Đến với mảnh đất Mường Lò, được hoà mình vào những vòng xòe nồng say của đêm xoè trong đám cưới thì bạn mới thực sự cảm nhận được cái hồn của xoè ở xứ mường này.
Thông thường, vào ngày bắc rạp, cứ quãng 8 giờ tối trở đi, tức là sau khi hỷ chủ đã cơ bản hoàn tất những công việc cho ngày hôm sau đón khách, đón dâu và dân làng cũng vừa ăn xong bữa tối là kéo nhau đến múa xoè mừng đám cưới. Xoè trong đám cưới khác hẳn với các hội xoè khác là có đủ mọi thành phần già, trẻ, gái trai.
Xoè trong đám cưới không vội vàng và đơn điệu như xoè trong lễ hội bởi vừa xoè vừa nghỉ để cùng nhau khắp (hát) đối đáp, hát giao duyên, mời rượu và tâm tình với nhau. Chỉ duy nhất một chiếc trống cái giữ nhịp, vậy mà cả trên sàn nhà lẫn sân rạp đều múa và khắp được.
Chị Mầng - một người dân của bản cho biết: múa xoè trong đám cưới của người Thái đen ở Phúc Sơn là điều không thể thiếu đối với bà con từ xưa đến nay. Chính vì thế, bà con ở trong bản vẫn còn giữ được nhiều điệu xoè cổ như: xe then (xoè trong nghi lễ làm Then), xe ỏm lọm tốp mư (xoè vòng tròn vỗ tay), xe voóng (xoè vòng tròn), xe phá xí (xoè bổ bốn vòng nhỏ), xe nhôm khăn (xoè tung khăn), xe khắm khăn mơi lảu (xoè nâng khăn mời rượu), xe đổn hôn (xoè tiến lùi) và mọi người còn biết cả Xá xe (múa của người Xá hay còn gọi là người Khơ Mú theo điệu lắc eo, lắc mông).
Mỗi một điệu xoè, điệu khắp đều có một kiểu đánh trống và động tác, nhịp múa khác nhau. Bởi thế, người biết giữ nhịp cho xoè Thái ở bản Thón chỉ có chị Đồng Thị Inh, năm nay đã ngoài 50 tuổi và chị cũng là tay trống hiếm hoi ở Phúc Sơn. Nhìn chị Inh điều khiển trống mà thấy khâm phục vô cùng bởi âm thanh, tiết tấu biến hoá liên hồi và vô cùng phức tạp. Nhiều người già trong bản bảo, biết đánh trống chỉ là một chuyện, còn đánh thế nào cho có hồn để mọi dù già, trẻ, gái, trai, hễ cứ nghe tiếng trống xoè là kiểu gì cũng phải tìm đến để hoà vào vòng xoè thì mới thấy vui và thoải mái, đó mới là điều quan trọng.
Người Thái từ xưa có câu ca thật đúng với tất cả những gì mà tôi tìm thấy ở đây: “Không xoè lúa không tốt/Không xoè thóc lúa cạn bồ/Không xoè trai gái chẳng yêu nhau”... Thế nên, dẫu là người ở nơi khác đến, nhưng tôi không thể bỏ lỡ thời cơ để hoà vào hội vui và phải thừa nhận là tiếng trống cũng như khung cảnh của hội xoè mừng đám cưới có sức hấp dẫn lạ thường. Những ai đã lẫn vào vòng xoè thì dường như không còn là riêng mình nữa mà là người của hồn xoè, bởi trong ánh điện mờ tỏ, người người quấn vào vòng xoè nồng say men rượu, men tình để cùng múa, cùng cười, cùng hát và đưa ánh mắt tìm nhau mãi tận đêm khuya.
Xoè trong đám cưới đã trở thành nét văn hoá rất riêng và chính nó khiến cho không chỉ những người trong làng, trong bản gần gũi nhau hơn mà ngay cả khách lạ cũng bỗng thành quen. Xoè trong đám cưới cũng là cơ hội để cho trai làng, gái bản tìm cái nhan sắc, diện mạo của nhau, để ý tới cái tài ca múa, đối đáp và văn hoá ứng xử của nhau mà kết duyên bạn tình…Tất cả những cái hay, cái đẹp ấy của xoè, chính là mạch nguồn để dòng xoè chảy mãi với thời gian.
Đến với mảnh đất Mường Lò, được hoà mình vào những vòng xòe nồng say của đêm xoè trong đám cưới thì bạn mới thực sự cảm nhận được cái hồn của xoè ở xứ mường này.
Thông thường, vào ngày bắc rạp, cứ quãng 8 giờ tối trở đi, tức là sau khi hỷ chủ đã cơ bản hoàn tất những công việc cho ngày hôm sau đón khách, đón dâu và dân làng cũng vừa ăn xong bữa tối là kéo nhau đến múa xoè mừng đám cưới. Xoè trong đám cưới khác hẳn với các hội xoè khác là có đủ mọi thành phần già, trẻ, gái trai.
Xoè trong đám cưới không vội vàng và đơn điệu như xoè trong lễ hội bởi vừa xoè vừa nghỉ để cùng nhau khắp (hát) đối đáp, hát giao duyên, mời rượu và tâm tình với nhau. Chỉ duy nhất một chiếc trống cái giữ nhịp, vậy mà cả trên sàn nhà lẫn sân rạp đều múa và khắp được.
Chị Mầng - một người dân của bản cho biết: múa xoè trong đám cưới của người Thái đen ở Phúc Sơn là điều không thể thiếu đối với bà con từ xưa đến nay. Chính vì thế, bà con ở trong bản vẫn còn giữ được nhiều điệu xoè cổ như: xe then (xoè trong nghi lễ làm Then), xe ỏm lọm tốp mư (xoè vòng tròn vỗ tay), xe voóng (xoè vòng tròn), xe phá xí (xoè bổ bốn vòng nhỏ), xe nhôm khăn (xoè tung khăn), xe khắm khăn mơi lảu (xoè nâng khăn mời rượu), xe đổn hôn (xoè tiến lùi) và mọi người còn biết cả Xá xe (múa của người Xá hay còn gọi là người Khơ Mú theo điệu lắc eo, lắc mông).
Mỗi một điệu xoè, điệu khắp đều có một kiểu đánh trống và động tác, nhịp múa khác nhau. Bởi thế, người biết giữ nhịp cho xoè Thái ở bản Thón chỉ có chị Đồng Thị Inh, năm nay đã ngoài 50 tuổi và chị cũng là tay trống hiếm hoi ở Phúc Sơn. Nhìn chị Inh điều khiển trống mà thấy khâm phục vô cùng bởi âm thanh, tiết tấu biến hoá liên hồi và vô cùng phức tạp. Nhiều người già trong bản bảo, biết đánh trống chỉ là một chuyện, còn đánh thế nào cho có hồn để mọi dù già, trẻ, gái, trai, hễ cứ nghe tiếng trống xoè là kiểu gì cũng phải tìm đến để hoà vào vòng xoè thì mới thấy vui và thoải mái, đó mới là điều quan trọng.
Người Thái từ xưa có câu ca thật đúng với tất cả những gì mà tôi tìm thấy ở đây: “Không xoè lúa không tốt/Không xoè thóc lúa cạn bồ/Không xoè trai gái chẳng yêu nhau”... Thế nên, dẫu là người ở nơi khác đến, nhưng tôi không thể bỏ lỡ thời cơ để hoà vào hội vui và phải thừa nhận là tiếng trống cũng như khung cảnh của hội xoè mừng đám cưới có sức hấp dẫn lạ thường. Những ai đã lẫn vào vòng xoè thì dường như không còn là riêng mình nữa mà là người của hồn xoè, bởi trong ánh điện mờ tỏ, người người quấn vào vòng xoè nồng say men rượu, men tình để cùng múa, cùng cười, cùng hát và đưa ánh mắt tìm nhau mãi tận đêm khuya.
Xoè trong đám cưới đã trở thành nét văn hoá rất riêng và chính nó khiến cho không chỉ những người trong làng, trong bản gần gũi nhau hơn mà ngay cả khách lạ cũng bỗng thành quen. Xoè trong đám cưới cũng là cơ hội để cho trai làng, gái bản tìm cái nhan sắc, diện mạo của nhau, để ý tới cái tài ca múa, đối đáp và văn hoá ứng xử của nhau mà kết duyên bạn tình…Tất cả những cái hay, cái đẹp ấy của xoè, chính là mạch nguồn để dòng xoè chảy mãi với thời gian.