Năm 2023, Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) Chi nhánh tỉnh Yên Bái đặt mục tiêu tăng trưởng dư nợ trên 13% so với năm 2022, tăng trưởng tối thiểu 550 tỷ đồng (tính cả gói tín dụng phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 - 2023 theo Nghị quyết 11/NQ-CP).
Người dân xã Tân Thịnh, thành phố Yên Bái nhận vốn vay theo Nghị quyết 11 của Chính phủ.
Để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng, Chi nhánh tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ từ trung ương, nguồn vốn tại địa phương để thực hiện tín dụng chính sách (TDCS); nâng cao chất lượng phục vụ, đảm bảo người dân được tiếp cận các dịch vụ tín dụng một cách nhanh nhất, thuận lợi nhất.
Theo Ngân hàng CSXH Chi nhánh tỉnh Yên Bái, trong quý I/2023, Chi nhánh được thông báo chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ các chương trình với tổng số tiền 412 tỷ đồng; trong đó, tăng trưởng dư nợ từ nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương chuyển sang 21 tỷ đồng.
Ngay sau khi có chỉ tiêu kế hoạch, Chi nhánh đã tham mưu giúp Trưởng ban Đại diện Hội đồng Quản trị giao cho các đơn vị để triển khai thực hiện. Kế hoạch tín dụng được điều chỉnh một cách linh hoạt, kịp thời giữa các đơn vị, giữa các chương trình được cho phép.
Trên cơ sở nguồn vốn được giao, Ngân hàng CSXH Chi nhánh tỉnh Yên Bái đã phối hợp chặt chẽ với UBND cấp xã, các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức tốt phiên giao dịch tại xã, tạo thuận lợi cho người dân vay vốn.
Theo đó, trong quý I/2023, Ngân hàng cho vay mới 4.880 lượt khách hàng với doanh số 243,7 tỷ đồng, tập trung vào các chương trình: hộ nghèo 86,2 tỷ đồng, hộ cận nghèo 38,5 tỷ đồng, nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn 35 tỷ đồng, giải quyết việc làm 34,3 tỷ đồng hộ mới thoát nghèo 26,8 tỷ đồng, hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn 21,7 tỷ đồng.
Đến hết 31/3/2023, tổng dư nợ các chương trình TDCS đạt trên 4.271 tỷ đồng, tăng trên 99 tỷ đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng trưởng 2,4%.
Bên cạnh tăng trưởng dư nợ các chương trình TDCS, chất lượng nợ tiếp tục được duy trì ổn định, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh chiếm tỷ lệ 0,11% tổng dư nợ, giảm 0,02% so với năm.
Đặc biệt, thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP với các chương trình TDCS được giao, Ngân hàng CSXH Chi nhánh tỉnh Yên Bái đã phối hợp với các sở, ngành, địa phương rà soát đối tượng, nhu cầu vay vốn các chính sách ưu đãi theo Nghị quyết 11 để triển khai cho vay đúng quy định.
Theo đó, từ đầu năm tới nay, Ngân hàng CSXH Chi nhánh tỉnh Yên Bái đã giải ngân cho 141 lượt khách, với tổng số tiền 9,8 tỷ đồng chủ yếu ở chương trình giải quyết việc làm và nhà ở xã hội. Nguồn vốn TDCS được triển khai ngay từ đầu năm, đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn sản xuất, kinh doanh của các đối tượng thụ hưởng, tạo tiền đề giúp các hộ dân trên địa bàn vươn lên ổn định cuộc sống, góp phần quan trọng vào thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
Thời gian tới, để đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn hộ nghèo và ĐTCS khác, Ngân hàng CSXH Chi nhánh tỉnh Yên Bái tiếp tục rà soát, tổng hợp nhu cầu vốn của các đối tượng thụ hưởng để trình trung ương bổ sung nguồn vốn cho vay; tổ chức tập huấn cho cán bộ ngân hàng và các thành phần tham gia quản lý nguồn vốn.
Theo lãnh đạo Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) Chi nhánh tỉnh Yên Bái, một nhiệm vụ quan trọng nữa là, tiếp tục đẩy nhanh giải ngân các chương trình cho vay theo Nghị quyết số 11 của Chính phủ về phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch Covid-19 và kịp thời hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay theo quy định; trong đó, cho vay tạo việc làm và duy trì mở rộng việc làm là 150 tỷ đồng; cho vay nhà ở xã hội 20 tỷ đồng; cho vay Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số miền núi theo Nghị định 28/2022/NĐ - CP là 90 tỷ đồng; chủ động theo dõi nợ đến hạn năm 2023 để điều hành kế hoạch nguồn vốn linh hoạt, hiệu quả, đúng quy định, không để vốn tồn đọng.
Đồng thời, tham mưu giúp chính quyền địa phương; phối hợp với các hội, đoàn thể làm ủy thác và các ngành chức năng triển khai các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn TDCS; xây dựng và nhân rộng các mô hình điển hình về sử dụng vốn hiệu quả.
Đến 31/3/2023, tổng nguồn vốn TDCS đạt trên 4.279 tỷ đồng, tăng so với đầu năm 100,6 tỷ đồng. Trong đó, vốn Ngân hàng CSXH trung ương chuyển trên 3.716 tỷ đồng; vốn huy động tại địa phương trên 446 tỷ đồng; vốn ủy thác từ ngân sách địa phương trên 116,8 tỷ đồng. |
Theo Báo Yên Bái
Năm 2023, Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) Chi nhánh tỉnh Yên Bái đặt mục tiêu tăng trưởng dư nợ trên 13% so với năm 2022, tăng trưởng tối thiểu 550 tỷ đồng (tính cả gói tín dụng phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 - 2023 theo Nghị quyết 11/NQ-CP).Để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng, Chi nhánh tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ từ trung ương, nguồn vốn tại địa phương để thực hiện tín dụng chính sách (TDCS); nâng cao chất lượng phục vụ, đảm bảo người dân được tiếp cận các dịch vụ tín dụng một cách nhanh nhất, thuận lợi nhất.
Theo Ngân hàng CSXH Chi nhánh tỉnh Yên Bái, trong quý I/2023, Chi nhánh được thông báo chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ các chương trình với tổng số tiền 412 tỷ đồng; trong đó, tăng trưởng dư nợ từ nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương chuyển sang 21 tỷ đồng.
Ngay sau khi có chỉ tiêu kế hoạch, Chi nhánh đã tham mưu giúp Trưởng ban Đại diện Hội đồng Quản trị giao cho các đơn vị để triển khai thực hiện. Kế hoạch tín dụng được điều chỉnh một cách linh hoạt, kịp thời giữa các đơn vị, giữa các chương trình được cho phép.
Trên cơ sở nguồn vốn được giao, Ngân hàng CSXH Chi nhánh tỉnh Yên Bái đã phối hợp chặt chẽ với UBND cấp xã, các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức tốt phiên giao dịch tại xã, tạo thuận lợi cho người dân vay vốn.
Theo đó, trong quý I/2023, Ngân hàng cho vay mới 4.880 lượt khách hàng với doanh số 243,7 tỷ đồng, tập trung vào các chương trình: hộ nghèo 86,2 tỷ đồng, hộ cận nghèo 38,5 tỷ đồng, nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn 35 tỷ đồng, giải quyết việc làm 34,3 tỷ đồng hộ mới thoát nghèo 26,8 tỷ đồng, hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn 21,7 tỷ đồng.
Đến hết 31/3/2023, tổng dư nợ các chương trình TDCS đạt trên 4.271 tỷ đồng, tăng trên 99 tỷ đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng trưởng 2,4%.
Bên cạnh tăng trưởng dư nợ các chương trình TDCS, chất lượng nợ tiếp tục được duy trì ổn định, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh chiếm tỷ lệ 0,11% tổng dư nợ, giảm 0,02% so với năm.
Đặc biệt, thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP với các chương trình TDCS được giao, Ngân hàng CSXH Chi nhánh tỉnh Yên Bái đã phối hợp với các sở, ngành, địa phương rà soát đối tượng, nhu cầu vay vốn các chính sách ưu đãi theo Nghị quyết 11 để triển khai cho vay đúng quy định.
Theo đó, từ đầu năm tới nay, Ngân hàng CSXH Chi nhánh tỉnh Yên Bái đã giải ngân cho 141 lượt khách, với tổng số tiền 9,8 tỷ đồng chủ yếu ở chương trình giải quyết việc làm và nhà ở xã hội. Nguồn vốn TDCS được triển khai ngay từ đầu năm, đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn sản xuất, kinh doanh của các đối tượng thụ hưởng, tạo tiền đề giúp các hộ dân trên địa bàn vươn lên ổn định cuộc sống, góp phần quan trọng vào thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
Thời gian tới, để đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn hộ nghèo và ĐTCS khác, Ngân hàng CSXH Chi nhánh tỉnh Yên Bái tiếp tục rà soát, tổng hợp nhu cầu vốn của các đối tượng thụ hưởng để trình trung ương bổ sung nguồn vốn cho vay; tổ chức tập huấn cho cán bộ ngân hàng và các thành phần tham gia quản lý nguồn vốn.
Theo lãnh đạo Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) Chi nhánh tỉnh Yên Bái, một nhiệm vụ quan trọng nữa là, tiếp tục đẩy nhanh giải ngân các chương trình cho vay theo Nghị quyết số 11 của Chính phủ về phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch Covid-19 và kịp thời hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay theo quy định; trong đó, cho vay tạo việc làm và duy trì mở rộng việc làm là 150 tỷ đồng; cho vay nhà ở xã hội 20 tỷ đồng; cho vay Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số miền núi theo Nghị định 28/2022/NĐ - CP là 90 tỷ đồng; chủ động theo dõi nợ đến hạn năm 2023 để điều hành kế hoạch nguồn vốn linh hoạt, hiệu quả, đúng quy định, không để vốn tồn đọng.
Đồng thời, tham mưu giúp chính quyền địa phương; phối hợp với các hội, đoàn thể làm ủy thác và các ngành chức năng triển khai các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn TDCS; xây dựng và nhân rộng các mô hình điển hình về sử dụng vốn hiệu quả.
Đến 31/3/2023, tổng nguồn vốn TDCS đạt trên 4.279 tỷ đồng, tăng so với đầu năm 100,6 tỷ đồng. Trong đó, vốn Ngân hàng CSXH trung ương chuyển trên 3.716 tỷ đồng; vốn huy động tại địa phương trên 446 tỷ đồng; vốn ủy thác từ ngân sách địa phương trên 116,8 tỷ đồng.