CTTĐT - Thời gian qua, công tác dạy nghề cho lao động nông thôn đã tạo sự chuyển biến tích cực về chất lượng lao động nông thôn cùng như chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh, góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng suất, tạo việc làm, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở từng địa phương và của tỉnh theo hướng hiệu quả và bền vững.
88,6% lao động nông thôn (được hỗ trợ đào tạo) có việc làm sau khi học nghề
Trong 02 năm (2016 - 2017), từ các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động dạy nghề của các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp, hoạt động truyền nghề, tự học nghề... toàn tỉnh đã đào tạo nghề cho 33.582 người, trong đó có trên 26.800 lao động nông thôn tham gia học nghề (chiếm 80%). Riêng thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956, toàn tỉnh đã mở 338 lớp, với số lao động nông thôn được học nghề là 9.841 người, số lao động nông thôn được hỗ trợ đào tạo nghề ở lĩnh vực nông nghiệp là 7.750 người (chiếm 78,8%), lĩnh vực phi nông nghiệp là 2.091 người (chiếm 21,2%).
Đã có 8.720 lao động nông thôn (được hỗ trợ đào tạo) có việc làm sau khi học nghề, đạt 88,6%. Trong đó lao động có việc làm sau khi được đào tạo nghề ở lĩnh vực nông nghiệp đạt 89,3% (bao gồm những người sau khi học nghề tiếp tục làm việc với năng suất và thu nhập cao hon trước); lao động có việc làm sau khi được đào tạo nghề ở lĩnh vực phi nông nghiệp đạt 85,9% (bao gồm những người được tạo việc làm mới). Đã có 335 người được doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng; 233 người được doanh nghiệp, đơn vị bao tiêu sản phẩm, 8.121 người tự tạo việc làm; 31 người tự thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp; 14 người thuộc hộ thoát nghèo; 693 người thuộc hộ có thu nhập khá.
Có được kết quả trên là do công tác thông tin tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn đuợc triển khai đồng bộ, sâu rộng và đa dạng dưới nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn qua đó góp phần nâng cao nhận thức của xã hội và người dân về học nghề, giúp lao động nông thôn biết chính sách hỗ trợ học nghề từ đó tích cực tham gia học nghề. Phát huy trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp, các ngành trong việc thực hiện nhiệm vụ dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn.
Trong đó, năm 2017, Sở Thông tin và Truyền thông đã thẩm định và cấp 02 giấy phép xuât bản tài liệu có nội dung tuyên truyền về đào tạo nghề cho lao động nông thôn cho các cơ quan, đơn vị với số lượng xuất bản 4.645 bản. Các cơ quan báo chí và phương tiện thông tin đại chúng đã chủ động phối hợp với các cấp, các ngành có liên quan đăng tải trên 800 tin bài tuyên truyền về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên các chuyên mục “Xã hội”; “Tin tức - Thời sự”; “Khuyến nông”; “Khuyên ngư”; “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn” tập trung phổ biến các chương trình khoa giáo, hướng dẫn kỹ năng nghề, kỹ thuật sản xuất nông lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; những mô hình điển hình, cá nhân điển hình về dạy nghề và ứng dụng ngành nghề qua đào tạo...
Cùng với đó, hàng năm, các huyện, thị xã, thành phố tổ chức rà soát, xác định nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ các xã, thị trấn; căn cứ quy hoạch phát triển ngành, nghề và nhu cầu sử dụng lao động đế xây dựng kế hoạch đào tạo cho phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế và yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động ở từng địa phương.
Mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh ngày càng được củng cố và phát triển góp phần thống nhất về tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động. Toàn tỉnh hiện có 19 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, gồm 04 trường cao đẳng; 03 trường trung cấp; 07 trung tâm Giáo đục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên cấp huyện; 05 cơ sở có tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Trong năm 2017, đã có 14/19 cơ sở có tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn.
Tổng số nghề đào tạo cho lao động nông thôn tại tỉnh Yên Bái là 47 nghề, gồm: 21 nghề nông nghiệp, 26 nghề phi nông nghiệp. Với một số nghề đặc thù, các cơ sở dạy nghề biên soạn chương trình và tài liệu giảng dạy để đáp ứng yêu cầu dạy nghề, truyền nghề, góp quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo.
Với những kết quả đạt được trong công tác dạy nghề cho lao động nông thôn 2 năm qua đã tạo sự chuyển biến tích cực về chất lượng lao động nông thôn cũng như chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn tỉnh cuối năm 2017 đạt 51%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 35%; tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 3 tháng trở lên có văn bằng, chứng chỉ công nhận kết quả đào tạo đạt 26,2%. Dạy nghề đã có đóng góp quan trọng trong việc tạo việc làm cho trên 17.000 lao động mỗi năm của tỉnh, góp phần chung vào công tác giảm nghèo tại tỉnh Yên Bái. Chất lượng nguồn nhân lực được cải thiện đã đóng góp quan trọng trong việc nâng cao năng suất, tạo việc làm, giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở từng địa phương và của tỉnh theo hướng hiệu quả, bền vững.
Trong năm 2018, toàn tỉnh tuyển mới đào tạo nghề cho 15.800 người, trong đó: Trình độ cao đẳng: 1.650 người; Trình độ trung cấp: 2.450 người; Trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng: 11.700 người. Có 6000 người được hỗ trợ đào tạo nghề theo chính sách của Đề án 1956.
Để đạt được mục tiêu trên cần sự vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền địa phương, đặc biệt là cấp xã, sự phối hợp giữa các cấp, ngành trong việc triến khai thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn. Tổ chức rà soát, xác định nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn sát với thực tế. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của xã hội và người dân về học nghề
Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần chủ động, tích cực trong thực hiện nhiệm vụ dạy nghề, gắn kết hiệu quả với doanh nghiệp trong đào tạo nghề, chú trọng đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo….
Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Thời gian qua, công tác dạy nghề cho lao động nông thôn đã tạo sự chuyển biến tích cực về chất lượng lao động nông thôn cùng như chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh, góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng suất, tạo việc làm, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở từng địa phương và của tỉnh theo hướng hiệu quả và bền vững. Trong 02 năm (2016 - 2017), từ các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động dạy nghề của các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp, hoạt động truyền nghề, tự học nghề... toàn tỉnh đã đào tạo nghề cho 33.582 người, trong đó có trên 26.800 lao động nông thôn tham gia học nghề (chiếm 80%). Riêng thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956, toàn tỉnh đã mở 338 lớp, với số lao động nông thôn được học nghề là 9.841 người, số lao động nông thôn được hỗ trợ đào tạo nghề ở lĩnh vực nông nghiệp là 7.750 người (chiếm 78,8%), lĩnh vực phi nông nghiệp là 2.091 người (chiếm 21,2%).
Đã có 8.720 lao động nông thôn (được hỗ trợ đào tạo) có việc làm sau khi học nghề, đạt 88,6%. Trong đó lao động có việc làm sau khi được đào tạo nghề ở lĩnh vực nông nghiệp đạt 89,3% (bao gồm những người sau khi học nghề tiếp tục làm việc với năng suất và thu nhập cao hon trước); lao động có việc làm sau khi được đào tạo nghề ở lĩnh vực phi nông nghiệp đạt 85,9% (bao gồm những người được tạo việc làm mới). Đã có 335 người được doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng; 233 người được doanh nghiệp, đơn vị bao tiêu sản phẩm, 8.121 người tự tạo việc làm; 31 người tự thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp; 14 người thuộc hộ thoát nghèo; 693 người thuộc hộ có thu nhập khá.
Có được kết quả trên là do công tác thông tin tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn đuợc triển khai đồng bộ, sâu rộng và đa dạng dưới nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn qua đó góp phần nâng cao nhận thức của xã hội và người dân về học nghề, giúp lao động nông thôn biết chính sách hỗ trợ học nghề từ đó tích cực tham gia học nghề. Phát huy trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp, các ngành trong việc thực hiện nhiệm vụ dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn.
Trong đó, năm 2017, Sở Thông tin và Truyền thông đã thẩm định và cấp 02 giấy phép xuât bản tài liệu có nội dung tuyên truyền về đào tạo nghề cho lao động nông thôn cho các cơ quan, đơn vị với số lượng xuất bản 4.645 bản. Các cơ quan báo chí và phương tiện thông tin đại chúng đã chủ động phối hợp với các cấp, các ngành có liên quan đăng tải trên 800 tin bài tuyên truyền về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên các chuyên mục “Xã hội”; “Tin tức - Thời sự”; “Khuyến nông”; “Khuyên ngư”; “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn” tập trung phổ biến các chương trình khoa giáo, hướng dẫn kỹ năng nghề, kỹ thuật sản xuất nông lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; những mô hình điển hình, cá nhân điển hình về dạy nghề và ứng dụng ngành nghề qua đào tạo...
Cùng với đó, hàng năm, các huyện, thị xã, thành phố tổ chức rà soát, xác định nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ các xã, thị trấn; căn cứ quy hoạch phát triển ngành, nghề và nhu cầu sử dụng lao động đế xây dựng kế hoạch đào tạo cho phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế và yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động ở từng địa phương.
Mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh ngày càng được củng cố và phát triển góp phần thống nhất về tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động. Toàn tỉnh hiện có 19 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, gồm 04 trường cao đẳng; 03 trường trung cấp; 07 trung tâm Giáo đục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên cấp huyện; 05 cơ sở có tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Trong năm 2017, đã có 14/19 cơ sở có tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn.
Tổng số nghề đào tạo cho lao động nông thôn tại tỉnh Yên Bái là 47 nghề, gồm: 21 nghề nông nghiệp, 26 nghề phi nông nghiệp. Với một số nghề đặc thù, các cơ sở dạy nghề biên soạn chương trình và tài liệu giảng dạy để đáp ứng yêu cầu dạy nghề, truyền nghề, góp quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo.
Với những kết quả đạt được trong công tác dạy nghề cho lao động nông thôn 2 năm qua đã tạo sự chuyển biến tích cực về chất lượng lao động nông thôn cũng như chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn tỉnh cuối năm 2017 đạt 51%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 35%; tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 3 tháng trở lên có văn bằng, chứng chỉ công nhận kết quả đào tạo đạt 26,2%. Dạy nghề đã có đóng góp quan trọng trong việc tạo việc làm cho trên 17.000 lao động mỗi năm của tỉnh, góp phần chung vào công tác giảm nghèo tại tỉnh Yên Bái. Chất lượng nguồn nhân lực được cải thiện đã đóng góp quan trọng trong việc nâng cao năng suất, tạo việc làm, giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở từng địa phương và của tỉnh theo hướng hiệu quả, bền vững.
Trong năm 2018, toàn tỉnh tuyển mới đào tạo nghề cho 15.800 người, trong đó: Trình độ cao đẳng: 1.650 người; Trình độ trung cấp: 2.450 người; Trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng: 11.700 người. Có 6000 người được hỗ trợ đào tạo nghề theo chính sách của Đề án 1956.
Để đạt được mục tiêu trên cần sự vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền địa phương, đặc biệt là cấp xã, sự phối hợp giữa các cấp, ngành trong việc triến khai thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn. Tổ chức rà soát, xác định nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn sát với thực tế. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của xã hội và người dân về học nghề
Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần chủ động, tích cực trong thực hiện nhiệm vụ dạy nghề, gắn kết hiệu quả với doanh nghiệp trong đào tạo nghề, chú trọng đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo….