đã xây dựng kế hoạch, giao chỉ tiêu cụ thể cho từng cơ sở Hội. Nhờ đó, 100% hộ nghèo có phụ nữ được các cấp Hội giúp đỡ với nhiều cách làm sáng tạo, phù hợp với thực tế địa phương. Đặc biệt, nhằm phát huy tối đa nội lực của hội viên phụ nữ, một số cơ sở Hội đã áp dụng mô hình 3 hộ khá giúp đỡ 1 hộ nghèo thoát nghèo rất hiệu quả.
Có thể nói, trong nhiệm kỳ 2016 - 2021, bằng nhiều việc làm thiết thực, cụ thể, sáng tạo, Hội LHPN huyện Văn Chấn đã rất thành công trong công tác vận động, hỗ trợ hội viên phụ nữ làm kinh tế giỏi, giúp phụ nữ nghèo phát triển kinh tế, góp phần quan trọng nâng cao tỷ lệ hộ khá, giàu và thoát nghèo trên địa bàn huyện, trở thành điểm tựa cho nhiều chị em phụ nữ vươn lên, làm chủ đời sống kinh tế của bản thân và gia đình.
Trong nhiệm kỳ 2016 - 2021, các cấp Hội Phụ nữ huyện Văn Chấn đã hỗ trợ, xây dựng và duy trì 1.066 mô hình phát triển kinh tế của hội viên phụ nữ trên các lĩnh vực cho thu nhập cao từ 70 triệu đồng đến hơn 2 tỷ đồng/năm; giúp đỡ 569 chị khởi nghiệp sản xuất, kinh doanh với các mô hình hiệu quả; thành lập mới 7 hợp tác xã, 3 doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ; phối hợp với Hội LHPN tỉnh và UBND huyện triển khai 9 chương trình, dự án sinh kế với trị giá 10,92 tỷ đồng hỗ trợ cho gia đình hội viên phụ nữ nghèo và cận nghèo phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững; ủy thác vốn vay với NHCSXH với tổng số dư nợ trên 149 tỷ đồng, cho gần 3.500 hộ vay, tại 100 tổ tiết kiệm vay vốn, tổng số tiền tiết kiệm được 7,5 tỷ đồng; thực hiện mô hình tiết kiệm tại thôn bản tạo nguồn vốn gần 8,2 tỷ đồng, giúp gần 2.500 lượt hội viên vay; giúp gần 1.800 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ thoát nghèo.
|
Theo Báo Yên Bái
Vươn lên thoát nghèo, làm giàu luôn là nhu cầu thiết thân của chị em phụ nữ. Trong quá trình nhiều khó khăn ấy, nhiều hội viên, phụ nữ ở Văn Chấn đã được tổ chức hội trao điểm tựa, tạo thêm động lực, theo những cách khác nhau, để mạnh mẽ vươn lên.Thiếu vốn là một trong những khó khăn, trở ngại đầu tiên đối với phụ nữ trong phát triển kinh tế. Hỗ trợ phụ nữ tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) là điều mà Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Bình Thuận đã thực hiện hiệu quả trong những năm qua. Chị Nguyễn Thị Lành ở thôn Chiềng vốn là hộ cận nghèo, đã được Chi hội Phụ nữ thôn Chiềng tạo điều kiện vay vốn chính sách 50 triệu đồng.
"Có vốn, tôi đầu tư cải tạo cánh đồng trũng thành vườn bưởi da xanh và ruộng rau sạch cùng đầu tư làm xay xát thóc gạo và chăn nuôi VAC. Năm vừa qua, gia đình thu lãi 200 triệu đồng” - chị Lành phấn khởi chia sẻ.
Cũng giống với hoàn cảnh của chị Lành, gia đình chị Nguyễn Thị Nhung ở thôn Trung Tâm khởi đầu với một cặp bò sinh sản mua bằng vốn vay của NHCSXH huyện. Đến nay, đàn bò của gia đình không chỉ tăng số lượng mà còn được đầu tư nhân rộng theo mô hình kinh tế trang trại với đủ loại bò sinh sản, bê giống. Số tiền lãi thu được từ bán bò chị đã trả xong nợ vay ngân hàng và vươn lên thoát nghèo bền vững.
Theo Hội Phụ nữ xã Bình Thuận, sau 12 năm thực hiện ủy thác vay vốn chính sách, Hội hiện đang quản lý 6 tổ tiết kiệm và vay vốn theo địa bàn dân cư với 194 tổ viên. Từ khi mới nhận ủy thác là 1,1 tỷ đồng đến nay tổng dư nợ đạt 8,847 tỷ đồng.
Cùng với việc bình xét hộ vay dân chủ, công khai, đôn đốc hộ vay trả gốc, nộp lãi đúng kỳ hạn, Hội Phụ nữ xã đã chỉ đạo triển khai khá tốt công tác huy động tiết kiệm. Số tổ tiết kiệm và vay vốn cũng như số hội viên vay vốn chính sách thuộc Hội Phụ nữ xã quản lý đã tham gia tiết kiệm đạt 100% với số tiền gửi tiết kiệm hơn 600 triệu đồng cùng 10 khách hàng tự nguyện gửi tiết kiệm dân cư tại Điểm giao dịch xã trong năm qua 350 triệu đồng.
"Không dừng lại việc quản lý chặt chẽ nguồn vốn ủy thác, Hội Phụ nữ xã đã thường xuyên phối hợp tốt với các hội, đoàn thể khác tích cực hướng dẫn giúp các hộ vay vốn chính sách lựa chọn xây dựng mô hình sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao; thường xuyên theo dõi, xem xét kỹ từng hồ sơ vay vốn, qua đó đánh giá chính xác tính khả thi của dự án và khả năng hoàn trả nợ của hội viên rồi mới đề xuất với UBND xã và NHCSXH huyện duyệt mức cho vay hợp lý” - chị Trần Thị Lượt - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Bình Thuận cho biết.
Từ nguồn vốn chính sách do Hội Phụ nữ xã nhận ủy thác, nhiều hội viên phụ nữ đã chuyển đổi giống cây trồng, thâm canh tăng vụ, xây dựng các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm hiệu quả, vươn lên thoát nghèo bền vững. Trong số 69 hộ nghèo của xã Nghĩa Tâm thì có 23 hộ có hội viên phụ nữ. Làm thế nào để hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế luôn là vấn đề được Hội LHPN xã quan tâm.
"Ngay từ đầu nhiệm kỳ 2016 - 2021, Ban Chấp hành Hội đã tổ chức các buổi họp, thảo luận, các hoạt động trải nghiệm, thăm hộ gia đình, tham quan mô hình để định hướng phương án sản xuất và cùng hội viên bàn bạc các giải pháp phát triển kinh tế ngay trên những mảnh vườn, thửa ruộng, ao nuôi, chuồng trại của các chị em. Chúng tôi cũng tích cực vận động chị em thay đổi tư duy, tập quán sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa cây trồng vật nuôi có giá trị, chất lượng cao vào sản xuất với quy mô lớn” - Chủ tịch Hội LHPN xã Đỗ Thị Chình cho hay.
Tác động đến nhận thức, tư duy của hội viên thôi là chưa đủ, bởi vậy, Hội còn hỗ trợ đào tạo nghề, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ hội viên vay vốn và đặc biệt là xây dựng, triển khai mô hình "3 trong 1” tức 3 hộ khá, giàu giúp 1 hộ nghèo thoát nghèo bền vững, bằng hỗ trợ về kiến thức, ngày công lao động.
Với những cách thức đó không chỉ tạo điều kiện, yếu tố để nhiều phụ nữ nghèo biết cách, có hướng phát triển kinh tế mà quan trọng hơn có lẽ chính là khơi dậy được ý chí vươn lên của họ. Bởi vậy, đã có những hội viên không chỉ thoát nghèo mà còn có thu nhập khá.
Điển hình như chị Nguyễn Thị Hồng ở Chi hội Khe Tho đầu tư chăn nuôi lợn, trồng cam, nuôi cá bình quân thu nhập 150 triệu đồng/năm; chị Nguyễn Thị Hương ở Chi hội Tiên Đồng chăn nuôi lợn thịt, trồng cam, nuôi bò bình quân thu nhập trên 200 triệu đồng/năm; chị Hà Thị Bảo ở Chi hội Đuông chăn nuôi lợn, trâu bò, trồng cây lâm nghiệp thu nhập 300 triệu đồng/năm…
"Tự chủ về kinh tế là điều vô cùng quan trọng đối với phụ nữ trong cuộc sống. Bởi vậy, trong nhiệm kỳ qua, các cấp Hội Phụ nữ trên địa bàn huyện đã thực hiện hiệu quả các hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, trong đó Phong trào "Phụ nữ làm kinh tế giỏi”, giúp phụ nữ nghèo phát triển kinh tế đã gặt hái được nhiều thành quả” - Chủ tịch Hội LHPN huyện Văn Chấn Hà Thị Thúy khẳng định.
Thực hiện Phong trào "Phụ nữ làm kinh tế giỏi", Hội tập trung tuyên truyền, vận động và phối hợp tổ chức các lớp đào tạo nghề, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, giúp hội viên có kiến thức, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tận dụng thế mạnh của địa phương, tham gia vào các chương trình phát triển kinh tế trọng điểm của huyện như: trồng rừng FSC, trồng lúa, trồng chè chất lượng cao, trồng cây ăn quả có múi, trồng dâu, nuôi tằm, trồng quế, chăn nuôi ba ba, gia súc, gia cầm...
Qua đó, đã có những điển hình phụ nữ làm kinh tế hộ rất mạnh mẽ, mang lại thu nhập cao, như chị Sa Thị Lý, xã Đồng Khê chăn nuôi quy mô trang trại thu nhập 500 triệu đồng/năm; chị Đặng Thị Ghến, xã Nậm Mười, thu nhập 850 triệu đồng/năm; chị Đỗ Thị Chình, xã Nghĩa Tâm, thu nhập 1 tỷ đồng/năm; chị Sa Thị Thúy Kiều, xã Thượng Bằng La thu nhập 800 triệu đồng/năm; chị Hoàng Thị Hương, xã Bình Thuận, thu nhập trên 2 tỷ đồng/năm từ phát triển kinh tế tổng hợp…
Để hỗ trợ phụ nữ nghèo phát triển kinh tế, Hội tích cực phối hợp triển khai các chương trình, dự án sinh kế; hỗ trợ phụ nữ tiếp cận nguồn vốn vay qua ủy thác với NHCSXH hay hướng dẫn thành lập và vận hành hiệu quả các mô hình tiết kiệm tại các thôn bản tạo nguồn vốn vay chủ động cho hội viên; hỗ trợ, giúp đỡ hội viên phụ nữ thoát nghèo có địa chỉ.
Với hoạt động hỗ trợ phụ nữ thoát nghèo có địa chỉ, hàng năm, Hội đã xây dựng kế hoạch, giao chỉ tiêu cụ thể cho từng cơ sở Hội. Nhờ đó, 100% hộ nghèo có phụ nữ được các cấp Hội giúp đỡ với nhiều cách làm sáng tạo, phù hợp với thực tế địa phương. Đặc biệt, nhằm phát huy tối đa nội lực của hội viên phụ nữ, một số cơ sở Hội đã áp dụng mô hình 3 hộ khá giúp đỡ 1 hộ nghèo thoát nghèo rất hiệu quả.
Có thể nói, trong nhiệm kỳ 2016 - 2021, bằng nhiều việc làm thiết thực, cụ thể, sáng tạo, Hội LHPN huyện Văn Chấn đã rất thành công trong công tác vận động, hỗ trợ hội viên phụ nữ làm kinh tế giỏi, giúp phụ nữ nghèo phát triển kinh tế, góp phần quan trọng nâng cao tỷ lệ hộ khá, giàu và thoát nghèo trên địa bàn huyện, trở thành điểm tựa cho nhiều chị em phụ nữ vươn lên, làm chủ đời sống kinh tế của bản thân và gia đình.
Trong nhiệm kỳ 2016 - 2021, các cấp Hội Phụ nữ huyện Văn Chấn đã hỗ trợ, xây dựng và duy trì 1.066 mô hình phát triển kinh tế của hội viên phụ nữ trên các lĩnh vực cho thu nhập cao từ 70 triệu đồng đến hơn 2 tỷ đồng/năm; giúp đỡ 569 chị khởi nghiệp sản xuất, kinh doanh với các mô hình hiệu quả; thành lập mới 7 hợp tác xã, 3 doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ; phối hợp với Hội LHPN tỉnh và UBND huyện triển khai 9 chương trình, dự án sinh kế với trị giá 10,92 tỷ đồng hỗ trợ cho gia đình hội viên phụ nữ nghèo và cận nghèo phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững; ủy thác vốn vay với NHCSXH với tổng số dư nợ trên 149 tỷ đồng, cho gần 3.500 hộ vay, tại 100 tổ tiết kiệm vay vốn, tổng số tiền tiết kiệm được 7,5 tỷ đồng; thực hiện mô hình tiết kiệm tại thôn bản tạo nguồn vốn gần 8,2 tỷ đồng, giúp gần 2.500 lượt hội viên vay; giúp gần 1.800 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ thoát nghèo.