Welcome to Yen Bai Portal
  • Đường dây nóng: 02163.818.555
  • English

Hỗ trợ dạy nghề cho người dân tộc thiểu số

(07/09/2017)

CTTĐT - Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 58/2017/TT-BTC hướng dẫn một số chính sách hỗ trợ tài chính cho tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn.

Hộ gia đình, người nhiễm HIV tiếp tục được vay vốn ưu đãi để tạo việc làm

(07/09/2017)

Thủ tướng Chính phủ đồng ý kéo dài thời gian thí điểm thực hiện Quyết định số 29/2014/QĐ-TTg ngày 26/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ gia đình và người nhiễm HIV, người sau cai nghiện ma túy, người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, người bán dâm hoàn lương đến hết năm 2017.

Tạo điều kiện cho người nhiễm HIV có được việc làm ổn định

(07/09/2017)

CTTĐT - Hiện nay nhà nước đã có nhiều chính sách nhằm tạo điều kiện cho người nhiễm HIV có được việc làm ổn định. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều rào cản ngăn trở người nhiễm HIV hòa nhập với cộng đồng.

Chính sách hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật

(07/09/2017)

CTTĐT - Theo quy định tại Luật Người khuyết tật và Điều 9 Nghị định 28/2012/NĐ-CP, Nhà nước khuyến khích người khuyết tật tự tạo việc làm, hộ gia đình tạo việc làm cho người khuyết tật. Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi sau đây:

Người lao động được vay vốn ưu đãi đi làm việc ở nước ngoài từ Quỹ quốc gia về việc làm

(31/08/2017)

Theo Nghị định số 61/2015/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm; trong đó có một số quy định mới về chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài và cho vay ưu đãi đối với cơ sở sản xuất kinh doanh và người lao động từ Quỹ quốc gia về việc làm sẽ chính thức có hiệu lực.

Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 61 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm về chính sách việc làm công

(31/08/2017)

Thông tư số 11 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm về chính sách việc làm công.

Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho công an, bộ đội xuất ngũ

(30/08/2017)

Theo Thông tư 43/2016 của Bộ LĐ-TB&XH hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành dự án phát triển KT - XH.

Đẩy mạnh giải quyết việc làm cho thanh niên

(30/08/2017)

Hiện nay, cả nước có 13,5 triệu thanh niên có việc làm (chiếm 2/3 thanh niên Việt Nam), trong đó tại khu vực nông thôn khoảng 9,4 triệu người nhưng chất lượng việc làm thấp: 58,6% thanh niên làm công hưởng lương nhưng gần 1/2 trong số đó không có hợp đồng bằng văn bản ; 41,4% thanh niên làm những công việc dễ bị tổn thương như lao động tự làm, lao động trong hộ gia đình không hưởng lương, riêng tại khu vực nông thôn tỷ lệ này khá cao (50,8%).

Hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên, thanh niên nông thôn, bộ đội, công an xuất ngũ

(30/08/2017)

Nhằm đẩy mạnh đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động nói chung, lao động là thanh niên, thanh niên nông thôn, bộ đội, công an xuất ngũ nói riêng, Chính phủ đã ban hành nhiều chế độ, chính sách nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện làm việc cho thanh niên.

Trong giai đoạn từ 2011 - 2016 có 79,6% lao động nông thôn sau học nghề có việc làm mới

(30/08/2017)

Theo báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, trong giai đoạn từ 2011 - 2016 có gần 10 triệu người được đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng, trong đó, có trên 5 triệu lao động nông thôn được học nghề, có gần 3,5 triệu lao động nông thôn được hỗ trợ đào tạo theo chính sách của Quyết định số 1956/QĐ-TTg, với trên 40% học nghề nông nghiệp, gần 60% học nghề phi nông nghiệp. Lao động nữ chiếm trên 44%, người dân tộc thiểu số chiếm 21,7%, người thuộc hộ nghèo chiếm 10,1%, người khuyết tật chiếm 4,4%. Có 79,6% lao động nông thôn sau học nghề có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập cao hơn, vượt mục tiêu của Quyết định số 1956/QĐ-TTg. Có 23,3% số người thuộc hộ nghèo sau học nghề, có việc làm đã thoát nghèo; 3,9% số người tham gia học nghề, có việc làm và thu nhập cao hơn mức bình quân tại địa phương (trở thành hộ khá).