Toàn tỉnh đã có 4 cán bộ có trình độ tiến sỹ, 187 bác sỹ chuyên khoa I, dược sỹ chuyên khoa I, 52 chuyên khoa định hướng… và năm 2017 là năm đột phá trong đào tạo cán bộ, ngành y tế Yên Bái với bước tiến dài cả về chất lượng, số lượng.
Chuyển giao kỹ thuật phẫu thuật tiêu hóa và gây mê hồi sức cho Trung tâm Y tế Trạm Tấu do các bác sỹ Khoa Ngoại và Khoa Phẫu thuật gây mê hồi sức, Bệnh viện Đa khoa tỉnh thực hiện. (Ảnh: Cao Thắng)
Xác định chất lượng nhân lực giữ vai trò quan trọng trong nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, ngành y tế Yên Bái đặc biệt chú trọng việc tuyển dụng, chọn cử và tạo điều kiện cho cán bộ tham gia các khóa đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Đến nay, toàn tỉnh đã có 4 cán bộ có trình độ tiến sỹ, 187 bác sỹ chuyên khoa I, dược sỹ chuyên khoa I, 52 chuyên khoa định hướng… và năm 2017 là năm đột phá trong đào tạo cán bộ, ngành y tế Yên Bái với bước tiến dài cả về chất lượng, số lượng, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Thạc sỹ Lê Thị Hồng Vân - Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết: "Những năm gần đây, công tác tổ chức cán bộ, tuyển dụng người có năng lực, trình độ, đạo đức tốt, đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm và chức danh nghề nghiệp cần tuyển vào công tác trong ngành luôn được lãnh đạo Sở và các đơn vị quan tâm. Cùng với triển khai sâu rộng việc đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh, Sở chỉ đạo các đơn vị tăng cường chọn cử cán bộ đi đào tạo nâng cao trình độ, nắm bắt các kỹ thuật mới chuyên sâu để áp dụng nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh (KCB)”.
Xuất phát từ thực tế, ngành y tế chủ động tham mưu với UBND tỉnh triển khai nhiều đề án, dự án và các chính sách liên quan tập trung đào tạo nguồn nhân lực được xác định là khâu đột phá.
Thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Y tế phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, vị trí việc làm của cán bộ, viên chức gắn với trách nhiệm người đứng đầu ở mỗi đơn vị. Ngành xây dựng bộ máy theo hướng tinh gọn, tập trung phát triển nhân lực chất lượng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu KCB của nhân dân. Hàng năm, Sở Y tế chủ động phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng kế hoạch tuyển dụng, chỉ tiêu nhân lực cần đào tạo, tiếp tục đề xuất tuyển dụng bác sỹ đa khoa tốt nghiệp hệ chính quy. Tính riêng năm 2017, ngành y tế đã tuyển dụng thêm 48 bác sĩ về công tác tại các bệnh viện, đưa tỷ lệ bác sỹ/1 vạn dân đạt 8,9 người; tỷ lệ dược sỹ đại học/1 vạn dân tăng theo từng năm đạt 1,1 người…
Để xây dựng đội ngũ cán bộ bảo đảm về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu trình độ, thực hiện các văn bản chỉ đạo của tỉnh và đặc biệt Nghị quyết số 07/2016/NQ-HĐND ngày 22/4/2016 của HĐND tỉnh về việc ban hành một số chính sách phát triển nguồn nhân lực tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định số 22/2016/QĐ-UBND ngày 04/7/2016 ban hành Quy định một số chính sách phát triển nguồn nhân lực tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2016 - 2020.
Theo đó, ngành y tế đã rà soát và đẩy mạnh đào tạo theo địa chỉ sử dụng đúng người, đúng việc, liên kết đào tạo bác sĩ cử tuyển, cử bác sỹ đi đào tạo chuyên khoa cấp I, II, thạc sỹ và đại học; qua đó, nâng cao chất lượng đội ngũ toàn hệ thống của ngành.
Thời điểm này, toàn tỉnh có 258 bác sỹ đang theo học chuyên khoa cấp I, II và đại học. Mặt khác, ngành chú trọng liên kết với các trường có uy tín như: Đại học Y Hà Nội, Học viện Quân y đào tạo theo địa chỉ hàng chục bác sỹ đa khoa, y tế gia đình.
Cùng với đó, ngành đã cử đào tạo được 1 chuyên khoa II, 4 thạc sỹ, 14 chuyên khoa I, 4 chuyên khoa định hướng, 32 cán bộ đào tạo chuyển giao kỹ thuật chuyên sâu trên 3 tháng, 31 cán bộ chuyên khoa định hướng phục hồi chức năng... Ngành còn phối hợp với Bệnh viện Bạch Mai, Trường Đại học Y Hà Nội tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn, chuyển giao kỹ thuật mới. Ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ ở một số chuyên khoa như: phẫu thuật, hồi sức cấp cứu, cận lâm sàng, sản, nhi.
Bác sỹ Chu Kiều Giang - Khoa Hồi sức Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ trong diện thụ hưởng Đề án Phát triển nguồn nhân lực ngành y tế chia sẻ: "Tốt nghiệp Trường Đại học Y Thái Nguyên, tôi xin về địa phương công tác theo chính sách thu hút. Điều quan trọng, tôi nhận thấy đó là môi trường làm việc với các đồng nghiệp giỏi, trang thiết bị hiện đại, được cọ xát, tích lũy kinh nghiệm, nâng cao chuyên môn để những bác sỹ trẻ như tôi nhanh chóng nắm bắt bệnh lý qua từng ca bệnh, rồi tự học hỏi, trau dồi kiến thức thực tế, nâng cao tay nghề. Vừa qua, tôi cũng vừa được cử đi đào tạo ngắn hạn chuyên sâu định hướng về mắt, đó là cơ hội để được cống hiến tốt hơn cho người bệnh”.
Sở Y tế cũng luôn chủ động luân phiên đưa bác sỹ chuyên khoa I về hỗ trợ đào tạo, chuyển giao kỹ thuật cho bệnh viện huyện, trạm y tế xã, phường, thị trấn. Từ các nguồn vốn hỗ trợ của tổ chức JICA, Norred, Dự án Marie stopes... ưu tiên đầu tư trang thiết bị, kỹ thuật và nhân lực cho các bệnh viện huyện. Nâng cấp cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị y tế.
Mặt khác, tiếp tục thực hiện Đề án bệnh viện vệ tinh, giai đoạn 2016 - 2020, Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Bệnh viện Sản - Nhi là vệ tinh của các bệnh viện: Việt Đức, Bạch Mai, Phụ sản, Nhi Trung ương. Các biện pháp đó, giúp bệnh viện tuyến tỉnh phát triển kỹ thuật mới, cung cấp dịch vụ y tế chất lượng cao, hạn chế chuyển tuyến, giảm tải cho các bệnh viện Trung ương.
Trong những năm tiếp theo, ngành y tế xác định tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải tiến quy trình thủ tục KCB, đổi mới phong cách phục vụ, hướng tới sự hài lòng của người bệnh. UBND tỉnh có chế độ đãi ngộ đối với cán bộ khoa học, kỹ thuật, sinh viên ngành y tốt nghiệp loại khá, giỏi về công tác tại tỉnh.
Tiếp tục thu hút và sử dụng hợp lý nhân lực có trình độ cao, đào tạo theo nhu cầu của xã hội, tăng cường cử cán bộ đi đào tạo trong nước và nước ngoài, coi trọng thực hành tại tuyến y tế cơ sở. Từ nay đến năm 2020, ngành tập trung triển khai mô hình bác sỹ gia đình tại trạm y tế và khuyến khích phát triển phòng khám bác sỹ gia đình tại các cơ sở y tế ngoài công lập, góp phần quản lý tình trạng bệnh tật, chăm sóc sức khỏe nhân dân ngay từ tuyến đầu.
Đẩy mạnh tham mưu với UBND tỉnh cử con em đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là hai huyện vùng cao Trạm Tấu, Mù Cang Chải đi học hệ cử tuyển; tuyên truyền, vận động các bác sỹ, dược sỹ về công tác tại hai huyện vùng cao; chú trọng đào tạo cán bộ tại chỗ, chuyển giao kỹ thuật, đào tạo đại học, sau đại học…
Số lượng bác sỹ tăng, trình độ ngày càng cao đã góp phần nâng cao chất lượng KCB tại các cơ sở y tế trong tỉnh. Chú trọng công tác cán bộ, hướng tới xây dựng đội ngũ vừa hồng vừa chuyên, ngành y tế Yên Bái sẽ có thêm những bước đột phá trong chăm sóc sức khỏe nhân dân, góp phần đưa Yên Bái trở thành trung tâm y tế chất lượng cao trong khu vực Tây Bắc.
Theo Báo Yên Bái
Toàn tỉnh đã có 4 cán bộ có trình độ tiến sỹ, 187 bác sỹ chuyên khoa I, dược sỹ chuyên khoa I, 52 chuyên khoa định hướng… và năm 2017 là năm đột phá trong đào tạo cán bộ, ngành y tế Yên Bái với bước tiến dài cả về chất lượng, số lượng. Xác định chất lượng nhân lực giữ vai trò quan trọng trong nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, ngành y tế Yên Bái đặc biệt chú trọng việc tuyển dụng, chọn cử và tạo điều kiện cho cán bộ tham gia các khóa đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Đến nay, toàn tỉnh đã có 4 cán bộ có trình độ tiến sỹ, 187 bác sỹ chuyên khoa I, dược sỹ chuyên khoa I, 52 chuyên khoa định hướng… và năm 2017 là năm đột phá trong đào tạo cán bộ, ngành y tế Yên Bái với bước tiến dài cả về chất lượng, số lượng, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Thạc sỹ Lê Thị Hồng Vân - Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết: "Những năm gần đây, công tác tổ chức cán bộ, tuyển dụng người có năng lực, trình độ, đạo đức tốt, đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm và chức danh nghề nghiệp cần tuyển vào công tác trong ngành luôn được lãnh đạo Sở và các đơn vị quan tâm. Cùng với triển khai sâu rộng việc đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh, Sở chỉ đạo các đơn vị tăng cường chọn cử cán bộ đi đào tạo nâng cao trình độ, nắm bắt các kỹ thuật mới chuyên sâu để áp dụng nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh (KCB)”.
Xuất phát từ thực tế, ngành y tế chủ động tham mưu với UBND tỉnh triển khai nhiều đề án, dự án và các chính sách liên quan tập trung đào tạo nguồn nhân lực được xác định là khâu đột phá.
Thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Y tế phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, vị trí việc làm của cán bộ, viên chức gắn với trách nhiệm người đứng đầu ở mỗi đơn vị. Ngành xây dựng bộ máy theo hướng tinh gọn, tập trung phát triển nhân lực chất lượng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu KCB của nhân dân. Hàng năm, Sở Y tế chủ động phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng kế hoạch tuyển dụng, chỉ tiêu nhân lực cần đào tạo, tiếp tục đề xuất tuyển dụng bác sỹ đa khoa tốt nghiệp hệ chính quy. Tính riêng năm 2017, ngành y tế đã tuyển dụng thêm 48 bác sĩ về công tác tại các bệnh viện, đưa tỷ lệ bác sỹ/1 vạn dân đạt 8,9 người; tỷ lệ dược sỹ đại học/1 vạn dân tăng theo từng năm đạt 1,1 người…
Để xây dựng đội ngũ cán bộ bảo đảm về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu trình độ, thực hiện các văn bản chỉ đạo của tỉnh và đặc biệt Nghị quyết số 07/2016/NQ-HĐND ngày 22/4/2016 của HĐND tỉnh về việc ban hành một số chính sách phát triển nguồn nhân lực tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định số 22/2016/QĐ-UBND ngày 04/7/2016 ban hành Quy định một số chính sách phát triển nguồn nhân lực tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2016 - 2020.
Theo đó, ngành y tế đã rà soát và đẩy mạnh đào tạo theo địa chỉ sử dụng đúng người, đúng việc, liên kết đào tạo bác sĩ cử tuyển, cử bác sỹ đi đào tạo chuyên khoa cấp I, II, thạc sỹ và đại học; qua đó, nâng cao chất lượng đội ngũ toàn hệ thống của ngành.
Thời điểm này, toàn tỉnh có 258 bác sỹ đang theo học chuyên khoa cấp I, II và đại học. Mặt khác, ngành chú trọng liên kết với các trường có uy tín như: Đại học Y Hà Nội, Học viện Quân y đào tạo theo địa chỉ hàng chục bác sỹ đa khoa, y tế gia đình.
Cùng với đó, ngành đã cử đào tạo được 1 chuyên khoa II, 4 thạc sỹ, 14 chuyên khoa I, 4 chuyên khoa định hướng, 32 cán bộ đào tạo chuyển giao kỹ thuật chuyên sâu trên 3 tháng, 31 cán bộ chuyên khoa định hướng phục hồi chức năng... Ngành còn phối hợp với Bệnh viện Bạch Mai, Trường Đại học Y Hà Nội tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn, chuyển giao kỹ thuật mới. Ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ ở một số chuyên khoa như: phẫu thuật, hồi sức cấp cứu, cận lâm sàng, sản, nhi.
Bác sỹ Chu Kiều Giang - Khoa Hồi sức Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ trong diện thụ hưởng Đề án Phát triển nguồn nhân lực ngành y tế chia sẻ: "Tốt nghiệp Trường Đại học Y Thái Nguyên, tôi xin về địa phương công tác theo chính sách thu hút. Điều quan trọng, tôi nhận thấy đó là môi trường làm việc với các đồng nghiệp giỏi, trang thiết bị hiện đại, được cọ xát, tích lũy kinh nghiệm, nâng cao chuyên môn để những bác sỹ trẻ như tôi nhanh chóng nắm bắt bệnh lý qua từng ca bệnh, rồi tự học hỏi, trau dồi kiến thức thực tế, nâng cao tay nghề. Vừa qua, tôi cũng vừa được cử đi đào tạo ngắn hạn chuyên sâu định hướng về mắt, đó là cơ hội để được cống hiến tốt hơn cho người bệnh”.
Sở Y tế cũng luôn chủ động luân phiên đưa bác sỹ chuyên khoa I về hỗ trợ đào tạo, chuyển giao kỹ thuật cho bệnh viện huyện, trạm y tế xã, phường, thị trấn. Từ các nguồn vốn hỗ trợ của tổ chức JICA, Norred, Dự án Marie stopes... ưu tiên đầu tư trang thiết bị, kỹ thuật và nhân lực cho các bệnh viện huyện. Nâng cấp cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị y tế.
Mặt khác, tiếp tục thực hiện Đề án bệnh viện vệ tinh, giai đoạn 2016 - 2020, Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Bệnh viện Sản - Nhi là vệ tinh của các bệnh viện: Việt Đức, Bạch Mai, Phụ sản, Nhi Trung ương. Các biện pháp đó, giúp bệnh viện tuyến tỉnh phát triển kỹ thuật mới, cung cấp dịch vụ y tế chất lượng cao, hạn chế chuyển tuyến, giảm tải cho các bệnh viện Trung ương.
Trong những năm tiếp theo, ngành y tế xác định tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải tiến quy trình thủ tục KCB, đổi mới phong cách phục vụ, hướng tới sự hài lòng của người bệnh. UBND tỉnh có chế độ đãi ngộ đối với cán bộ khoa học, kỹ thuật, sinh viên ngành y tốt nghiệp loại khá, giỏi về công tác tại tỉnh.
Tiếp tục thu hút và sử dụng hợp lý nhân lực có trình độ cao, đào tạo theo nhu cầu của xã hội, tăng cường cử cán bộ đi đào tạo trong nước và nước ngoài, coi trọng thực hành tại tuyến y tế cơ sở. Từ nay đến năm 2020, ngành tập trung triển khai mô hình bác sỹ gia đình tại trạm y tế và khuyến khích phát triển phòng khám bác sỹ gia đình tại các cơ sở y tế ngoài công lập, góp phần quản lý tình trạng bệnh tật, chăm sóc sức khỏe nhân dân ngay từ tuyến đầu.
Đẩy mạnh tham mưu với UBND tỉnh cử con em đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là hai huyện vùng cao Trạm Tấu, Mù Cang Chải đi học hệ cử tuyển; tuyên truyền, vận động các bác sỹ, dược sỹ về công tác tại hai huyện vùng cao; chú trọng đào tạo cán bộ tại chỗ, chuyển giao kỹ thuật, đào tạo đại học, sau đại học…
Số lượng bác sỹ tăng, trình độ ngày càng cao đã góp phần nâng cao chất lượng KCB tại các cơ sở y tế trong tỉnh. Chú trọng công tác cán bộ, hướng tới xây dựng đội ngũ vừa hồng vừa chuyên, ngành y tế Yên Bái sẽ có thêm những bước đột phá trong chăm sóc sức khỏe nhân dân, góp phần đưa Yên Bái trở thành trung tâm y tế chất lượng cao trong khu vực Tây Bắc.