CTTĐT - Việc triển khai phân định thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi tại Yên Bái những năm qua đã phản ánh được mức độ phát triển của từng xã, thôn, bản. Đây là cơ sở để nhà nước hoạch định, ban hành các chính sách phát triển kinh tế - xã hội đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đảm bảo an ninh quốc phòng, thực hiện an sinh xã hội. Đồng thời cũng là cơ sở để thực hiện hỗ trợ đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, các đối tượng yếu thế, tạo sinh kế để người dân có cơ hội vươn lên thoát nghèo.
Hệ thống đường giao thông tại huyện Trạm Tấu được đầu tư giúp người dân đi lại thuận tiện hơn
Yên Bái là một tỉnh nằm ở khu vực trung tâm của vùng Trung du và miền núi phía Bắc, kết nối khu vực Tây Bắc với khu vực Đông Bắc, khu vực các tỉnh biên giới phía Bắc với thủ đô Hà Nội. Tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 6.887,67 km2, có 09 đơn vị hành chính, gồm: Thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ và 07 huyện: Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn, Văn Yên, Trấn Yên, Lục Yên, Yên Bình với tổng số 180 xã, phường, thị trấn (157 xã và 23 phường, thị trấn); trong đó có 81 xã đặc biệt khó khăn, chiếm 51,59% tổng số xã của tỉnh, có 02 huyện vùng cao là huyện Trạm Tấu và huyện Mù Cang Chải nằm trong 85 huyện nghèo, đặc biệt khó khăn của cả nước. Số xã thuộc khu vực II là 68 xã chiếm 43,31%; số xã thuộc khu vực I là 31 xã.
Dân số năm 2018 có 815.566 người, mật độ dân số trung bình 118 người/km2 với 30 dân tộc cùng sinh sống, các dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái chiếm 56,24% tổng dân số toàn tỉnh. Trong đó dân tộc Tày chiếm 18,3%, Dao chiếm 11,5%, Mông 12,2%, Thái 7,18%, còn lại các dân tộc khác như Mường, Nùng, Sán Chay, Giáy, Khơ Mú, Hoa, Phù Lá.
Đến cuối năm 2018 số hộ nghèo toàn tỉnh còn 37.634 hộ, chiếm tỷ lệ 17,68%, trong đó số hộ nghèo dân tộc thiểu số là 30.581 hộ, chiếm tỷ lệ 81,26% trong tổng số hộ nghèo. Lực lượng lao động toàn tỉnh hiện nay là 476.022 người, trong đó lực lượng lao động khu vực thành thị: 95.204 người, khu vực nông thôn: 380.818 người. Riêng 02 huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải tỷ lệ hộ nghèo còn cao (huyện Trạm Tấu 52,85%, huyện Mù Cang Chải 51,66%)
Từ năm 1997, thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư hướng dẫn của Ủy ban Dân tộc về rà soát, phân định các xã vùng dân tộc và Miền núi theo trình độ phát triển để có cơ sở đầu tư phát triển, vận dụng thực hiện các chủ trương chính sách sát thực, phù hợp với từng khu vực, từng đối tượng, đảm bảo có hiệu quả, tỉnh Yên Bái đã triển khai thực hiện rà soát các xã để làm cơ sở thực hiện đầu tư hỗ trợ, triển khai các chương trình, dự án, chính sách dân tộc theo từng giai đoạn.
Theo đó, Khu vực I hiện có 31 xã, phường, thị trấn. Với tổng số 51.743 hộ - 178.936 khẩu (DTTS 3.564 hộ - 13.259 khẩu). Đây là khu vực bước đầu phát triển của tỉnh, địa bàn cư trú của dân cư tập trung tại thành phố, thị xã, thị trấn, các khu công nghiệp tư nhân. Sản phẩm hàng hóa công, nông lâm nghiệp, tương đối phát triển. Có hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, điện nước sinh hoạt tương đối phát triển và các công trình phúc lợi bước đầu phục vụ tốt cho đời sống của nhân dân. Đã tạo động lực thúc đẩy, khuyến khích phát triển sản xuất cho khu vực II và khu vực III. Bộ mặt của đô thị và nông thôn các vùng khu vực I có những thay đổi cả về chất và lượng. Đời sống vật chất và tinh thần đã được nâng lên nhiều so với trước đây, góp phần thu hẹp khoảng cách so với vùng I của cả nước. Cán bộ ở khu vực này được đào tạo bài bản có trình độ chuyên môn cao và tương đối đồng đều đáp ứng được nhiệm vụ được giao.
Khu vực II có 68 xã, thị trấn (có 177 thôn ĐBKK). Với tổng số 82.671 hộ - 319.423 khẩu (DTTS 37.209 hộ - 153.531 khẩu). Đây là địa bàn cư trú của dân cư tương đối tập trung, chịu sự tác động ảnh hưởng của khu vực I. Có nhiều tiến bộ trong việc tiếp thu và áp dụng khoa học - kỹ thuật, chuyển giao công nghệ trong sản xuất. Cơ sở hạ tầng: Đường giao thông, điện, thủy lợi ... các dịch vụ khác đã đáp ứng cơ bản yêu cầu phục vụ cho sản xuất và đời sống của đồng bào. Trình độ dân trí bước đầu được nâng dần. Đây là địa bàn dân cư chủ yếu làm sản xuất nông nghiệp, bước đầu hình thành sản xuất hàng hóa hoặc còn sản xuất với quy mô nhỏ. Trình độ cán bộ xã ở khu vực này cơ bản đáp ứng được nhu cầu công việc tuy nhiên tại các xã vùng sâu, vùng xa nhất là vùng đông đồng bào dân tộc, địa bàn rộng cán bộ xã ít được tiếp xúc với cái mới dẫn đến một số mặt còn hạn chế trong chỉ đạo điều hành.
Khu vực III hiện gồm 81 xã (có 652 thôn ĐBKK). Với tổng số 68.464 hộ - 318.378 khẩu (DTTS 60.101 hộ - 286.229 khẩu). Đây là khu vực khó khăn trong nhiều năm qua đã được Đảng và Nhà nước quan tâm tích cực. Đã có nhiều chương trình, dự án được đầu tư, thu hút được khá nhiều nguồn lực trong nước và quốc tế, nhiều chính sách hỗ trợ cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số như: (1) Hệ thống đường giao thông từ huyện xuống các xã cơ bản được giải quyết, nhiều công trình thuỷ lợi đã làm tăng diện tích được tưới tiêu và khả năng khai hoang ruộng nước, tạo tư liệu sản xuất cho đồng bào. Hệ thống trường lớp được đầu tư tạo ra khả năng thu hút các cháu trong độ tuổi đi học đến trường. Các phương tiện thông tin tuyên truyền làm tăng nhận thức và từng bước nâng cao trình độ dân trí trong vùng; (2) Đội ngũ cán bộ địa phương từ xã đến thôn bản đã được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý nhà nước và công tác nghiệp vụ ở cơ sở; (3) Đã ứng dụng vào sản xuất kỹ thuật thâm canh cây trồng, vật nuôi, tình trạng đói lưu niên đã được giải quyết, đồng bào đã yên tâm định canh định cư, tỷ lệ đói nghèo giảm mạnh.
Từ năm 1993 đến nay phân định vùng, cùng với việc áp dụng triển khai hàng loạt các chính sách dân tộc phù hợp cho từng vùng như: Chương trình 135 về phát triển kinh tế, xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi; Chương trình 134 về hỗ trợ đất sản xuất, đất ở cho đồng bào nghèo vùng dân tộc thiểu số; các chính sách giáo dục như: Cử tuyển con em các dân tộc thiểu số vào học các trường đại học, cao đẳng; ưu tiên điểm đối với học sinh thi vào các trường đại học, cao đẳng; chính sách thu hút giáo viên, cán bộ y tế lên công tác ở các xã vùng cao đặc biệt khó khăn... Thông qua các chương trình này, vùng dân tộc và miền núi đã có những bước phát triển quan trọng dẫn tới sự chuyển dịch mạnh mẽ giữa xã thuộc các khu vực có rất nhiều chính sách áp dụng cho miền núi, vùng cao, các xã thôn bản đặc biệt khó khăn.
Việc triển khai phân định thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã phản ánh được mức độ phát triển của từng xã, thôn, bản. Là cơ sở để nhà nước hoạch định, ban hành các chính sách phát triển kinh tế - xã hội đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đảm bảo an ninh quốc phòng, thực hiện an sinh xã hội. Đồng thời là cơ sở để thực hiện hỗ trợ đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, các đối tượng yếu thế, tạo sinh kế để người dân có cơ hội vươn lên thoát nghèo./.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Việc triển khai phân định thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi tại Yên Bái những năm qua đã phản ánh được mức độ phát triển của từng xã, thôn, bản. Đây là cơ sở để nhà nước hoạch định, ban hành các chính sách phát triển kinh tế - xã hội đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đảm bảo an ninh quốc phòng, thực hiện an sinh xã hội. Đồng thời cũng là cơ sở để thực hiện hỗ trợ đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, các đối tượng yếu thế, tạo sinh kế để người dân có cơ hội vươn lên thoát nghèo.Yên Bái là một tỉnh nằm ở khu vực trung tâm của vùng Trung du và miền núi phía Bắc, kết nối khu vực Tây Bắc với khu vực Đông Bắc, khu vực các tỉnh biên giới phía Bắc với thủ đô Hà Nội. Tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 6.887,67 km2, có 09 đơn vị hành chính, gồm: Thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ và 07 huyện: Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn, Văn Yên, Trấn Yên, Lục Yên, Yên Bình với tổng số 180 xã, phường, thị trấn (157 xã và 23 phường, thị trấn); trong đó có 81 xã đặc biệt khó khăn, chiếm 51,59% tổng số xã của tỉnh, có 02 huyện vùng cao là huyện Trạm Tấu và huyện Mù Cang Chải nằm trong 85 huyện nghèo, đặc biệt khó khăn của cả nước. Số xã thuộc khu vực II là 68 xã chiếm 43,31%; số xã thuộc khu vực I là 31 xã.
Dân số năm 2018 có 815.566 người, mật độ dân số trung bình 118 người/km2 với 30 dân tộc cùng sinh sống, các dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái chiếm 56,24% tổng dân số toàn tỉnh. Trong đó dân tộc Tày chiếm 18,3%, Dao chiếm 11,5%, Mông 12,2%, Thái 7,18%, còn lại các dân tộc khác như Mường, Nùng, Sán Chay, Giáy, Khơ Mú, Hoa, Phù Lá.
Đến cuối năm 2018 số hộ nghèo toàn tỉnh còn 37.634 hộ, chiếm tỷ lệ 17,68%, trong đó số hộ nghèo dân tộc thiểu số là 30.581 hộ, chiếm tỷ lệ 81,26% trong tổng số hộ nghèo. Lực lượng lao động toàn tỉnh hiện nay là 476.022 người, trong đó lực lượng lao động khu vực thành thị: 95.204 người, khu vực nông thôn: 380.818 người. Riêng 02 huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải tỷ lệ hộ nghèo còn cao (huyện Trạm Tấu 52,85%, huyện Mù Cang Chải 51,66%)
Từ năm 1997, thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư hướng dẫn của Ủy ban Dân tộc về rà soát, phân định các xã vùng dân tộc và Miền núi theo trình độ phát triển để có cơ sở đầu tư phát triển, vận dụng thực hiện các chủ trương chính sách sát thực, phù hợp với từng khu vực, từng đối tượng, đảm bảo có hiệu quả, tỉnh Yên Bái đã triển khai thực hiện rà soát các xã để làm cơ sở thực hiện đầu tư hỗ trợ, triển khai các chương trình, dự án, chính sách dân tộc theo từng giai đoạn.
Theo đó, Khu vực I hiện có 31 xã, phường, thị trấn. Với tổng số 51.743 hộ - 178.936 khẩu (DTTS 3.564 hộ - 13.259 khẩu). Đây là khu vực bước đầu phát triển của tỉnh, địa bàn cư trú của dân cư tập trung tại thành phố, thị xã, thị trấn, các khu công nghiệp tư nhân. Sản phẩm hàng hóa công, nông lâm nghiệp, tương đối phát triển. Có hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, điện nước sinh hoạt tương đối phát triển và các công trình phúc lợi bước đầu phục vụ tốt cho đời sống của nhân dân. Đã tạo động lực thúc đẩy, khuyến khích phát triển sản xuất cho khu vực II và khu vực III. Bộ mặt của đô thị và nông thôn các vùng khu vực I có những thay đổi cả về chất và lượng. Đời sống vật chất và tinh thần đã được nâng lên nhiều so với trước đây, góp phần thu hẹp khoảng cách so với vùng I của cả nước. Cán bộ ở khu vực này được đào tạo bài bản có trình độ chuyên môn cao và tương đối đồng đều đáp ứng được nhiệm vụ được giao.
Khu vực II có 68 xã, thị trấn (có 177 thôn ĐBKK). Với tổng số 82.671 hộ - 319.423 khẩu (DTTS 37.209 hộ - 153.531 khẩu). Đây là địa bàn cư trú của dân cư tương đối tập trung, chịu sự tác động ảnh hưởng của khu vực I. Có nhiều tiến bộ trong việc tiếp thu và áp dụng khoa học - kỹ thuật, chuyển giao công nghệ trong sản xuất. Cơ sở hạ tầng: Đường giao thông, điện, thủy lợi ... các dịch vụ khác đã đáp ứng cơ bản yêu cầu phục vụ cho sản xuất và đời sống của đồng bào. Trình độ dân trí bước đầu được nâng dần. Đây là địa bàn dân cư chủ yếu làm sản xuất nông nghiệp, bước đầu hình thành sản xuất hàng hóa hoặc còn sản xuất với quy mô nhỏ. Trình độ cán bộ xã ở khu vực này cơ bản đáp ứng được nhu cầu công việc tuy nhiên tại các xã vùng sâu, vùng xa nhất là vùng đông đồng bào dân tộc, địa bàn rộng cán bộ xã ít được tiếp xúc với cái mới dẫn đến một số mặt còn hạn chế trong chỉ đạo điều hành.
Khu vực III hiện gồm 81 xã (có 652 thôn ĐBKK). Với tổng số 68.464 hộ - 318.378 khẩu (DTTS 60.101 hộ - 286.229 khẩu). Đây là khu vực khó khăn trong nhiều năm qua đã được Đảng và Nhà nước quan tâm tích cực. Đã có nhiều chương trình, dự án được đầu tư, thu hút được khá nhiều nguồn lực trong nước và quốc tế, nhiều chính sách hỗ trợ cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số như: (1) Hệ thống đường giao thông từ huyện xuống các xã cơ bản được giải quyết, nhiều công trình thuỷ lợi đã làm tăng diện tích được tưới tiêu và khả năng khai hoang ruộng nước, tạo tư liệu sản xuất cho đồng bào. Hệ thống trường lớp được đầu tư tạo ra khả năng thu hút các cháu trong độ tuổi đi học đến trường. Các phương tiện thông tin tuyên truyền làm tăng nhận thức và từng bước nâng cao trình độ dân trí trong vùng; (2) Đội ngũ cán bộ địa phương từ xã đến thôn bản đã được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý nhà nước và công tác nghiệp vụ ở cơ sở; (3) Đã ứng dụng vào sản xuất kỹ thuật thâm canh cây trồng, vật nuôi, tình trạng đói lưu niên đã được giải quyết, đồng bào đã yên tâm định canh định cư, tỷ lệ đói nghèo giảm mạnh.
Từ năm 1993 đến nay phân định vùng, cùng với việc áp dụng triển khai hàng loạt các chính sách dân tộc phù hợp cho từng vùng như: Chương trình 135 về phát triển kinh tế, xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi; Chương trình 134 về hỗ trợ đất sản xuất, đất ở cho đồng bào nghèo vùng dân tộc thiểu số; các chính sách giáo dục như: Cử tuyển con em các dân tộc thiểu số vào học các trường đại học, cao đẳng; ưu tiên điểm đối với học sinh thi vào các trường đại học, cao đẳng; chính sách thu hút giáo viên, cán bộ y tế lên công tác ở các xã vùng cao đặc biệt khó khăn... Thông qua các chương trình này, vùng dân tộc và miền núi đã có những bước phát triển quan trọng dẫn tới sự chuyển dịch mạnh mẽ giữa xã thuộc các khu vực có rất nhiều chính sách áp dụng cho miền núi, vùng cao, các xã thôn bản đặc biệt khó khăn.
Việc triển khai phân định thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã phản ánh được mức độ phát triển của từng xã, thôn, bản. Là cơ sở để nhà nước hoạch định, ban hành các chính sách phát triển kinh tế - xã hội đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đảm bảo an ninh quốc phòng, thực hiện an sinh xã hội. Đồng thời là cơ sở để thực hiện hỗ trợ đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, các đối tượng yếu thế, tạo sinh kế để người dân có cơ hội vươn lên thoát nghèo./.