Thời gian qua, huyện Trạm Tấu đã tăng cường công tác tuyền thông, thông tin về giảm nghèo với nội dung đa dạng, hình thức phong phú, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với từng đối tượng được xác định và điều kiện thực tế của mỗi địa phương
Cán bộ huyện, xã cùng đông đảo bà con thôn Tà Cao, xã Tà Xi Láng giúp hộ nghèo làm nhà mới.
Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội về thực hiện các mục tiêu giảm nghèo, các chính sách, giải pháp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giảm nghèo bền vững, thời gian qua, huyện Trạm Tấu đã tập trung thực hiện tốt công tác tuyền thông nhằm tạo sự đồng thuận, ủng hộ của toàn xã hội, góp phần huy động nguồn lực thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững trên địa bàn.
Đối tượng của công tác truyền thông mà huyện xác định là người dân, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và toàn xã hội, nhất là nhóm người, gia đình được hưởng lợi như: người nghèo, hộ nghèo, hộ mới thoát nghèo; người dân sinh sống trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn; cán bộ lãnh đạo và cán bộ được phân công làm công tác giảm nghèo các cấp....
Do đó, huyện đã tập trung tuyên truyền những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của công tác giảm nghèo như: tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030; tiếp tục lãnh đạo hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030…
Đồng chí Khang A Chua - Phó Chủ tịch UBND huyện Trạm Tấu cho biết: "Với điều kiện cụ thể của huyện, chúng tôi tập trung tuyên truyền để cán bộ, nhân dân hiểu rõ chiến lược giảm nghèo chuyển từ đầu tư giảm nghèo theo diện rộng sang đầu tư giảm nghèo theo chiều sâu, tập trung đầu tư vào con người, nâng cao năng lực phát triển của người dân; tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm vào các xã đặc biệt khó khăn; chú trọng đào tạo kỹ năng nghề, tạo việc làm, sinh kế bền vững cho người dân, chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với nhu cầu thị trường lao động…”.
Cùng với đó là các nội dung về thực hiện mục tiêu từng bước xóa bỏ tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn trên cơ sở tập trung, lồng ghép nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm để giảm nghèo bền vững; chú trọng triển khai các dự án giảm nghèo nhằm hình thành vùng sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt, tạo động lực phát triển. Truyền thông, thông tin về các tấm gương điển hình, sáng kiến hay, mô hình giảm nghèo tiêu biểu nhằm tạo sự lan tỏa trong toàn xã hội…
Để công tác truyền thông về CTMTQG giảm nghèo bền vững đạt hiệu quả cao, Trạm Tấu đã thực hiện nhiều biện pháp truyên truyền. Trước hết là tập trung truyền thông, thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng cấp huyện và xã, Trang Thông tin điện tử huyện; hệ thống thông tin cơ sở; in ấn, phát hành tờ rơi, tài liệu, giới thiệu các ấn phẩm, sản phẩm truyền thông; tổ chức đối thoại về chính sách giảm nghèo với cán bộ và người dân; các tấm gương điển hình, sáng kiến hay, mô hình giảm nghèo tiêu biểu.
Cùng với đó, truyền thông qua tổ chức hội nghị, tập huấn, sinh hoạt chuyên để, các buổi sinh hoạt cộng đồng; tổ chức các cuộc thi văn hóa, văn nghệ; các cuộc vận động, phong trào thi đua "Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”; xây dựng, phát triển mạng lưới cán bộ tuyên truyền viên, báo cáo viên các cấp; tăng cường ứng dụng các nền tảng số trong triển khai các hoạt động truyền thông về giảm nghèo…
Đồng chí Vũ Hoàng Phương - Giám đốc Trung tâm Truyền thông và Văn hóa Trạm Tấu cho biết: "Bên cạnh tăng cường thông tin, tuyên truyền sâu rộng về các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giảm nghèo, kết quả thực hiện CTMTQG giảm nghèo bền vững năm 2023, Trung tâm xây dựng chuyên mục "Tìm hiểu pháp luật” với 235 tin, bài tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người nghèo về ý thức tự giác, tự lực, tự cường nỗ lực vươn lên thoát nghèo, không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước…”.
Truyền thông, thông tin về công tác giảm nghèo kịp thời, chính xác với nội dung đa dạng, hình thức phong phú, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với từng đối tượng, điều kiện thực tế của mỗi địa phương đã góp phần để Trạm Tấu tạo sự đồng thuận trong xã hội, cộng đồng và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị xây dựng cuộc sống ấm no cho người dân, thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tổng kế hoạch vốn giao các CTMTQG giai đoạn 2021-2023 huyện Trạm Tấu là 302.651 triệu đồng. 6 tháng đầu năm 2023, huyện đã giải ngân 149.018 triệu đồng, bằng 49% kế hoạch; trong đó: vốn đầu tư phát triển giải ngân đạt 147.048 triệu đồng, bằng 61% kế hoạch; nguồn vốn sự nghiệp giải ngân đạt 1.970 triệu đồng, bằng 3,2% kế hoạch.
|
Theo Báo Yên Bái
Thời gian qua, huyện Trạm Tấu đã tăng cường công tác tuyền thông, thông tin về giảm nghèo với nội dung đa dạng, hình thức phong phú, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với từng đối tượng được xác định và điều kiện thực tế của mỗi địa phươngNâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội về thực hiện các mục tiêu giảm nghèo, các chính sách, giải pháp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giảm nghèo bền vững, thời gian qua, huyện Trạm Tấu đã tập trung thực hiện tốt công tác tuyền thông nhằm tạo sự đồng thuận, ủng hộ của toàn xã hội, góp phần huy động nguồn lực thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững trên địa bàn.
Đối tượng của công tác truyền thông mà huyện xác định là người dân, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và toàn xã hội, nhất là nhóm người, gia đình được hưởng lợi như: người nghèo, hộ nghèo, hộ mới thoát nghèo; người dân sinh sống trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn; cán bộ lãnh đạo và cán bộ được phân công làm công tác giảm nghèo các cấp....
Do đó, huyện đã tập trung tuyên truyền những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của công tác giảm nghèo như: tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030; tiếp tục lãnh đạo hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030…
Đồng chí Khang A Chua - Phó Chủ tịch UBND huyện Trạm Tấu cho biết: "Với điều kiện cụ thể của huyện, chúng tôi tập trung tuyên truyền để cán bộ, nhân dân hiểu rõ chiến lược giảm nghèo chuyển từ đầu tư giảm nghèo theo diện rộng sang đầu tư giảm nghèo theo chiều sâu, tập trung đầu tư vào con người, nâng cao năng lực phát triển của người dân; tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm vào các xã đặc biệt khó khăn; chú trọng đào tạo kỹ năng nghề, tạo việc làm, sinh kế bền vững cho người dân, chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với nhu cầu thị trường lao động…”.
Cùng với đó là các nội dung về thực hiện mục tiêu từng bước xóa bỏ tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn trên cơ sở tập trung, lồng ghép nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm để giảm nghèo bền vững; chú trọng triển khai các dự án giảm nghèo nhằm hình thành vùng sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt, tạo động lực phát triển. Truyền thông, thông tin về các tấm gương điển hình, sáng kiến hay, mô hình giảm nghèo tiêu biểu nhằm tạo sự lan tỏa trong toàn xã hội…
Để công tác truyền thông về CTMTQG giảm nghèo bền vững đạt hiệu quả cao, Trạm Tấu đã thực hiện nhiều biện pháp truyên truyền. Trước hết là tập trung truyền thông, thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng cấp huyện và xã, Trang Thông tin điện tử huyện; hệ thống thông tin cơ sở; in ấn, phát hành tờ rơi, tài liệu, giới thiệu các ấn phẩm, sản phẩm truyền thông; tổ chức đối thoại về chính sách giảm nghèo với cán bộ và người dân; các tấm gương điển hình, sáng kiến hay, mô hình giảm nghèo tiêu biểu.
Cùng với đó, truyền thông qua tổ chức hội nghị, tập huấn, sinh hoạt chuyên để, các buổi sinh hoạt cộng đồng; tổ chức các cuộc thi văn hóa, văn nghệ; các cuộc vận động, phong trào thi đua "Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”; xây dựng, phát triển mạng lưới cán bộ tuyên truyền viên, báo cáo viên các cấp; tăng cường ứng dụng các nền tảng số trong triển khai các hoạt động truyền thông về giảm nghèo…
Đồng chí Vũ Hoàng Phương - Giám đốc Trung tâm Truyền thông và Văn hóa Trạm Tấu cho biết: "Bên cạnh tăng cường thông tin, tuyên truyền sâu rộng về các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giảm nghèo, kết quả thực hiện CTMTQG giảm nghèo bền vững năm 2023, Trung tâm xây dựng chuyên mục "Tìm hiểu pháp luật” với 235 tin, bài tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người nghèo về ý thức tự giác, tự lực, tự cường nỗ lực vươn lên thoát nghèo, không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước…”.
Truyền thông, thông tin về công tác giảm nghèo kịp thời, chính xác với nội dung đa dạng, hình thức phong phú, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với từng đối tượng, điều kiện thực tế của mỗi địa phương đã góp phần để Trạm Tấu tạo sự đồng thuận trong xã hội, cộng đồng và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị xây dựng cuộc sống ấm no cho người dân, thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tổng kế hoạch vốn giao các CTMTQG giai đoạn 2021-2023 huyện Trạm Tấu là 302.651 triệu đồng. 6 tháng đầu năm 2023, huyện đã giải ngân 149.018 triệu đồng, bằng 49% kế hoạch; trong đó: vốn đầu tư phát triển giải ngân đạt 147.048 triệu đồng, bằng 61% kế hoạch; nguồn vốn sự nghiệp giải ngân đạt 1.970 triệu đồng, bằng 3,2% kế hoạch.