Chính sách cho vay ưu đãi tạo việc làm đã góp phần tích cực giải quyết được nhiều việc làm cho xã hội, hỗ trợ vốn cho các cơ sở sản xuất kinh doanh và hộ gia đình để mở rộng sản xuất, thu hút tạo việc làm cho nhiều người lao động đặc biệt là lao động bị chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, lao động nữ, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động.
Ngân hàng Chính sách xã hội huy động 10,838 tỷ đồng cho vay hỗ trợ tạo việc làm
Nguồn vốn cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm trên địa bàn tỉnh đến ngày 31/5/2019 là 100,559 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm 74,021 tỷ đồng; vốn do các tổ chức hội đoàn thể quản lý 6,961 tỷ đồng; nguồn vốn do Ngân hàng Chính sách xã hội huy động 10,838 tỷ đồng; vốn giải quyết việc làm địa phương ủy thác 15,7 tỷ đồng.
Theo quy định hiện hành, Quỹ quốc gia về việc làm cho vay đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh (doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh và người lao động) với lãi suất bằng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo theo từng thời kỳ do Thủ tướng Chính phủ quy định.
Quỹ Quốc gia về việc làm đã thay đổi nhận thức của nhân dân và toàn xã hội về cơ hội hỗ trợ tạo việc làm, với thủ tục, hồ sơ vay vốn đơn giản, lãi suất cho vay ưu đãi (bằng 70% lãi suất thị trường) có tác dụng khuyến khích thúc đẩy sản xuất phát triển. Tính đến nay, nguồn vốn cho vay từ Quỹ Quốc gia về việc làm đã hỗ trợ 2.395 lượt khách hàng là các tổ chức, doanh nghiệp và hộ gia đình trteen địa bàn tỉnh, đã hỗ trợ tạo việc làm cho 29.674 lượt lao động, trung bình mỗi năm tạo việc làm cho gần 2.000 lao động (chiếm 11,2% tỷ lệ lao động được giải quyết việc làm hàng năm). Các đơn vị tổ chức chính trị, doanh nghiệp và cá nhân được vay vốn đã năng động, sáng tạo tự tạo việc làm và thu hút thêm nhiều lao động của địa phương vào làm việc, góp phần thực hiện kế hoạch lao động - việc làm hàng năm, tạo môi trường sản xuất kinh doanh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế, khôi phục và phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống, từng bước chuyển dịch cơ cấu sản xuất gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn theo hướng phi nông nghiệp, đồng thời tạo cơ hội cho nhóm lao động yếu thế (lao động là người dân tộc, người tàn tật, người bị thu hồi đất nông nghiệp) có cơ hội vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, góp phần giảm nghèo bền vững.
Từ tháng 11/2015, thực hiện Nghị định số 61/2015/NĐ-CP của Chính phủ, định mức vay của chương trình đã tăng từ 20 triệu lên 50 triệu đồng cho 01 lao động được tạo việc làm, thời gian vay vốn, mục đích sử dụng vốn được sửa đổi phù hợp với thực tế đã tạo điều kiện cho người vay vốn đầu tư sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, thực hiện trả nợ, trả lãi đầy đủ, đúng hạn. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh lần lượt là 1,86% và 0,92%.
Trong giai đoạn tới, để tiếp tục phát huy và nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay vốn tạo việc làm qua Chính sách cho vay ưu đãi tạo việc làm, đặc biệt qua Quỹ quốc gia về việc làm, nhất là cho lao động nông thôn, lao động yếu thế, cần đảm bảo nguồn vốn vay của Quỹ quốc gia về việc làm đáp ứng nhu cầu vay vốn của người lao động; đồng thời có cơ chế linh hoạt cho Ngân hàng Chính sách xã hội trong việc huy động các nguồn lực để tăng nguồn vốn vay; tăng cường công tác phối hợp giữa ngành Lao động - Thương binh và Xã hội và Ngân hàng Chính sách xã hội trong xây dựng kế hoạch tạo việc làm và giải ngân nguồn vốn, đặc biệt thực hiện tốt việc hỗ trợ kỹ thuật, tăng cường vai trò quản lý, kiểm tra, giám sát của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội trong thực hiện mục tiêu hỗ trợ tạo, duy trì và mở rộng việc làm; ưu tiên cho vay các cơ sở sản xuất, kinh doanh tạo nhiều việc làm, đặc biệt là việc làm phi nông nghiệp; ưu tiên cho vay đối với lao động là người khuyết tật, lao động là người dân tộc thiểu số, lao động thanh niên, lao động bị thu hồi đất; đồng thời đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền chính sách vay vốn tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm cho người lao động, nhất là lao động ở vùng sâu, vùng xa; đồng thời, kiểm tra, giám sát việc thực hiện hoạt động vay vốn tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm.
Chính sách cho vay ưu đãi tạo việc làm đã góp phần tích cực giải quyết được nhiều việc làm cho xã hội, hỗ trợ vốn cho các cơ sở sản xuất kinh doanh và hộ gia đình để mở rộng sản xuất, thu hút tạo việc làm cho nhiều người lao động đặc biệt là lao động bị chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, lao động nữ, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động. Nguồn vốn cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm trên địa bàn tỉnh đến ngày 31/5/2019 là 100,559 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm 74,021 tỷ đồng; vốn do các tổ chức hội đoàn thể quản lý 6,961 tỷ đồng; nguồn vốn do Ngân hàng Chính sách xã hội huy động 10,838 tỷ đồng; vốn giải quyết việc làm địa phương ủy thác 15,7 tỷ đồng.
Theo quy định hiện hành, Quỹ quốc gia về việc làm cho vay đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh (doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh và người lao động) với lãi suất bằng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo theo từng thời kỳ do Thủ tướng Chính phủ quy định.
Quỹ Quốc gia về việc làm đã thay đổi nhận thức của nhân dân và toàn xã hội về cơ hội hỗ trợ tạo việc làm, với thủ tục, hồ sơ vay vốn đơn giản, lãi suất cho vay ưu đãi (bằng 70% lãi suất thị trường) có tác dụng khuyến khích thúc đẩy sản xuất phát triển. Tính đến nay, nguồn vốn cho vay từ Quỹ Quốc gia về việc làm đã hỗ trợ 2.395 lượt khách hàng là các tổ chức, doanh nghiệp và hộ gia đình trteen địa bàn tỉnh, đã hỗ trợ tạo việc làm cho 29.674 lượt lao động, trung bình mỗi năm tạo việc làm cho gần 2.000 lao động (chiếm 11,2% tỷ lệ lao động được giải quyết việc làm hàng năm). Các đơn vị tổ chức chính trị, doanh nghiệp và cá nhân được vay vốn đã năng động, sáng tạo tự tạo việc làm và thu hút thêm nhiều lao động của địa phương vào làm việc, góp phần thực hiện kế hoạch lao động - việc làm hàng năm, tạo môi trường sản xuất kinh doanh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế, khôi phục và phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống, từng bước chuyển dịch cơ cấu sản xuất gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn theo hướng phi nông nghiệp, đồng thời tạo cơ hội cho nhóm lao động yếu thế (lao động là người dân tộc, người tàn tật, người bị thu hồi đất nông nghiệp) có cơ hội vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, góp phần giảm nghèo bền vững.
Từ tháng 11/2015, thực hiện Nghị định số 61/2015/NĐ-CP của Chính phủ, định mức vay của chương trình đã tăng từ 20 triệu lên 50 triệu đồng cho 01 lao động được tạo việc làm, thời gian vay vốn, mục đích sử dụng vốn được sửa đổi phù hợp với thực tế đã tạo điều kiện cho người vay vốn đầu tư sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, thực hiện trả nợ, trả lãi đầy đủ, đúng hạn. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh lần lượt là 1,86% và 0,92%.
Trong giai đoạn tới, để tiếp tục phát huy và nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay vốn tạo việc làm qua Chính sách cho vay ưu đãi tạo việc làm, đặc biệt qua Quỹ quốc gia về việc làm, nhất là cho lao động nông thôn, lao động yếu thế, cần đảm bảo nguồn vốn vay của Quỹ quốc gia về việc làm đáp ứng nhu cầu vay vốn của người lao động; đồng thời có cơ chế linh hoạt cho Ngân hàng Chính sách xã hội trong việc huy động các nguồn lực để tăng nguồn vốn vay; tăng cường công tác phối hợp giữa ngành Lao động - Thương binh và Xã hội và Ngân hàng Chính sách xã hội trong xây dựng kế hoạch tạo việc làm và giải ngân nguồn vốn, đặc biệt thực hiện tốt việc hỗ trợ kỹ thuật, tăng cường vai trò quản lý, kiểm tra, giám sát của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội trong thực hiện mục tiêu hỗ trợ tạo, duy trì và mở rộng việc làm; ưu tiên cho vay các cơ sở sản xuất, kinh doanh tạo nhiều việc làm, đặc biệt là việc làm phi nông nghiệp; ưu tiên cho vay đối với lao động là người khuyết tật, lao động là người dân tộc thiểu số, lao động thanh niên, lao động bị thu hồi đất; đồng thời đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền chính sách vay vốn tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm cho người lao động, nhất là lao động ở vùng sâu, vùng xa; đồng thời, kiểm tra, giám sát việc thực hiện hoạt động vay vốn tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm.