Welcome to Yen Bai Portal
  • Đường dây nóng: 02163.818.555
  • English

Nhiều tiến bộ trông công tác bình đẳng giới trong giáo dục và đào tạo ở Yên Bái

11/10/2022 10:08:00 Xem cỡ chữ
CTTĐT - Những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái đã tập trung tuyên truyền thực hiện Luật Bình đẳng giới; Chiến lược quốc gia; Chương trình quốc gia về bình đẳng giới… Các cơ sở giảo dục đã triển khai kịp thời, đồng bộ, nghiêm túc bằng nhiều hình thức như tổ chức tập huấn, tuyên truyền, lồng ghép trong thực hiện chương trình giáo dục tại nhà trường. Thông qua công tác tuyên truyền, giáo dục đã làm thay đổi nhận thức và hành vi, từng bước thu hẹp khoảng cách bất bình đẳng giới tiến tới bình đẳng giới thực chất, sự quan tâm chia sẻ và cách ứng xử của phụ nữ và trẻ em gái trong mỗi gia đình và trong cơ quan, đơn vị đã có những chuyển biến rõ rệt, vị thế của người phụ nữ trong xã hội ngày càng được nâng cao.

Các nhà trường triển khai xây dựng môi trường trên địa bàn tỉnh Yên Bái lành mạnh, không có bạo lực trong nhà trường và các cơ sở giáo.

Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các đơn vị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ, đặc biệt là bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, Bộ luật Lao động và các văn bản có liên quan về lao động giáo dục, đào tạo thông qua các hình thức phù hợp với từng đơn vị và đặc thù từng nhóm đối tượng, dưới nhiều hình thức như: triển khai học tập Nghị quyết; tuyên truyền, phổ biến trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt công đoàn; lồng ghép tuyên truyền vào dịp tổ chức gặp mặt kỷ niệm ngày 08/3, 20/10;...

Phối hợp với các cơ quan báo đài trên địa bàn đăng tải các tin, bài phản ánh kết quả hoạt động về công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ. 100 % các đơn vị, các cơ sở giáo dục căn cứ vào tình hình cụ thể đã tổ chức các hoạt động thiết thực như: mít tinh, gặp mặt, toạ đàm; tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ thể thao, ưu tiên các hoạt động từ thiện thăm hỏi, động viên gia đình học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vùng sâu, vùng xa trên tinh thần yêu thương và chia sẻ.

Cùng với đó là chỉ đạo tích hợp nội dung tuyên truyền giáo dục, cung cấp kiến thức, kỹ năng về giới, công tác bình đẳng giới; kiến thức sinh sản, xây dựng gia đình hoà thuận, ấm no, tiến bộ vào chương trình các cấp học cho phù hợp từ 169 trường Mầm Non; 52 trường Tiểu học; 189 trường THCS; 25 trường THPT trong toàn tỉnh.

Từ những chỉ đạo, định hướng của ngành các cơ sở giáo dục đã chủ động lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bình đẳng giới trong các hoạt động chuyên môn trong ngành giáo dục, đào tạo; tuyên truyền giới thiệu về các mô hình, dịch vụ hỗ trợ thực hiện bình đẳng giới nâng cao nhận thức và thực hành về bình đẳng giới trong cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên trong toàn ngành. Tuyên truyền, nhân rộng những điển hình tốt, người có uy tín ảnh hưởng tích cực tại cộng đồng trong thực hiện bình đẳng giới; triển khai các hoạt động thu hút sự tham gia của nam giới và trẻ em trai trong thực hiện bình đẳng giới; triển khai chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức và chia sẻ thông tin hướng đến gia đình và trường học để khuyến khích và huy động trẻ em đến trường, tạo điều kiện hòa nhập cho những trẻ em gái có hoàn cảnh đặc biệt dễ bị tổn thương.

Các đơn vị trường học đã chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Tháng hành động quốc gia về phòng chống bạo lực gia đình (tháng 6); Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới (từ ngày 15/11/2021 đến ngày 15/12/2021) với chủ đề “Chủ động phòng, chống bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em”; tuyên truyền ngày quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ (25/11); Các đơn vị đã triển khai tổ chức các hoạt động gặp mặt, hội thảo, truyền thông nhân ngày Quốc tế phụ nữ 8-3, ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10 với nhiều nội dung ý nghĩa và thiết thực.

Các cơ sở giáo dục thiết lập kênh tiếp nhận các thông tin phản ánh về công tác bình đẳng giới và các tình huống về phân biệt đối xử giới tính và công tác gia đình. Phối hợp các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương thực hiện việc xử lý, điều tra bảo vệ cán bộ, trẻ em, áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm giảm thiểu và tiến tới loại bỏ các tình huống gây nguy hại đối với cán bộ, trẻ em, học sinh.

100% các cơ sở giáo dục trong toàn ngành đã tổ chức triển khai thực hiện những nội dung mới về bình đẳng giới trong Bộ luật Lao động năm 2019 bằng nhiều hình thức phù hợp với điều kiện thực tế của cơ quan, đơn vị như hội nghị, hội thảo, tọa đàm, hoặc lồng ghép vào các hoạt động ngoại khóa của đơn vị      

Cùng với công tác tuyên truyền thực hiện Luật Nâng cao năng lực và hiệu quản lý nhà nước về bình đẳng giới và công tác vì sự tiến bộ phụ nữ trong ngành giáo dục, đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo rất quan tâm và chỉ đạo thực công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý nữ, trong thời gian qua, số lượng cán bộ quản lý nữ được bổ nhiệm tăng đáng kể cả về số lượng lẫn chất lượng. Phần lớn các đơn vị giáo dục trực thuộc Sở đều có cơ cấu nữ trong cán bộ quản lý, các đơn vị cấp huyện từng bước thay thế, bổ sung để đảm bảo có nữ trong Ban Giám hiệu. Tổng số cán bộ quản lý nữ là 982 người, chiếm 65,3% tổng số CBQL toàn ngành. Sở có 01 đồng chí Lãnh đạo Sở là nữ; các phòng GD&ĐT cấp huyện có 6/9 lãnh đạo phòng là nữ; mỗi đơn vị (trường, trung tâm) đều có ít nhất 1 nữ lãnh đạo.

Công tác phát triển đảng viên nữ trong ngành đã có nhiều chuyển biến: các cấp ủy trong ngành giáo dục đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện để quần chúng nữ ưu tú có điều kiện phát huy năng lực bản thân, tạo uy tín trong quần chúng để có thể kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam. Tổng số đảng viên nữ toàn ngành là 5.623 người (chiếm 52,9% tổng số nữ). Từ cấp trường đến Sở đều có nữ tham gia cấp ủy.

Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động: trong tuyển dụng, bố trí, sắp xếp, sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là nữ cũng được ngành quan tâm, luôn tạo điều kiện để công chức, viên chức là nữ giới được phát huy tối đa năng lực, sở trường, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Toàn thể nữ cán bộ quản lý, nhà giáo, người lao động trong toàn ngành có việc làm và thu nhập ổn định, các chế độ chính sách theo quy định được.

Công tác bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ nữ được quan tâm chú trọng, nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nữ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thời kỳ CNH- HĐH. Căn cứ trên quy hoạch cán bộ quản lý, các đơn vị xây dựng quy hoạch đào tạo bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn như: học Cao đẳng, Đại học, sau Đại học và bồi dưỡng lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học... Toàn ngành có 476 người có trình độ thạc sĩ, trong đó có 288 nữ (chiếm 60,5%).

Sở Giáo dục và Đào tạo đã cử các đồng chí làm công tác bình đẳng giới đi dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về bình đẳng giới do tỉnh, Bộ tổ chức; đồng thời Sở đã phối hợp tổ chức 3 lớp tập huấn về công tác bình đẳng giới, về tuyên truyền phẩm chất người phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa cho đội ngũ cán bộ quản lý và các đồng chí phụ trách công tác nữ của các đơn vị trong ngành. Cử 01 cán bộ làm công tác pháp chế tham dự các lớp tập huấn, nâng cao kỹ năng về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng các văn bản qui phạm pháp luật cho cán bộ làm công tác pháp chế và xây dựng chính sách, pháp luật do Sở LĐTB&XH và Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

Sở đã tổ chức lồng ghép 8 cuộc kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm về bình đẳng giới thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý; chủ động đề xuất các giải pháp thực hiện, kịp thời chỉ ra những yếu kém, tồn tại cần khắc phục trong quá trình thực hiện công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ ở cơ sở, đặc biệt là vấn đề lồng ghép giới trong việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch, vấn đề tích hợp giáo dục giới tính trong chương trình dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục tại các nhà trường.

Quan tâm đến việc tổ chức triển khai hiệu quả các hoạt động Bình đẳng giới và Vì sự tiến bộ phụ nữ trong ngành giáo dục, đào tạo, các cơ sở giáo dục căn cứ vào Kế hoạch triển khai đầu năm đã tổ chức lồng ghép các thông tin và kiến thức về giới, bình đẳng giới, chống phân biệt đối xử trên cơ sở giới vào các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ CB,GV,CC,VC ngành giáo dục, đào tạo thông qua các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

Các nhà trường triển khai xây dựng môi trường lành mạnh, không có bạo lực trong nhà trường và các cơ sở giáo. 100% các đơn vị trường học trong toàn tỉnh đã tổ chức các cuộc thi, diễn đàn, câu lạc bộ lồng ghép các nội dung liên quan đến bình đẳng giới; xây dựng các mô hình hoặc tấm gương tốt về bình đẳng giới trong các cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở đào tạo, cha mẹ học sinh và cộng đồng; 100% các đơn vị trường học đã triển khai cho học sinh, sinh viên sử dụng các sổ tay, tài liệu, tờ rơi tờ gấp và các công cụ truyền thông phù hợp tuyên truyền về bình đẳng giới, các hoạt động/mô hình hay về thúc đẩy bình đẳng giới, xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới.

100% các đơn vị trường học đã chủ động lồng ghép giáo dục phòng chống bạo lực trên cơ sở giới vào nội dung, chương trình giảng dạy trong nhà trường, nhất là đối với các môn Đạo đức, Giáo dục công dân; tổ chức các hoạt động truyền thông, tọa đàm về chủ đề ngăn chặn bạo lực học đường trên cơ sở giới phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng….