Một trong những hỗ trợ mà Chương trình 30a đem lại trên địa bàn huyện vùng cao Trạm Tấu là chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đặc biệt là chuyển đổi diện tích lúa nương kém hiệu quả sang trồng ngô đồi. Từ vốn của Chương trình 30a, huyện đã hỗ trợ người dân 20 kg ngô giống và khoảng 2 triệu đồng tiền phân bón cho 1ha chuyển đổi.
Được hỗ trợ sản xuất, đồng bào Mông ở xã Cao Phạ (Mù Cang Chải) thực hiện thành công canh tác bền vững ngô thu đông trên đất dốc.
Qua thực tế cho thấy, cây ngô đồi đã mang lại giá trị kinh tế gấp 6 - 7 lần so với trồng lúa nương. Trạm Tấu đã chuyển đổi thành công khoảng 980 ha lúa nương sang trồng ngô đồi, góp phần tăng thu nhập cho người dân, cải thiện đáng kể đời sống của đồng bào.
Chương trình 135 hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn của Chính phủ cũng được huyện Mù Cang Chải triển khai hiệu quả.
Giai đoạn 2011 - 2015, với tổng kinh phí thực hiện trên 91 tỷ đồng, chương trình đã đầu tư 27 công trình hạ tầng về thủy lợi, giao thông, cấp nước, giáo dục và duy tu bảo dưỡng 17 công trình sau đầu tư; hỗ trợ phát triển sản xuất cho 8.664 hộ hưởng lợi được hỗ trợ máy móc, giống cây lương thực, cây giống ăn quả, phân bón, con giống đại gia súc, thủy sản; nâng cao năng lực cho cán bộ xã, thôn, bản; hỗ trợ học sinh con hộ nghèo đi học…
Việc hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp đã có bước phát triển tương đối rõ rệt theo hướng sản xuất hàng hóa với năng suất, sản lượng, chất lượng, hiệu quả ngày càng cao, không những góp phần xóa đói, giảm nghèo mà còn bảo đảm an ninh lương thực. Nhờ đó, nhân dân trong huyện đã tích cực đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, đưa giống lúa lai có năng suất cao vào thay thế giống địa phương. Hiện nay, giống lúa lai đạt 70 - 80% tổng diện tích gieo cấy hàng năm. Các công trình được đầu tư đã phục vụ tích cực cho tưới tiêu nông nghiệp, đời sống sinh hoạt của người dân, sự nghiệp giáo dục của địa phương…
Huyện Mù Cang Chải còn lồng ghép, huy động nhiều nguồn lực từ các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, nguồn vốn xây dựng cơ bản, vốn ngân sách tập trung nhằm thực hiện đồng bộ các nội dung của Chương trình 135. Qua đó, đã mở mới trên 272 km, bê tông hóa 47,5 km đường giao thông nông thôn; xây dựng, sửa chữa, nâng cấp 40 công trình thủy lợi, kiên cố hóa trên 108 km kênh mương; xây dựng, sửa chữa 23 công trình trường học; xây dựng kiên cố 52 nhà văn hóa… góp phần thay đổi diện mạo huyện vùng cao Mù Cang Chải.
Toàn tỉnh có tới 790 thôn, bản đặc biệt khó khăn, hai huyện Mù Cang Chải và Trạm Tấu nằm trong số 62 huyện nghèo nhất cả nước. Những chương trình, chính sách của Chính phủ, Nhà nước như 135, 134, 167, 30a, Chương trình giảm nghèo… đầu tư cho vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong những năm qua đã được Đảng bộ, chính quyền tỉnh chỉ đạo triển khai mạnh mẽ tại các địa phương, qua đó vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc đã được đầu tư nguồn lực lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội.
Cùng với các chính sách của Đảng và Nhà nước, Yên Bái cũng đã ban hành một số chính sách hỗ trợ đồng bào, như: chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế, xã hội đối với các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản vùng đặc biệt khó khăn và vùng sản xuất hàng hóa…
Ngoài việc đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh, tiến bộ xã hội cũng được đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thực hiện ở vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó, nhiều hủ tục lạc hậu trong đời sống xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số như thách cưới cao, tảo hôn, hôn nhận cận huyết thống, sinh đẻ nhiều, ốm đau không đến cơ sở y tế… đã dần được xóa bỏ, hạn chế. Các giá trị văn hóa truyền thống, bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc được giữ gìn, phát huy. Đồng bào đoàn kết làm ăn phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa, nếp sống văn minh, tiến bộ xã hội trong cộng đồng, xây dựng nên những bản, làng ấm no, giàu bản sắc.
Giai đoạn 2011-2015, bình quân mỗi năm toàn tỉnh giảm 3-4% hộ nghèo, vùng đồng bào dân tộc giảm trên 6%. Diện mạo vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ngày một khởi sắc. Đến nay, đã có 92,3% số xã có đường ô tô đến trung tâm các xã; trên 80% hệ thống các trường, lớp học được kiên cố; 100% xã, phường, thị trấn có trạm y tế; 100% xã có điện lưới quốc gia… |
Theo Báo Yên Bái
Một trong những hỗ trợ mà Chương trình 30a đem lại trên địa bàn huyện vùng cao Trạm Tấu là chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đặc biệt là chuyển đổi diện tích lúa nương kém hiệu quả sang trồng ngô đồi. Từ vốn của Chương trình 30a, huyện đã hỗ trợ người dân 20 kg ngô giống và khoảng 2 triệu đồng tiền phân bón cho 1ha chuyển đổi. Qua thực tế cho thấy, cây ngô đồi đã mang lại giá trị kinh tế gấp 6 - 7 lần so với trồng lúa nương. Trạm Tấu đã chuyển đổi thành công khoảng 980 ha lúa nương sang trồng ngô đồi, góp phần tăng thu nhập cho người dân, cải thiện đáng kể đời sống của đồng bào.
Chương trình 135 hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn của Chính phủ cũng được huyện Mù Cang Chải triển khai hiệu quả.
Giai đoạn 2011 - 2015, với tổng kinh phí thực hiện trên 91 tỷ đồng, chương trình đã đầu tư 27 công trình hạ tầng về thủy lợi, giao thông, cấp nước, giáo dục và duy tu bảo dưỡng 17 công trình sau đầu tư; hỗ trợ phát triển sản xuất cho 8.664 hộ hưởng lợi được hỗ trợ máy móc, giống cây lương thực, cây giống ăn quả, phân bón, con giống đại gia súc, thủy sản; nâng cao năng lực cho cán bộ xã, thôn, bản; hỗ trợ học sinh con hộ nghèo đi học…
Việc hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp đã có bước phát triển tương đối rõ rệt theo hướng sản xuất hàng hóa với năng suất, sản lượng, chất lượng, hiệu quả ngày càng cao, không những góp phần xóa đói, giảm nghèo mà còn bảo đảm an ninh lương thực. Nhờ đó, nhân dân trong huyện đã tích cực đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, đưa giống lúa lai có năng suất cao vào thay thế giống địa phương. Hiện nay, giống lúa lai đạt 70 - 80% tổng diện tích gieo cấy hàng năm. Các công trình được đầu tư đã phục vụ tích cực cho tưới tiêu nông nghiệp, đời sống sinh hoạt của người dân, sự nghiệp giáo dục của địa phương…
Huyện Mù Cang Chải còn lồng ghép, huy động nhiều nguồn lực từ các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, nguồn vốn xây dựng cơ bản, vốn ngân sách tập trung nhằm thực hiện đồng bộ các nội dung của Chương trình 135. Qua đó, đã mở mới trên 272 km, bê tông hóa 47,5 km đường giao thông nông thôn; xây dựng, sửa chữa, nâng cấp 40 công trình thủy lợi, kiên cố hóa trên 108 km kênh mương; xây dựng, sửa chữa 23 công trình trường học; xây dựng kiên cố 52 nhà văn hóa… góp phần thay đổi diện mạo huyện vùng cao Mù Cang Chải.
Toàn tỉnh có tới 790 thôn, bản đặc biệt khó khăn, hai huyện Mù Cang Chải và Trạm Tấu nằm trong số 62 huyện nghèo nhất cả nước. Những chương trình, chính sách của Chính phủ, Nhà nước như 135, 134, 167, 30a, Chương trình giảm nghèo… đầu tư cho vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong những năm qua đã được Đảng bộ, chính quyền tỉnh chỉ đạo triển khai mạnh mẽ tại các địa phương, qua đó vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc đã được đầu tư nguồn lực lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội.
Cùng với các chính sách của Đảng và Nhà nước, Yên Bái cũng đã ban hành một số chính sách hỗ trợ đồng bào, như: chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế, xã hội đối với các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản vùng đặc biệt khó khăn và vùng sản xuất hàng hóa…
Ngoài việc đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh, tiến bộ xã hội cũng được đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thực hiện ở vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó, nhiều hủ tục lạc hậu trong đời sống xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số như thách cưới cao, tảo hôn, hôn nhận cận huyết thống, sinh đẻ nhiều, ốm đau không đến cơ sở y tế… đã dần được xóa bỏ, hạn chế. Các giá trị văn hóa truyền thống, bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc được giữ gìn, phát huy. Đồng bào đoàn kết làm ăn phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa, nếp sống văn minh, tiến bộ xã hội trong cộng đồng, xây dựng nên những bản, làng ấm no, giàu bản sắc.
Giai đoạn 2011-2015, bình quân mỗi năm toàn tỉnh giảm 3-4% hộ nghèo, vùng đồng bào dân tộc giảm trên 6%. Diện mạo vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ngày một khởi sắc. Đến nay, đã có 92,3% số xã có đường ô tô đến trung tâm các xã; trên 80% hệ thống các trường, lớp học được kiên cố; 100% xã, phường, thị trấn có trạm y tế; 100% xã có điện lưới quốc gia…