Hạn Khuống” là hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian độc đáo của người Thái đen vùng Mường Lò. Hạn Khuống thường được tổ chức sau thu hoạch mùa vụ, giữa tiết trời thu đông với hình thức ca nhạc quần chúng.
Cách đây không lâu, bản Thái nào cũng có từ dăm ba đến hàng chục "Hạn khuống". "Hạn khuống" là linh hồn của bản mường, tượng trưng cho sự no ấm, phồn vinh của xã hội Thái. Hạn Khuống có nghĩa là cái sàn sân dựng ngoài trời ở giữa bản, sân hình vuông cao chừng 1,5m, rộng 6m và dài 5m. Mặt sàn lát bằng tre hoặc phên nứa, xung quanh sàn có lan can, trang trí hoa văn. Giữa sàn dựng cây nêu là một cây tre to, dài, để lại cả phần ngọn và được trang trí các con giống đủ màu, 4 cây nhỏ dựng ở 4 góc sàn biểu hiện của 4 phương Đông, Tây, Nam, Bắc, cây ở giữa biểu tượng trụ của đỉnh trời.
Đông đảo nhân dân tới tham dự sinh hoạt Hạn Khuống.
Hạn Khuống do các cô gái trong một bản chưa chồng đứng ra tổ chức, có sự cố vấn của người già trong bản. Đêm khánh thành "Hạn khuống", nam thanh, nữ tú trong bản tới góp rượu, thịt... mời mọi người trong bản ăn mừng tại chỗ và từ đó những đêm sinh hoạt "Hạn khuống" bắt đầu. Các chàng trai xa, gần kéo đến và phải qua nhiều cuộc thử tài mới được các cô gái nhận vào tham dự hội.
Các chàng trai phải trải qua nhiều cuộc thử tài mới được các cô gái mời lên sàn Hạn Khuống để tham dự hội.
Các cô chủ Hạn Khuống đặt xa, kéo bông, rút thang đặt bên bếp lửa, kéo sợi dăng ngang lối lên xuống, các chàng trai muốn được lên sàn hoa phải thắng trong cuộc hát đối với các cô gái trên sàn. Bởi vậy các chàng trai lựa chọn, cử ra những người hát giỏi nhất.
Hạn Khuống do các cô gái trong một bản chưa chồng đứng ra tổ chức.
Khi các cô gái nhượng bộ bắc thang cho các chàng trai lên sàn hoa, các chàng trai lại phải hát tiếp để được mời ngồi, mời nước, mời thuốc… Càng về khuya, "Hạn khuống" càng đi vào chiều sâu của tâm linh, ý tứ, các cô gái quây quần bên bếp lửa trò chuyện, đối đáp với các chàng trai. Nhiều đôi trai gái tâm đầu, ý hợp, từ sinh hoạt "Hạn khuống" đã thành vợ, thành chồng ăn đời, ở kiếp hạnh phúc với nhau.
Hạn khuống chính là sân chơi của nam nữ chưa lập gia đình. Còn các cụ già, người lớn tuổi đến "Hạn khuống" để góp vui, dạy dỗ, chỉ bảo con cháu lời nói đẹp, câu hát hay. Trẻ em đến "Hạn khuống" vừa chung vui, vừa học ăn, học nói, học hát, học quay xa, kéo sợi... Hết hát lại nói đối đáp, hết đối đáp lại cười vui.
Hạn Khuống” có thể diễn ra trong nhiều ngày, với nhiều hình thức vui chơi, giải trí. Tung còn, múa sạp, múa nón, múa khăn, múa chén… kết hợp với hát đối ứng tác và có sự phụ hoạ của cả đám đông, tối đến là sinh hoạt chủ yếu của “Hạn Khuống”- Hát giao duyên.
Đây là một hình thức sinh hoạt văn hóa, vui chơi độc đáo đang được phục dựng, bảo tồn và phát triển trên vùng đất Mường lò, vùng quê tổ của tộc người Thái đen. Mỗi độ hoa ban đua nở trắng đất trời Tây Bắc là lúc xuân về, sàn diễn dân gian “Hạn Khuống” kết thúc để người dân bước vào vụ mới, song dư âm ngày hội khúc tình ca bay bổng bốn phương trời./.
Hạn Khuống” là hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian độc đáo của người Thái đen vùng Mường Lò. Hạn Khuống thường được tổ chức sau thu hoạch mùa vụ, giữa tiết trời thu đông với hình thức ca nhạc quần chúng.
Cách đây không lâu, bản Thái nào cũng có từ dăm ba đến hàng chục "Hạn khuống". "Hạn khuống" là linh hồn của bản mường, tượng trưng cho sự no ấm, phồn vinh của xã hội Thái. Hạn Khuống có nghĩa là cái sàn sân dựng ngoài trời ở giữa bản, sân hình vuông cao chừng 1,5m, rộng 6m và dài 5m. Mặt sàn lát bằng tre hoặc phên nứa, xung quanh sàn có lan can, trang trí hoa văn. Giữa sàn dựng cây nêu là một cây tre to, dài, để lại cả phần ngọn và được trang trí các con giống đủ màu, 4 cây nhỏ dựng ở 4 góc sàn biểu hiện của 4 phương Đông, Tây, Nam, Bắc, cây ở giữa biểu tượng trụ của đỉnh trời.
Đông đảo nhân dân tới tham dự sinh hoạt Hạn Khuống.
Hạn Khuống do các cô gái trong một bản chưa chồng đứng ra tổ chức, có sự cố vấn của người già trong bản. Đêm khánh thành "Hạn khuống", nam thanh, nữ tú trong bản tới góp rượu, thịt... mời mọi người trong bản ăn mừng tại chỗ và từ đó những đêm sinh hoạt "Hạn khuống" bắt đầu. Các chàng trai xa, gần kéo đến và phải qua nhiều cuộc thử tài mới được các cô gái nhận vào tham dự hội.
Các chàng trai phải trải qua nhiều cuộc thử tài mới được các cô gái mời lên sàn Hạn Khuống để tham dự hội.
Các cô chủ Hạn Khuống đặt xa, kéo bông, rút thang đặt bên bếp lửa, kéo sợi dăng ngang lối lên xuống, các chàng trai muốn được lên sàn hoa phải thắng trong cuộc hát đối với các cô gái trên sàn. Bởi vậy các chàng trai lựa chọn, cử ra những người hát giỏi nhất.
Hạn Khuống do các cô gái trong một bản chưa chồng đứng ra tổ chức.
Khi các cô gái nhượng bộ bắc thang cho các chàng trai lên sàn hoa, các chàng trai lại phải hát tiếp để được mời ngồi, mời nước, mời thuốc… Càng về khuya, "Hạn khuống" càng đi vào chiều sâu của tâm linh, ý tứ, các cô gái quây quần bên bếp lửa trò chuyện, đối đáp với các chàng trai. Nhiều đôi trai gái tâm đầu, ý hợp, từ sinh hoạt "Hạn khuống" đã thành vợ, thành chồng ăn đời, ở kiếp hạnh phúc với nhau.
Hạn khuống chính là sân chơi của nam nữ chưa lập gia đình. Còn các cụ già, người lớn tuổi đến "Hạn khuống" để góp vui, dạy dỗ, chỉ bảo con cháu lời nói đẹp, câu hát hay. Trẻ em đến "Hạn khuống" vừa chung vui, vừa học ăn, học nói, học hát, học quay xa, kéo sợi... Hết hát lại nói đối đáp, hết đối đáp lại cười vui.
Hạn Khuống” có thể diễn ra trong nhiều ngày, với nhiều hình thức vui chơi, giải trí. Tung còn, múa sạp, múa nón, múa khăn, múa chén… kết hợp với hát đối ứng tác và có sự phụ hoạ của cả đám đông, tối đến là sinh hoạt chủ yếu của “Hạn Khuống”- Hát giao duyên.
Đây là một hình thức sinh hoạt văn hóa, vui chơi độc đáo đang được phục dựng, bảo tồn và phát triển trên vùng đất Mường lò, vùng quê tổ của tộc người Thái đen. Mỗi độ hoa ban đua nở trắng đất trời Tây Bắc là lúc xuân về, sàn diễn dân gian “Hạn Khuống” kết thúc để người dân bước vào vụ mới, song dư âm ngày hội khúc tình ca bay bổng bốn phương trời./.