Những năm qua, huyện Mù Cang Chải đã triển khai hiệu quả các nguồn lực được đầu tư về xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất đa dạng hóa sinh kế, vay vốn tín dụng ưu đãi, đào tạo nghề (ĐTN)… góp phần giảm nghèo bền vững (GNBV), đảm bảo an sinh xã hội.
Một mô hình hội viên nông dân huyện Mù Cang Chải nuôi dê, từng bước thoát nghèo.
Để triển khai hiệu quả công tác GNBV, hằng năm, Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) GNBV huyện đã phân công nhiệm vụ cho các ngành thành viên, phối hợp với chính quyền các xã, thị trấn triển khai, xây dựng các chương trình, kế hoạch rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, gắn với lồng ghép các chương trình dự án, các nguồn lực đầu tư để xây dựng kế hoạch sát với tình hình thực tế của từng địa phương.
Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền; tăng cường ĐTN cho lao động nông thôn nhất là việc mở các lớp dạy nghề phi nông nghiệp để người lao động có thể tìm kiếm việc làm sau khi học nghề và xuất khẩu lao động…
Năm 2022 vừa qua, tổng nguồn vốn đầu tư Chương trình MTQG GNBV trên địa bàn huyện là hơn 63 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương hơn 62 tỷ đồng đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội. Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, kinh phí hơn 42 tỷ đồng (ngân sách Trung ương hơn 36 tỷ đồng; ngân sách huyện trên 4,4 tỷ đồng), tập trung xây dựng các công trình như: đường trung tâm xã Dế Xu Phình; đường La Pu Khơ, xã Kim Nọi; cầu Nả Háng, xã Dế Xu Phình đi bản Tà Chơ, xã Kim Nọi; cầu Làng Sang, xã Nậm Khắt, đi xã Ngọc Chiến, tỉnh Sơn La…).
Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, tổng vốn hơn 34 tỷ đồng (ngân sách Trung ương hơn 34,5 tỷ đồng, ngân sách huyện 146 triệu đồng) đã đầu tư các công trình thủy lợi tại các xã Kim Nọi, Chế Tạo, La Pán Tẩn… Các công trình đầu tư năm 2022 trên địa bàn huyện đều triển khai đều đúng tiến độ, chất lượng công trình được đảm bảo, 100% công trình đều phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội các địa phương.
Nhằm tạo điều kiện cho người dân phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, những năm qua, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện luôn phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể từ huyện đến cơ sở rà soát nhu cầu vay vốn của người dân để phát triển kinh tế. Triển khai 15 chương trình vay vốn ưu đãi qua Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên với hàng nghìn hội viên các tổ chức hội được vay vốn phát triển kinh tế.
Từ nguồn vốn vay năm 2022 vừa qua, người dân trên địa bàn huyện đã mua 2.611 con trâu, bò; 172 con dê, ngựa; 1.590 con lợn giống và trên 11.000 con gia cầm các loại; khai hoang 39,6 ha ruộng nước; xây dựng được 209 công trình nước sạch vệ sinh môi trường; hỗ trợ 20 hộ phát triển mô hình du lịch cộng đồng…
Cùng với việc hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, vay vốn ưu đãi, người dân thuộc hộ nghèo vùng đặc biệt khó khăn còn được hưởng các chế độ, chính sách như: hỗ trợ tiền điện, cấp thẻ bảo hiểm y tế, trợ giúp pháp lý miễn phí, các chính sách hỗ trợ về đào tạo nghề… Với nhiều nỗ lực, năm 2022, huyện đã giảm được 8,51% hộ nghèo.
Năm 2023, huyện Mù Cang Chải xác định tiếp tục triển khai hiệu quả các nguồn vốn đầu tư; hỗ trợ có sinh kế bền vững cho người dân thông qua công tác đào tạo nghề, chuyển đổi việc làm; ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền để nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân về công tác GNBV…, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020 - 2025 về công tác giảm nghèo đã đề ra.
Theo Báo Yên Bái
Những năm qua, huyện Mù Cang Chải đã triển khai hiệu quả các nguồn lực được đầu tư về xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất đa dạng hóa sinh kế, vay vốn tín dụng ưu đãi, đào tạo nghề (ĐTN)… góp phần giảm nghèo bền vững (GNBV), đảm bảo an sinh xã hội.Để triển khai hiệu quả công tác GNBV, hằng năm, Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) GNBV huyện đã phân công nhiệm vụ cho các ngành thành viên, phối hợp với chính quyền các xã, thị trấn triển khai, xây dựng các chương trình, kế hoạch rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, gắn với lồng ghép các chương trình dự án, các nguồn lực đầu tư để xây dựng kế hoạch sát với tình hình thực tế của từng địa phương.
Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền; tăng cường ĐTN cho lao động nông thôn nhất là việc mở các lớp dạy nghề phi nông nghiệp để người lao động có thể tìm kiếm việc làm sau khi học nghề và xuất khẩu lao động…
Năm 2022 vừa qua, tổng nguồn vốn đầu tư Chương trình MTQG GNBV trên địa bàn huyện là hơn 63 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương hơn 62 tỷ đồng đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội. Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, kinh phí hơn 42 tỷ đồng (ngân sách Trung ương hơn 36 tỷ đồng; ngân sách huyện trên 4,4 tỷ đồng), tập trung xây dựng các công trình như: đường trung tâm xã Dế Xu Phình; đường La Pu Khơ, xã Kim Nọi; cầu Nả Háng, xã Dế Xu Phình đi bản Tà Chơ, xã Kim Nọi; cầu Làng Sang, xã Nậm Khắt, đi xã Ngọc Chiến, tỉnh Sơn La…).
Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, tổng vốn hơn 34 tỷ đồng (ngân sách Trung ương hơn 34,5 tỷ đồng, ngân sách huyện 146 triệu đồng) đã đầu tư các công trình thủy lợi tại các xã Kim Nọi, Chế Tạo, La Pán Tẩn… Các công trình đầu tư năm 2022 trên địa bàn huyện đều triển khai đều đúng tiến độ, chất lượng công trình được đảm bảo, 100% công trình đều phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội các địa phương.
Nhằm tạo điều kiện cho người dân phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, những năm qua, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện luôn phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể từ huyện đến cơ sở rà soát nhu cầu vay vốn của người dân để phát triển kinh tế. Triển khai 15 chương trình vay vốn ưu đãi qua Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên với hàng nghìn hội viên các tổ chức hội được vay vốn phát triển kinh tế.
Từ nguồn vốn vay năm 2022 vừa qua, người dân trên địa bàn huyện đã mua 2.611 con trâu, bò; 172 con dê, ngựa; 1.590 con lợn giống và trên 11.000 con gia cầm các loại; khai hoang 39,6 ha ruộng nước; xây dựng được 209 công trình nước sạch vệ sinh môi trường; hỗ trợ 20 hộ phát triển mô hình du lịch cộng đồng…
Cùng với việc hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, vay vốn ưu đãi, người dân thuộc hộ nghèo vùng đặc biệt khó khăn còn được hưởng các chế độ, chính sách như: hỗ trợ tiền điện, cấp thẻ bảo hiểm y tế, trợ giúp pháp lý miễn phí, các chính sách hỗ trợ về đào tạo nghề… Với nhiều nỗ lực, năm 2022, huyện đã giảm được 8,51% hộ nghèo.
Năm 2023, huyện Mù Cang Chải xác định tiếp tục triển khai hiệu quả các nguồn vốn đầu tư; hỗ trợ có sinh kế bền vững cho người dân thông qua công tác đào tạo nghề, chuyển đổi việc làm; ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền để nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân về công tác GNBV…, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020 - 2025 về công tác giảm nghèo đã đề ra.