Thực hiện Luật Việc làm, thời gian qua, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tập trung triển khai thực hiện tốt công tác tuyên truyền, đồng thời tư vấn hướng dẫn, trợ giúp các doanh nghiệp trong giải quyết chế độ chính sách đối với người lao động... qua đó đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người sử dụng lao động và người lao động.
Ảnh minh họa
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã triển khai kịp thời Luật Việc làm và các văn bản hướng dẫn thi hành đến Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Hàng năm, Sở đã xây dựng kế hoạch và triển khai tổ chức các lớp tuyên truyền phổ biến pháp luật lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Việc làm cho người lao động và người sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh. Năm 2018, đã tổ chức 6 lớp tuyên truyền phổ biến pháp luật lao động, Luật Bảo hiểm xã hội và Luật Việc làm cho 301 người lao động và người sử dụng lao động ở 135 doanh nghiệp trên địa bàn các huyện, thị xã thành phố.
Đồng thời phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng: Báo Yên Bái, Đài phát thanh và truyền hình tỉnh, Cổng Thông tin điện tử tỉnh đăng tải những văn bản của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương mới ban hành quy định về các chế độ, chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, việc làm, xuất khẩu lao động,… để người dân và doanh nghiệp nắm bắt được thông tin.
Bên cạnh đó, Sở thường xuyên tư vấn, hướng dẫn, trợ giúp các doanh nghiệp trong giải quyết chế độ chính sách đối với người lao động về hợp đồng lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, về việc làm, xuất khẩu lao động theo đúng quy định của pháp luật thông qua các hình thức như: giải đáp trực tiếp hoặc thông qua điện thoại, giải đáp bằng văn bản.
Qua đó đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức tự giác chấp hành pháp luật; người sử dụng lao động và người lao động đã hiểu về quyền lợi và nghĩa vụ trong quan hệ lao động từ đó xây dựng được mối quan hệ hài hòa ổn định trong doanh nghiệp, xây dựng tập thể lao động đoàn kết, hạn chế những tranh chấp và khiếu nại của tập thể và cá nhân người lao động cũng như người sử dụng lao động, quyền lợi của người lao động được đảm bảo, người lao động yên tâm làm việc.
Thực hiện các quy định của Luật Việc làm cho thấy chính sách cho vay ưu đãi tạo việc làm đã góp phần tích cực giải quyết được nhiều việc làm cho xã hội, hỗ trợ vốn cho các cơ sở sản xuất kinh doanh và hộ gia đình để mở rộng sản xuất, thu hút tạo việc làm cho nhiều người lao động đặc biệt là lao động bị chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, lao động nữ, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động. Nguồn vốn cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm đến ngày 31/5/2019 là 100,559 tỷ đồng. Tính đến nay, nguồn vốn cho vay từ Quỹ Quốc gia về việc làm đã hỗ trợ 2.395 lượt khách hàng là các tổ chức, doanh nghiệp và hộ gia đình, đã hỗ trợ tạo việc làm cho 29.674 lượt lao động, trung bình mỗi năm tạo việc làm cho gần 2.000 lao động (chiếm 11,2% tỷ lệ lao động được giải quyết việc làm hàng năm).
Bên cạnh đó, chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn được triển khai hiệu quả. Năm 2018, từ các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động dạy nghề của các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp, hoạt động truyền nghề, tự học nghề... toàn tỉnh có 16.825 người tham gia học nghề, trong đó có 13.300 lao động nông thôn (chiếm 79%). Riêng thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956, toàn tỉnh hỗ trợ đào tạo nghề cho 5.539 lao động nông thôn trong đó số lao động nông thôn được hỗ trợ đào tạo nghề ở lĩnh vực nông nghiệp là 3.845 người, chiếm 69,4%, lĩnh vực phi nông nghiệp là 1.694 người, chiếm 30,6%. Đào tạo nghề đã có đóng góp quan trọng trong việc tạo việc làm cho trên 17.000 lao động mỗi năm của tỉnh, góp phần chung vào công tác giảm nghèo tại tỉnh Yên Bái.
Trong những năm qua, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, định hướng nghề nghiệp cho thanh niên được Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm, chỉ đạo thường xuyên và triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ đối với thanh niên học nghề. Các chính sách hỗ trợ thanh niên học nghề được triển khai thực hiện kịp thời, đầy đủ, đúng đối tượng, có hiệu quả.
Ngoài ra, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tích cực tham mưu cho Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, các địa phương nghiên cứu ban hành nhiều chính sách cụ thể hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài, đặc biệt là các đối tượng chính sách xã hội. Đồng thời chỉ đạo trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã đa dạng hóa các hoạt động giao dịch việc làm, chú trọng tổ chức các sàn giao dịch việc làm định kỳ, thường xuyên, tạo cơ hội cho người lao động, chủ yếu là thanh niên tiếp cận thông tin việc làm, nghề nghiệp. Bên cạnh đó, nhằm định hướng cho công tác đào tạo cũng như lựa chọn ngành nghề của người học, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã chủ động, tích cực thực hiện nhiều giải pháp như: hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động, thu thập, cập nhật, phổ biến thông tin thị trường lao động; tổ chức điều tra nhu cầu sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp; thu thập, cập nhật cơ sở dữ liệu cung - cầu lao động hàng năm; chỉ đạo các Trung tâm Dịch vụ việc làm thành lập bộ phận phân tích, dự báo thị trường lao động; phối hợp với Cục Thống kê tỉnh định kỳ hàng quý công bố Bản tin cập nhật thị trường lao động … nhằm cung cấp thông tin về tình hình việc làm, nhu cầu của thị trường lao động, giúp người lao động và người học có cơ sở định hướng nghề nghiệp, lựa chọn ngành học và công việc, hạn chế tình trạng thất nghiệp sau đào tạo.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, qua đó kịp thời phát hiện, xử lý những sai phạm trong việc quản lý, thực hiện chính sách việc làm, dạy nghề bảo đảm việc thực hiện giải quyết đúng đối tượng, đúng quy định của pháp luật...
Thực hiện Luật Việc làm, thời gian qua, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tập trung triển khai thực hiện tốt công tác tuyên truyền, đồng thời tư vấn hướng dẫn, trợ giúp các doanh nghiệp trong giải quyết chế độ chính sách đối với người lao động... qua đó đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người sử dụng lao động và người lao động.Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã triển khai kịp thời Luật Việc làm và các văn bản hướng dẫn thi hành đến Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Hàng năm, Sở đã xây dựng kế hoạch và triển khai tổ chức các lớp tuyên truyền phổ biến pháp luật lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Việc làm cho người lao động và người sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh. Năm 2018, đã tổ chức 6 lớp tuyên truyền phổ biến pháp luật lao động, Luật Bảo hiểm xã hội và Luật Việc làm cho 301 người lao động và người sử dụng lao động ở 135 doanh nghiệp trên địa bàn các huyện, thị xã thành phố.
Đồng thời phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng: Báo Yên Bái, Đài phát thanh và truyền hình tỉnh, Cổng Thông tin điện tử tỉnh đăng tải những văn bản của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương mới ban hành quy định về các chế độ, chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, việc làm, xuất khẩu lao động,… để người dân và doanh nghiệp nắm bắt được thông tin.
Bên cạnh đó, Sở thường xuyên tư vấn, hướng dẫn, trợ giúp các doanh nghiệp trong giải quyết chế độ chính sách đối với người lao động về hợp đồng lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, về việc làm, xuất khẩu lao động theo đúng quy định của pháp luật thông qua các hình thức như: giải đáp trực tiếp hoặc thông qua điện thoại, giải đáp bằng văn bản.
Qua đó đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức tự giác chấp hành pháp luật; người sử dụng lao động và người lao động đã hiểu về quyền lợi và nghĩa vụ trong quan hệ lao động từ đó xây dựng được mối quan hệ hài hòa ổn định trong doanh nghiệp, xây dựng tập thể lao động đoàn kết, hạn chế những tranh chấp và khiếu nại của tập thể và cá nhân người lao động cũng như người sử dụng lao động, quyền lợi của người lao động được đảm bảo, người lao động yên tâm làm việc.
Thực hiện các quy định của Luật Việc làm cho thấy chính sách cho vay ưu đãi tạo việc làm đã góp phần tích cực giải quyết được nhiều việc làm cho xã hội, hỗ trợ vốn cho các cơ sở sản xuất kinh doanh và hộ gia đình để mở rộng sản xuất, thu hút tạo việc làm cho nhiều người lao động đặc biệt là lao động bị chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, lao động nữ, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động. Nguồn vốn cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm đến ngày 31/5/2019 là 100,559 tỷ đồng. Tính đến nay, nguồn vốn cho vay từ Quỹ Quốc gia về việc làm đã hỗ trợ 2.395 lượt khách hàng là các tổ chức, doanh nghiệp và hộ gia đình, đã hỗ trợ tạo việc làm cho 29.674 lượt lao động, trung bình mỗi năm tạo việc làm cho gần 2.000 lao động (chiếm 11,2% tỷ lệ lao động được giải quyết việc làm hàng năm).
Bên cạnh đó, chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn được triển khai hiệu quả. Năm 2018, từ các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động dạy nghề của các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp, hoạt động truyền nghề, tự học nghề... toàn tỉnh có 16.825 người tham gia học nghề, trong đó có 13.300 lao động nông thôn (chiếm 79%). Riêng thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956, toàn tỉnh hỗ trợ đào tạo nghề cho 5.539 lao động nông thôn trong đó số lao động nông thôn được hỗ trợ đào tạo nghề ở lĩnh vực nông nghiệp là 3.845 người, chiếm 69,4%, lĩnh vực phi nông nghiệp là 1.694 người, chiếm 30,6%. Đào tạo nghề đã có đóng góp quan trọng trong việc tạo việc làm cho trên 17.000 lao động mỗi năm của tỉnh, góp phần chung vào công tác giảm nghèo tại tỉnh Yên Bái.
Trong những năm qua, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, định hướng nghề nghiệp cho thanh niên được Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm, chỉ đạo thường xuyên và triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ đối với thanh niên học nghề. Các chính sách hỗ trợ thanh niên học nghề được triển khai thực hiện kịp thời, đầy đủ, đúng đối tượng, có hiệu quả.
Ngoài ra, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tích cực tham mưu cho Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, các địa phương nghiên cứu ban hành nhiều chính sách cụ thể hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài, đặc biệt là các đối tượng chính sách xã hội. Đồng thời chỉ đạo trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã đa dạng hóa các hoạt động giao dịch việc làm, chú trọng tổ chức các sàn giao dịch việc làm định kỳ, thường xuyên, tạo cơ hội cho người lao động, chủ yếu là thanh niên tiếp cận thông tin việc làm, nghề nghiệp. Bên cạnh đó, nhằm định hướng cho công tác đào tạo cũng như lựa chọn ngành nghề của người học, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã chủ động, tích cực thực hiện nhiều giải pháp như: hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động, thu thập, cập nhật, phổ biến thông tin thị trường lao động; tổ chức điều tra nhu cầu sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp; thu thập, cập nhật cơ sở dữ liệu cung - cầu lao động hàng năm; chỉ đạo các Trung tâm Dịch vụ việc làm thành lập bộ phận phân tích, dự báo thị trường lao động; phối hợp với Cục Thống kê tỉnh định kỳ hàng quý công bố Bản tin cập nhật thị trường lao động … nhằm cung cấp thông tin về tình hình việc làm, nhu cầu của thị trường lao động, giúp người lao động và người học có cơ sở định hướng nghề nghiệp, lựa chọn ngành học và công việc, hạn chế tình trạng thất nghiệp sau đào tạo.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, qua đó kịp thời phát hiện, xử lý những sai phạm trong việc quản lý, thực hiện chính sách việc làm, dạy nghề bảo đảm việc thực hiện giải quyết đúng đối tượng, đúng quy định của pháp luật...